Ngữ Văn 6 Bài 6 Thực hành tiếng Việt - Chân trời sáng tạo

Ngữ Văn 6 Bài 6 Thực hành tiếng Việt

1. Tìm trong văn bản Tuổi thơ tôi các từ ngữ được đặt trong dấu ngoặc kép. Chỉ ra nghĩa thông thường và nghĩa theo dụng ý của tác giả bằng cách điền thông tin vào bảng sau:

Từ ngữ trong ngoặc képNghĩa thông thườngNghĩa theo dụng ý của tác giả
Thảm thiếtNỗi đau khổ thống thiết.Những câu văn bộc lộ cảm xúc của tác giả.
Trùm sỏKẻ cầm đầu nhóm vô lại.Chỉ thằng Lợi, đứa cầm đầu cả lớp.
Làm giàuTích lũy nhiều của cải, tiền bạc.Tích lũy những viên bi.
Võ đàiĐài đấu võ.Dưới đất, nơi diễn ra cuộc đấu dế lửa.
Cao thủNgười có khả năng ứng phó hơn hẳn người khác.Con vật có khả năng chiến đấu cao.
Trả thùGây tai họa cho người đã gây hại cho mình hoặc người khác.Chuyện Lợi bị mất dế.
Cử hành tang lễ.Tổ chức tang lễ cho người đã mất.Chôn cất dế.

2. Hãy đặt một câu có sử dụng dấu ngoặc kép và giải thích công dụng của dâu ngoặc kép trong câu ấy.

Đặt câu có dấu ngoặc kép: Các bạn ồ lên thích thú, thì ra Lan là một "danh ca" chính hiệu.

Tác dụng dấu ngoặc kép: Nhấn mạnh từ danh ca được dùng với ý nghĩa đặc biệt là chỉ người hát rất hay, hát hay như ca sĩ.

3. Văn bản Con gái của mẹ có mấy đoạn?

Văn bản Con gái của mẹ có hai đoạn: một đoạn nói về tình cảm của mẹ dành cho con, đoạn còn lại nói về tình yêu thương Lam Anh dành cho mẹ.

4. Tìm câu chủ đề (nếu có) trong các đoạn văn sau:

a) Bài ca có thể là lời của cô gái. Nhân buổi sáng đi thăm đồng, lòng phơi phới ngắm nhìn cảnh đồng quê tràn đẩy sức sống, cô thấy chính cô cũng tươi trẻ, tràn đẩy sức sống như những “chẽn lúa đòng đòng", "phất phơ dưới ngọn nắng hồng ban mai” kia. Phải chăng, đó là một lời tự khen thầm kín và hồn nhiên?

(Bùi Mạnh Nhị, Về bài ca đao “Đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng... ")

Câu chủ đề là: bài ca có thể là lời của cô gái.

b) Không phải ngày phiên, nên chợ vắng không. Mấy cái quán chơ vơ lộng gió, rác bẩn rải rác lẫn với lá rụng của cây đề. Gió thổi mạnh làm Sơn thấy lạnh, và cay mắt. Nhưng chân trời trong hơn mọi hôm, những làng ở xa, Sơn thấy rõ như ở gần. Mặt đất rắn lại và nứt nẻ những đường nho nhỏ, kêu vàng lên lanh tanh dưới nhịp guốc của hai chị em.

(Thạch Lam, Gió lạnh đâu mùa)

Không có câu chủ đề.

Bài đăng

Thuyết Minh Về Nhà Tù Sơn La

Cách trả lời thông minh khi bị chửi bị cà khịa

Ngữ văn 6 Bài 3 : Ký ( Hồi ký và du ký) - Cánh Diều

Bài thuyết trình về đất nước Việt Nam

Thuyết Trình Về Gia Đình

Ngữ văn 6 Bài 3 Thực hành đọc: Lắc-ki thực sự may mắn - Kết nối tri thức

Ngữ văn 6 Bài 3 Nói và nghe: Kể lại một trải nghiệm của em - Kết nối tri thức

Món quà sinh nhật

Ngữ Văn 6 Bài 1 : Đọc hiểu văn bản: Thạch Sanh - Cánh Diều

Ngữ Văn 6 Bài 6 Đọc: Chiếc lá cuối cùng (O Hen-ri) - Chân trời sáng tạo

Bài đăng phổ biến từ blog này

Ngữ Văn 6 Bài 6 Đọc: Gió lạnh đầu mùa (Thạch Lam) - Chân trời sáng tạo

Ngữ văn 6 Bài 7: Cây khế - Kết nối tri thức

Cách trả lời thông minh khi bị chửi bị cà khịa

Ngữ văn 6 Bài 7: Vua chích chòe - Kết nối tri thức

Ngữ văn 6 Bài 7: Viết bài văn đóng vai nhân vật kể lại một truyện cổ tích - Kết nối tri thức