Ngữ văn 6 Bài 5 Đọc hiểu văn bản: Diễn biến chiến dịch Điện Biên Phủ - Cánh Diều

Soạn bài Đọc hiểu văn bản: Diễn biến chiến dịch Điện Biên Phủ

I. Tìm hiểu chung

- Theo infographics.vn

II. Đọc hiểu văn bản

1. Nhan đề và Sa pô

- Nhan đề: Nêu lên sự kiện thông tin.

- Sa pô: Khái quát về chiến dịch

2. Nội dung: 3 đợt tiến công tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ

- Đợt 1 (13 đến 17/3)

+ Tiêu diệt 2 cứ điểm: Him Lam và Độc Lập.

+ Mở cửa phía Bắc và Đông Bắc cho quân ta tiến xuống lòng chảo và khu trung tâm

- Đợt 2 (30/3 đến 30/4)

+ Đây là đợt tấn công, dai dẳng, quyết liệt nhất.

+ Ta kiểm soát các điểm cao, khu trung tâm. Quân địch rơi vào thế bị động, mất tinh thần.

- Đợt 3 (1 đến 7/5)

+ Quân ta tổng công kích tiêu diệt toàn bộ tập đoàn cứ điểm.

+ 7/5/1954 chiến dịch toàn thắng.

III. Tổng kết

1. Nội dung

Diễn biến Chiến dịch Điện Biên Phủ cung cấp thông tin về trận chiến lịch sử dân tộc ta.

2. Nghệ thuật

Kết hợp văn bản truyền thống và hình ảnh, đồ họa,... góp phần làm sinh động văn bản thông tin.

IV. Hướng dẫn trả lời câu hỏi

1. Chuẩn bị

  • Xem lại các mục Chuẩn bị ở bài Hồ Chí Minh và " Tuyên ngôn độc lập" để vận dụng vào đọc hiểu văn bản này

  • Đồ họa thông tin ( infographic) thường dùng trong văn bản thông tin, là hình thức đồ họa trực quan sử dụng hình ảnh để trình bày thông tin( dữ liệu, kiến thức,...) một cách ngắn gọn và rõ ràng.

  • Sưu tầm các văn bản thuyết minh về một sự kiện lịch sử theo trật tự thời gian và cho biết ngoài các trình bày thông tin như văn bản Hồ Chí Minh và " Tuyên ngôn Độc lập" và tờ lịch ngày 2/9, còn có những cách trình bày hoặc sắp xếp thông tin nào khác?
Bài làm:

Thời điểm: 6/5/2019

Nội dung: diễn biến chiến dịch Điện Biên Phủ xuất hiện ở ngay phần Sapo đầu tiên

Những mốc thời gian được nhắc tới: 

Chiến dịch điện bên phủ 1953-1954

3 đợt tiến công tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ:

+ Đợt 1: (13 đến 17/3) tiêu diệt 2 cứ điểm Him Lam, Độc lập, mở toang cử phía Bắc và Đông Bắc

+ Đợt 2 ( 30/3-30/4) kiểm soát các điểm cao, các khu trung tâm khiến địch rơi vào thế bị động, mất tinh thần

+ Đợt 3 ( 1 đến 7/5) tổng công kích, 7/5 toàn thắng

- Tác dụng: minh họa, làm nổi bật nội dung và thu hút người đọc

- Những sự kiện được thuật lại nhằm trình bày rõ nội dung, diễn biến xảy ra của sự việc dẫn đến chiến thắng Điện Biên Phủ lừng danh

Sưu tầm: 

Dinh Độc Lập - dấu ấn lịch sử tháng Tư  ( nguồn: http://vtr.org.vn/dinh-doc-lap-dau-an-lich-su-thang-tu.html)

Ngoài các trình bày thông tin như văn bản Hồ Chí Minh và " Tuyên ngôn Độc lập" và tờ lịch ngày 2/9, còn có những cách trình bày theo mối quan hệ nguyên nhân - kết quả.

2. Đọc hiểu

* Câu hỏi giữa bài:

Từ diễn biến trong nhan đề cho thấy thông tin trong bài viết sẽ được triển khai theo trình tự nào?

Chú ý các từ ngữ chỉ thời gian, địa điểm, tương quan lực lượng giữa ta và địch

Bài làm:

Từ diễn biến trong nhan đề cho thấy thông tin trong bài viết sẽ được triển khai theo trình từ mở đầu đến diễn biến và kết thúc

3. Câu hỏi cuối bài

1. Thông tin chính mà văn bản Diễn biến Chiến dịch Điện Biên Phủ cung cấp cho người đọc là gì? Dựa vào đâu mà người đọc dễ dàng nhận ra thông tin chính ấy?

