Ngữ văn 6: Viết bài văn kể lại một truyện truyền thuyết hoặc cổ tích - Cánh Diều

Ngữ văn 6: Viết bài văn kể lại một truyện truyền thuyết hoặc cổ tích

1. Định hướng

a) Định nghĩa: Kể lại một truyện truyền thuyết hoặc cổ tích là dùng lời văn của mình kể lại nội dung một truyện truyền thuyết hoặc cổ tích đã học (hoặc đã đọc, đã nghe).

b) Cách thức: 

Không chép lại nguyên văn câu chuyện truyền thuyết, cổ tích trong sách.

+ Người kể có thể thay đổi từ ngữ, cách đặt câu.

+ Người viết có thể thêm một vài chi tiết; các yếu tố miêu tả biểu cảm.

+ Người viết có thể nêu ra một kết thúc khác theo hình dung, tưởng tượng của mình.

c) Lựa chọn truyện: Nếu đề bài không yêu cầu kể một truyện nhất định, em nên chọn một truyện em thích.

2. Thực hành: Kể lại truyền thuyết Thánh Gióng.

a) Chuẩn bị

- Đọc lại, ghi lại sự kiện chính, tưởng tượng về nhân vật Thánh Gióng.
- Suy nghĩ về chi tiết, hình ảnh, từ ngữ có thể thêm.

* Sự việc chính:

(1) Sự ra đời của Gióng;

(2) Gióng biết nói và nhận trách nhiệm đánh giặc;

(3) Gióng lớn nhanh như thổi;

(4) Gióng vươn vai thành tráng sĩ mặc áo giáp sắt, cưỡi ngựa sắt, cầm roi sắt ra trận đánh giặc;

(5) Thánh Gióng đánh tan giặc;

(6) Thánh Gióng lên núi, cởi giáp sắt bỏ lại, bay về trời.

- Suy nghĩ về những chi tiết, hình ảnh, từ ngữ biểu cảm có thể thêm vào 

(7) Vua phong danh hiệu và lập đền thờ.

(8) Những dấu tích còn lại của chuyện Thánh Gióng.

Gợi ý ví dụ: những chi tiết, hình ảnh, từ ngữ biểu cảm có thể thêm vào như:

Ngày xửa ngày xưa, vào thời vua Hùng Vương thứ mười sáu, có một đôi vợ chồng tuy đã già nhưng vẫn chẳng có lấy một mụn con. Hai ông bà lão nổi tiếng là người hiền lành, đôn hậu ở làng Gióng nhưng không hiểu sao lại chịu sự không may mắn như vậy. Cho đến một ngày, khi bà lão đi ra đồng thì chợt thấy một dấu chân to khổng lồ. Lấy làm ngạc nhiên, bà lão đưa chân mình vào ướm thử để đo xem dấu vết chân đó to đến cỡ nào. Thời gian thấm thoát trôi đi, bà lão chẳng còn nhớ đến vết chân ngày xưa nữa thì bỗng một ngày bà có thai....

Kết thúc:

Khi trời đất đã sạch bóng giặc, Gióng phi ngựa bay về núi Sóc, cởi bỏ áo giáp sắt, vái tạ mẹ rồi bay về trời. Sau khi thắng trận, để nhớ ơn người anh hùng, vua Hùng sai lập đền thờ Gióng ở làng quê, phong Gióng làm Phù Đổng Thiên Vương, phong mẹ Gióng là Thánh Mẫu Bảo Vương, cho làng có xóm Ban nơi Gióng sinh ra được đặt tên là làng Phù Đổng. 

Hiện nay vẫn còn đền thờ ở làng Phù Ðổng, tục gọi là làng Gióng. Mỗi năm đến tháng tư làng mở hội to lắm. Người ta kể rằng những bụi tre đằng ngà ở huyện Gia Bình vì ngựa phun lửa bị cháy mới ngả màu vàng óng như thế, còn những vết chân ngựa nay thành những hồ ao liên tiếp. Người ta còn nói khi ngựa thét lửa, lửa đã thiêu cháy một làng, cho nên làng đó về sau gọi là Làng Cháy

b) Tìm ý và lập dàn ý

- Tìm ý (Đặt và trả lời các câu hỏi)

+ Kể chuyện gì?

+ Sự kiện chính là sự kiện nào? Nhân vật chính là ai?

+ Diễn biến câu chuyện?

+ Ý định thêm, bớt chi tiết, hình ảnh...như thế nào?

+ Suy nghĩ, cảm xúc bản thân từ truyện?

- Lập dàn ý dựa trên việc tìm hiểu tìm ý, sắp xếp theo bố cục 3 phần của bài văn.

+ Mở bài: Giới thiệu/ nêu lí do kể lại truyện.

