Ngữ văn 6 Bài 4 Thực hành tiếng Việt - Cánh Diều

Soạn bài Thực hành tiếng Việt

1. Giải thích nghĩa của các thành ngữ (in đậm) trong những câu dưới đây:

a) Gióng lớn nhanh như thổi, "cơm ăn mấy cũng không no, áo vừa mặc đã căng đứt chỉ". (Bùi Mạnh Nhị)

→ Nghĩa: người hoặc sự việc lớn rất nhanh.

b) Chú mày hôi như cú mèo thế này, ta nào chịu được. (Tô Hoài)

→ Nghĩa: rất hôi, không thể chịu được.

c) Hai đứa trẻ kia bắt tôi mang về làm miếng mồi béo cho con gà chọi, con họa mi, con sáo mỏ ngà của chúng xơi ngon. Bọn cá chậu chim lồng ấy mà vớ được món ăn mỡ màng như thằng tôi thế này thì phải biết là thích. (Tô Hoài)

→ Nghĩaví tình cảnh bị giam giữ, tù túng, mất tự do.

d) Mai sau bể cạn non mòn

À ơi tay mẹ vẫn còn hát ru

(Bình Nguyên)

→ Nghĩa thiên nhiên thay đổi nhiều.

e) Ngòi bút của ông dẫn ta đi vào những xóm lao động nghèo đói, lam lũ nhất ngày trước, nơi sống chen chúc những thợ thuyền phu phen, những người buôn thúng bán bưng... (Nguyễn Đức Mạnh)

→ Nghĩa: chỉ những người buôn bán những mặt hàng hóa với giá trị nhỏ, địa điểm mua bán thường là ở các chợ hay các gian hàng nhỏ, và họ thường đổ buôn với số lượng lớn.

2. Thành ngữ ở các câu a, b trong bài tập 1 đều gồm hai yếu tố có quan hệ so sánh với nhau (được biểu thị bởi từ như chỉ sự so sánh). Hãy tìm thêm một số thành ngữ được cấu tạo theo kiểu như vậy và giải thích nghĩa của chúng.

  • Ăn ở như bát nước đầy.

  • Ăn như mèo.

  • Béo như lợn.

  • Bạc như vôi.

  • Bình chân như vại.

  • Câm như hến.

  • Chạy như bay.

  • Chậm như sên. / Chậm như rùa.

  • Chắc như cua gạch.

  • Chắc như đinh đóng cột.

  • Cao như núi.

              ...

3. Thành ngữ ở các câu c, d trong bài tập 1 đều gồm hai vế tương ứng với nhau (trong đó có sự đan xen giữa các từ ở mỗi vế). Ví dụ: Cá - chim, chậu - lồng; bể - non, cạn - mòn. Hãy tìm thêm một số thành ngữ được cấu tạo theo kiểu như vậy và giải thích nghĩa của chúng.

  • Đói cho sạch, rách cho thơm.

  • Mặt hoa da phấn.

  • Xa mặt cách lòng.

  • Có nếp mừng nếp, có tẻ mừng tẻ.

  •  Có thờ có thiêng, có kiêng có lành.

  •  Cơm chẳng lành canh không ngọt.

  • Của chồng, công vợ.

  • Cha mẹ sinh con, trời sinh tính.

  • Đi với bụt mặc áo cà sa, đi với ma mặc áo giấy.

              ...

4. Ghép thành ngữ ở cột bên trái với nghĩa tương ứng ở cột bên phải. Cho biết các thành ngữ ấy sử dụng biện pháp tu từ nào.

Thành ngữNghĩa
1) Thả con săn sắt bắt con cá sộp.a) làm ra ít tiêu pha nhiều.
2) Thả mồi bắt bóng.b) may mắn rơi vào hoàn cảnh sung túc.
3) Chuột sa chĩnh gạo.c) may mắn có được cái đang cần tìm.
4) Buồn ngủ gặp chiếu manh.d) bỏ cái có thực chạy theo cái hư ảo.
5) Bóc ngắn cắn dài.e) bỏ mối lợi nhỏ để thu mối lợi lớn.

Đáp án: 1 - e, 2 - d, 3 - b, 4 - c, 5 - a.

5. Tìm các dấu chấm phẩy được dùng trong những câu dưới đây và chỉ ra tác dụng của chúng trong câu:

a) Ai từng tiếp xúc với Nguyên Hồng đều thấy rõ điều này: ông rất dễ xúc động, rất dễ khóc. Khóc khi nhớ đến bạn bè, đồng chí từng chia bùi sẻ ngọt; khóc khi nghĩ đến đời sống khổ cực của nhân dân mình ngày trước; khóc khi nói đến công ơn của Tổ quốc, quê hương đã sinh ra mình, đền công ơn của Đảng, của Bác Hồ đã đem đến cho mình lí tưởng cao đẹp của thời đại. (Nguyễn Đăng Mạnh)

→ Tác dụng: Đánh dấu ranh giới các bộ phận trong phép liệt kê phức tạp.

b) Chẳng hạn, truyện dân gian kể, lúc Lê Lợi sinh ra có ánh sáng đỏ đầy nhà, mùi hương lạ khắp xóm; còn Nguyễn Huệ, khi ra đời, có hai con hổ chầu hai bên. (Bùi Mạnh Nhị)

→ Tác dụng: Đánh dấu ranh giới các bộ phận trong phép liệt kê phức tạp.

6. Hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 5 - 7 dòng) về một tác phẩm, tác giả hoặc nhân vật trong những tác phẩm văn học em đã học; trong đoạn văn có sử dụng biện pháp tu từ so sánh như trong câu sau:

Có thể nói mỗi dòng chữ ông viết ra là một dòng nước mắt nóng bỏng tình xót thương ép thẳng ra từ trái tim vô cùng nhạy cảm của mình. (Nguyễn Đăng Mạnh)

Gợi ý 1

Nhân vật Hồng trong đoạn trích Trong lòng mẹ là một nhân vật bất hạnh nhưng kiên cường. Hồng được sinh ra trong một gia đình đặc biệt: cha nghiện ngập mất sớm, mẹ vì túng quẫn quá nên phải đi tha hương cầu thực. Thiếu vắng tình thương gia đình, ngay cả đến tình thương của người thân, họ hàng em cũng không được trải nghiệm khi mọi người đều ghét bỏ, lạnh lùng với em. Cả nhà, mà nổi bật nhất là nhân vật bà cô, luôn cố tình gieo rắc những ý nghĩ xấu xa, thù hằn về mẹ trong em. Tuy nhiên, với sự trưởng thành, thông minh và lòng yêu thương mẹ vô bờ, chú bé Hồng không bao giờ mất niềm tin cũng như sự thương cảm của mình với người mẹ. Bé Hồng luôn ước những cổ tục giống như hòn đá hay cục thủy tinh để nhai, để nghiến cho vụn nát mới thôi. Qua văn bản, Nguyên Hồng đã kể lại thuở thơ ấu tủi khổ của mình, đồng thời thể hiện tình mẫu tử thiêng liêng, cao cả.  

Gợi ý 2:

Hồng là một cậu bé sống trong một hoàn cảnh vô cùng bất hạnh. Em sinh ra bởi một cuộc hôn nhân không hạnh phúc, rồi cha qua đời vì nghiện ngập, mẹ em phải tha hương cầu thực, xa quê, xa gia đình, em sống với người họ hàng giàu có nhưng cay nghiệt. Dù cho bà cô luôn nói những lời cay nghiệt, không ngừng gieo rắc vào tâm hồn ngây thơ của cậu những hoài nghi, khinh miệt mẹ nhưng em không hề để tâm và luôn nhớ về mẹ với những kí ức đẹp đẽ nhất. Tình yêu thương mẹ khiến cậu có những suy nghĩ mạnh mẽ, dứt khoát, muốn hết lòng bảo vệ mẹ. Cậu ước những cổ tục giống như hòn đá hay cục thủy tinh, cậu sẽ nhai, sẽ nghiến cho vụn nát mới thôi.  Đoạn trích đã thể hiện được những cung bậc cảm xúc của cậu bé Hồng, một tâm hồn trẻ thơ đầy những tổn thương nhưng tình yêu dành cho mẹ vẫn dạt dào, mãnh liệt, thể hiện tình mẫu tử thiêng liêng và cao đẹp.

Bài đăng

Thuyết Minh Về Nhà Tù Sơn La

Cách trả lời thông minh khi bị chửi bị cà khịa

Ngữ văn 6 Bài 3 : Ký ( Hồi ký và du ký) - Cánh Diều

Bài thuyết trình về đất nước Việt Nam

Thuyết Trình Về Gia Đình

Ngữ văn 6 Bài 3 Thực hành đọc: Lắc-ki thực sự may mắn - Kết nối tri thức

Ngữ văn 6 Bài 3 Nói và nghe: Kể lại một trải nghiệm của em - Kết nối tri thức

Món quà sinh nhật

Ngữ Văn 6 Bài 1 : Đọc hiểu văn bản: Thạch Sanh - Cánh Diều

Ngữ Văn 6 Bài 6 Đọc: Chiếc lá cuối cùng (O Hen-ri) - Chân trời sáng tạo

Bài đăng phổ biến từ blog này

Ngữ Văn 6 Bài 6 Đọc: Gió lạnh đầu mùa (Thạch Lam) - Chân trời sáng tạo

Ngữ văn 6 Bài 7: Cây khế - Kết nối tri thức

Cách trả lời thông minh khi bị chửi bị cà khịa

Ngữ văn 6 Bài 7: Vua chích chòe - Kết nối tri thức

Ngữ văn 6 Bài 7: Viết bài văn đóng vai nhân vật kể lại một truyện cổ tích - Kết nối tri thức