- Thông tin chính mà văn bản Diễn biến Chiến dịch Điện Biên Phủ cung cấp cho người đọc là nội dung chiến dịch Điện Biên Phủ. 

- Dựa vào dòng chữ: Diễn biến Chiến dịch Điện Biên Phủ được in lớn, có màu ở ngay đầu tiên ta có thể thấy được điều đó.

2. Nội dung sa pô có liên quan gì đến nhan đề của văn bản.

Nội dung sa pô chính là nhan đề văn bản, tóm tắt vấn đề nêu ra trong bài.

3. Văn bản trên cung cấp những thông tin cụ thể nào? Cách trình bày các thông tin ấy giống nhau ở chỗ nào? Em có nhận xét gì về cách trình bày ấy (màu sắc, hình ảnh, cỡ chữ, các kí hiệu,...)?

- Thông tin chính:

+ Đợt 1 (13 đến 17/3)

  •  Tiêu diệt 2 cứ điểm: Him Lam và Độc Lập.

  •  Mở cửa phía Bắc và Đông Bắc cho quân ta tiến xuống lòng chảo và khu trung tâm.

+ Đợt 2 (30/3 đến 30/4)

  •  Đây là đợt tấn công, dai dẳng, quyết liệt nhất.

  •  Ta kiểm soát các điểm cao, khu trung tâm. Quân địch rơi vào thế bị động, mất tinh thần.

+ Đợt 3 (1 đến 7/5)

  •  Quân ta tổng công kích tiêu diệt toàn bộ tập đoàn cứ điểm.

  •  7/5/1954 chiến dịch toàn thắng.

- Cách trình bày các thông tin theo trình tự thời gian. Cách trình bày với màu sắc dễ dàng phân biệt, kí hiệu đồng nhất, hình ảnh phù hợp với nội dung của từng đợt tiến công, cỡ chữ in đậm vào những câu có nội dung quan trọng thu hút người đọc, khiến người đọc dễ nắm bắt được nội dung, không thấy khô khan, nhàm chán.

4. Vì sao thông tin cụ thể về Đợt 3 lại được in đậm?

Vì đây là đợt tiến quân cuối cùng, là kết quả của chiến dịch Điện Biên Phủ.

5. Cách trình bày thông tin của văn bản Diễn biến Chiến dịch Điện Biên Phủ có gì khác so với văn bản Hồ Chí Minh và Tuyên ngôn Độp lập?

Khác ở chỗ là văn bản Diễn biến Chiến dịch Điện Biên Phủ  viết theo trình tự triển khai theo trình từ mở đầu đến diễn biến và kết thúc trong khi văn bản Hồ Chí Minh và “Tuyên ngôn Độc lập” viết theo trình tự thời gian. 

Bài đăng

Cách trả lời thông minh khi bị chửi bị cà khịa

Ngữ Văn 6 Bài 6 Đọc: Con gái của mẹ (Thái Bá Dũng) - Chân trời sáng tạo

Ngữ Văn 6 Bài 6 Đọc: Tuổi thơ tôi (Nguyễn Nhật Ánh) - Chân trời sáng tạo

Ngữ Văn 6 Bài 1 : Đọc hiểu văn bản: Thánh Gióng - Cánh Diều

Viết thư Quốc tế UPU lần thứ 54 năm 2025: "Hãy tưởng tượng bạn là đại dương"

Ngữ văn 6 - Bài 6: Truyện (Truyện đồng thoại, Truyện của Pu-skin và An-đéc-xen) - Cánh diều

Ngữ Văn 6 Bài 6 Đọc: Chiếc lá cuối cùng (O Hen-ri) - Chân trời sáng tạo

Thuyết Minh Về Bài Thơ Đoàn Thuyền Đánh Cá

Thuyết Trình Về Gia Đình

Món quà sinh nhật

Bài đăng phổ biến từ blog này

Ngữ Văn 6 Bài 6 Đọc: Gió lạnh đầu mùa (Thạch Lam) - Chân trời sáng tạo

Ngữ văn 6 Bài 7: Cây khế - Kết nối tri thức

Cách trả lời thông minh khi bị chửi bị cà khịa

Ngữ văn 6 Bài 7: Vua chích chòe - Kết nối tri thức

Ngữ văn 6 Bài 7: Viết bài văn đóng vai nhân vật kể lại một truyện cổ tích - Kết nối tri thức