+ Thân bài: Kể lại câu chuyện bằng lời văn của em.

+ Kết bài: Nêu cảm nghĩ của bản thân về truyện hoặc nhân vật chính.

Bài Làm:

+ Truyền thuyết Thánh Gióng kể lại truyện về người anh hùng làng Gióng một mình đánh đuổi giặc Ân bảo vệ nước nhà

+ Diễn biến của cân chuyện (mở đâu, phát triển, kết thúc) dựa theo các sự kiện chính như đã nêu ở phần chuẩn bị

+ Có thể thêm bớt, thay đổi từ ngữ, cách đặt cây, thêm một vài chi tiết có yếu tố miêu tả, biểu cảm hoặc tưởng tượng thêm cái kết khác cho câu chuyện hấp dẫn hơn

+ Truyện cho em lòng biết ơn những người anh hùng đã xả thân bảo vệ hòa bình đất nước, tinh thần yêu nước quyết tâm xây dựng và bảo vệ non sông đất Việt

c) Viết: Dựa vào dàn ý, viết thành bài văn kể truyền thuyết Thánh Gióng.

Sự việc chínhLời văn của em
Hoàn cảnh ra đời khác thường của Gióng.

* Thay vì vào bài trực tiếp, chúng ta có thể mở bài gián tiếp

+ Trong chuyến đi: Nhân một chuyến du lịch Hà Nội, đến thăm Hồ Gươm, tôi đã được cô/ hướng dẫn viên kể lại câu chuyện về sự tích nơi này.

+ Khi làm bài tập: Khi được yêu cầu viết một vài văn kể lại câu chuyện truyền thuyết ưa thích, tôi đã nghĩ ngay đến Thánh Gióng.

+ Trong sinh hoạt gia đình: Cha mẹ tôi luôn dạy tôi phải trân trọng lịch sử. Tôi đã được nghe không biết bao nhiêu câu  chuyện truyền thuyết, cổ tích trong những bữa ăn/buổi đi chơi. Tối qua, tôi được mẹ kể về Thánh Gióng.

....

* Sau đó dẫn vào câu chuyện:

Đó là câu chuyện từ thời Hùng Vương thứ 6, tại làng Gióng. Có một đôi vợ chồng già vô cùng chăm chỉ, đức hậu nhưng mãi chưa có được mụn con nào. Thế rồi một hôm, bà lão trông thấy một vết chân rất to trên nền đất nên tò mò ướm thử chân vào. Nào ngờ không lâu sau bà mang thai.

Điều kì lạ chưa dừng ở đó. Bà lão mang thai đếm 12 tháng mới sinh được cậu con trai rất khôi ngô, tuấn tú. Thế nhưng, cậu bé lên 3 rồi mà vẫn chưa thấy nói, thấy cười hay thấy đi, cứ đặt đâu thì nằm đó.

Gióng xin đi đánh giặc và lớn nhanh như thổi.

Thời đó, quân Minh hung bạo sang xâm lược nước ta. Nhân dân rơi vào cảnh lầm than, chiến tranh liên miên. Thấy vậy, nhà vua sai sứ giả đi khắp nơi tìm người tài giỏi. Nghe vậy, cậu bé lên 3 ấy liền cất những câu nói đầu tiên trong cuộc đời ''Mẹ ra mời sứ giả vào đây''. Khi sứ giả vào, cậu bé bảo ''Ông về tâu với vua sắm cho ta một con ngựa sắt, một cái roi sắt và một tấm áo giáp sắt, ta sẽ phá tan lũ giặc này.''. Nhà vua nghe vậy liền cho thợ làm gấp những vật mà cậu bé dặn dò.

Lạ hơn là, sau ngày hôm đó, chú bé lớn nhanh như thổi. Cơm ăn mãi không no, áo vừa mặt đã đứt chỉ. Hai vợ chồng làm lụng bao nhiêu cũng không đủ nuôi người con nên phải đành nhờ cậy hàng xóm. Bà con xung quanh đều  vui lòng góp gạo nuôi bé vì ai cũng muốn quân giặc sớm bị tiêu diệt. 

Gióng ra trận đánh giặc.Khi sứ giả đem ngựa sắt, roi sắt, áo giáp sắt đến cũng là lúc thế nước đang rất nguy vì giặc đã đến gần chân núi Trâu. Chú bé vùng dậy, vươn vai một cái bỗng trở thành một tráng sĩ. Tráng sĩ mặc áo giáp, cầm roi, nhảy lên mình ngựa. Ngựa phun lửa, tráng sĩ thúc ngựa phi thẳng đến nơi có giặc để đón đầu chúng. Người tráng sĩ lúc này đánh hết lớp giặc này đến lớp giặc khác. Roi sắt gãy thì nhanh trí nhổ cụm tre cạnh đường mà quật giặc đến tan vỡ. Đám tàn quân giẫm đạp lên nhau mà tháo chạy, tráng sĩ đuổi đến chân núi Sóc.
Giặc tan, Thánh Gióng cưỡi ngựa sắt bay về trời.

