Ngữ Văn 6 Bài 6: Điểm tựa tinh thần - Chân trời sáng tạo

Ngữ Văn 6 Bài 6: Điểm tựa tinh thần

Đọc: Tri thức ngữ văn

Tri thức đọc hiểu

Truyện là một loại tác phẩm văn học, sử dụng phương thức kể chuyện, bao gồm các yếu tố chính như: cốt truyện, bối cảnh, nhân vật,...

Chi tiết tiêu biểu là chi tiết gây ấn tượng, cảm xúc mạnh đối với người đọc, góp phần quan trọng tạo nên hình tượng nghệ thuật gợi cảm và sống động trong tác phẩm.

Ngoại hình của nhân vật là những biểu hiện đặc điểm bên ngoài của nhân vật, thể hiện qua hình dáng, nét mặt, trang phục.

Ngôn ngữ nhân vật là lời của nhân vật trong tác phẩm, thường được nhận biết về mặt hình thức qua các dấu hiệu như: Câu nói được đặt thành dòng riêng và có gạch đầu dòng, câu nói được đặt trong ngoặc kép sau dấu hai chấm.

Hành động của nhân vật là những động tác, hoạt động của nhân vật, những hành vi, ứng xử của nhân vật với những nhân vật khác và với các sự vật, hiện tượng trong tác phẩm.

Ý nghĩ của nhân vật là những suy nghĩ của nhân vật về con người, sự vật hay sự việc nào đó. Ý nghĩ thể hiện một phần tính cách, tình cảm, cảm xúc của nhân vật, chi phối hành động của nhân vật.

Dấu ngoặc kép.

Một trong những công dụng của dấu ngoặc kép là đánh dấu cách hiểu một từ ngữ theo nghĩa thông thường.

Ví dụ: Chẳng đứa nào sung sướng vì "trả thù" được Lợi nữa. Từ "trả thù" thường được dùng với nghĩa là làm cho người đã hại mình phải chịu điều tương xứng với những gì mà họ đã gây ra. Tuy nhiên, từ "trả thù" trong câu trên lại là cách nói thể hiện sự đùa nghịch, vô tư của trẻ thơ.

Văn bản và đoạn văn: đặc điểm và chức năng.

Văn bản là sản phẩm của hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ, thường là tập hợp của các câu, đoạn, hoàn chỉnh về nội dung và hình thức, có tính liên kết chặt chẽ và nhằm đạt một mục tiêu giao tiếp nhất định.

Ví dụ: văn bản Sự tích Hồ Gươm.


Đoạn văn là đơn vị trực tiếp tạo nên văn bản, thường do nhiều câu tạo thành và có những đặc điểm sau:

- Biểu đạt một nội dung tương đối trọn vẹn.

- Bắt đầu từ chỗ viết hoa lùi vào đầu dòng và kết thúc bằng dấu câu dùng để ngắt đoạn.

- Có thể có câu chủ đề hoặc không có câu chủ đề. Câu chủ đề nêu ý chính trong đoạn. Câu chủ đề có thể đứng đầu hoặc cuối đoạn văn.

Ví dụ đoạn văn không có câu chủ đề: Ba ngày sau, Lê Lợi gặp lại mọi người, trong đó có Lê Thận. Khi lắp lưỡi gươm vào chuôi thì thấy vừa vặn như in. Lê Lợi bèn kể lại câu chuyện.

(Theo Nguyễn Đổng Chi, Sự tích Hồ Gươm)



Bài đăng

Ngữ văn 6 Bài 3 : Ký ( Hồi ký và du ký) - Cánh Diều

Ngữ Văn 6 Bài 6 Đọc: Con gái của mẹ (Thái Bá Dũng) - Chân trời sáng tạo

Cách trả lời thông minh khi bị chửi bị cà khịa

Ngữ văn 6 Bài 2 Tự đánh giá: Những điều bố yêu - Cánh Diều

Thuyết Trình Về Gia Đình

Ngữ văn 6 Bài 5 Đọc: Cô Tô - Kết nối tri thức

Món quà sinh nhật

Ngữ Văn 6 Bài 5 Đọc: Đánh thức trầu (Trần Đăng Khoa) - Chân trời sáng tạo

Ngữ văn 6 - Bài 6: Truyện (Truyện đồng thoại, Truyện của Pu-skin và An-đéc-xen) - Cánh diều

Ngữ văn 6 Bài 2 À ơi tay mẹ - Cánh Diều

Bài đăng phổ biến từ blog này

Ngữ Văn 6 Bài 6 Đọc: Gió lạnh đầu mùa (Thạch Lam) - Chân trời sáng tạo

Ngữ văn 6 Bài 7: Cây khế - Kết nối tri thức

Cách trả lời thông minh khi bị chửi bị cà khịa

Ngữ văn 6 Bài 7: Vua chích chòe - Kết nối tri thức

Ngữ văn 6 Bài 7: Viết bài văn đóng vai nhân vật kể lại một truyện cổ tích - Kết nối tri thức