Đến đó, người cởi áo giáp sắt, một mình một ngựa từ từ bay lên trời. Cảnh ấy mới thật tráng lệ, hùng vĩ làm sao. 

Vua ghi nhớ công ơn Thánh Gióng.Sự góp sức chống giặc của người tráng sĩ được vua nhớ công mà phong là Phù Đổng Thiên Vương. Vua ban lệnh lập đền thờ ngay ở quê nhà.
Gióng còn để lại nhiều dấu tích.

Hiện nay vẫn còn đền thờ ở làng Phù Đổng (hay còn gọi là làng Gióng). Mỗi năm khi đến tháng Tư, làng mở hội to. Nhiều người kể rằng, những bụi tre đằng ngà vì ngựa phun bị cháy mới ngả sang màu vàng óng như vậy, còn những vết chân ngựa lại thành những ao hồ liên tiếp Người ta còn truyền nhau rằng, khi ngựa thét ra lửa đã thiêu cháy một làng cho nên gọi đó là làng Cháy. 

* Có thể kết thúc ở đó hoặc mở rộng thêm một số ý như sau:

+ Ý nghĩa truyền thuyết: Truyền thuyết Thánh Gióng mang theo ước mơ về người anh hùng chống giặc của nhân dân ta. Đồng thời cũng cho thấy tinh thần kiên cường, bất khuất, không ngại chiến đấu để bảo vệ bờ cõi dân tộc.

+ Kết lại hoàn cảnh mở chuyện: Đi du lịch (Buổi thăm quan đến đó là kết thúc, sau khi về nhà trong đầu tôi vẫn không thôi hiện lên hình ảnh về hồ Gươm); trong sinh hoạt (Khi ăn xong bữa cơm, vì quá hứng thú trước câu chuyện mẹ kể mà tôi đã lên mạng tìm hiểu ngay về nó. Càng tìm hiểu, tôi lại càng yêu mến lịch sử, văn hóa nước mình. Tôi đã đề nghị mẹ cho mình một chuyến đi tham quan đến hồ Gươm nếu như đợt tới điểm kiểm tra của tôi đạt 9 điểm)....

+ Bài học bản thân/ Liên hệ bản thân: Qua câu chuyện, tôi hiểu được sự nghiệp gian khổ bảo vệ Tổ quốc. Vì vậy, với trách nhiệm của một người công dân nói chung và người học sinh nói riêng, em tự nhắc nhở bản thân phải không ngừng học tập, rèn luyện đạo đức để góp phần nhỏ bé xây dựng đất nước.

d) Kiểm tra và chỉnh sửa

- Kiểm tra dàn ý và bài văn: 

+ Bài văn lạc ý hay thiếu ý chỗ nào không?

+ Cần thay đổi gì trong nội dung/ cách kể lại không?

- Xác định lỗi cần sửa trong dàn ý/ bài viết.


Bài đăng

Cách trả lời thông minh khi bị chửi bị cà khịa

Ngữ Văn 6 Bài 6 Đọc: Con gái của mẹ (Thái Bá Dũng) - Chân trời sáng tạo

Ngữ Văn 6 Bài 6 Đọc: Tuổi thơ tôi (Nguyễn Nhật Ánh) - Chân trời sáng tạo

Ngữ Văn 6 Bài 1 : Đọc hiểu văn bản: Thánh Gióng - Cánh Diều

Viết thư Quốc tế UPU lần thứ 54 năm 2025: "Hãy tưởng tượng bạn là đại dương"

Ngữ văn 6 - Bài 6: Truyện (Truyện đồng thoại, Truyện của Pu-skin và An-đéc-xen) - Cánh diều

Ngữ Văn 6 Bài 6 Đọc: Chiếc lá cuối cùng (O Hen-ri) - Chân trời sáng tạo

Thuyết Minh Về Bài Thơ Đoàn Thuyền Đánh Cá

Thuyết Trình Về Gia Đình

Món quà sinh nhật

Bài đăng phổ biến từ blog này

Ngữ Văn 6 Bài 6 Đọc: Gió lạnh đầu mùa (Thạch Lam) - Chân trời sáng tạo

Ngữ văn 6 Bài 7: Cây khế - Kết nối tri thức

Cách trả lời thông minh khi bị chửi bị cà khịa

Ngữ văn 6 Bài 7: Vua chích chòe - Kết nối tri thức

Ngữ văn 6 Bài 7: Viết bài văn đóng vai nhân vật kể lại một truyện cổ tích - Kết nối tri thức