Ngữ văn 6 Bài 3 Thực hành đọc hiểu: Thời thơ ấu của Hon-đa - Cánh Diều

Thực hành đọc hiểu: Thời thơ ấu của Hon-đa

I. Tìm hiểu chung

1. Tác giả


Hon-đa Sô-i-chi-rô (1906 - 1991)

Quê quán: làng Komyo, quận Iwata, nay là thành Tenryu, thành phố Hamamatsu, tỉnh Shizouka, Nhật Bản.

- Là người sáng lập ra hãng xe Honda.

2. Tác phẩm

Thể loại: Hồi kí.

Xuất xứ: Trích từ Biển giấc mơ thành sức mạnh đi tới (Bản lí lịch đời tôi).

Phương thức biểu đạt: Tự sự kết hợp miêu tả và biểu cảm.

Bố cục: 3 phần

Phần 1 (từ đầu đến không diễn tả được): Xuất thân và tuổi thơ của nhân vật tôi.

Phần 2 (tiếp đến cõng em chạy đi xem): Quãng thời gian đi học và niềm hứng thú của nhân vật tôi với oto

Phần 3 (còn lại): Kỉ niệm đi xem cuộc biểu diễn máy bay của nhân vật tôi.

* Chuẩn bị

  • Xem lại hướng dẫn trong mục chuẩn bị ở bài Trong lòng mẹ để vận dụng vào bài đọc hiểu này
  • Đọc trước đoạn trích hồi kí Thời thơ ấu của Hon-đa; tìm hiểu thêm thông tin về tác giả Hon-da So-i-chi, kĩ sư và nhà sáng lập hãng xe máy, oto Hon da nổi tiếng 

Gợi ý

Tác giả ( Hon da) kể về những kỉ niệm thời thơ ấu của mình

Tính xác thực thể hiện thông qua:

  • Ngôi kể thứ nhất của truyện qua đó thể hiện cái nhìn, bộc lộ rõ những suy nghĩ tình cảm của chính tác giả

  • Thời gian, địa điểm rõ ràng: Tôi sinh năm 1906 tại làng Ko-mi-rô ( Komyo), quận I-qua-ta ( Iwata) nay là thành Ten-ri-u ( Tenryu), thuộc thành phố Ha-ma-mát-su( Hamamatsu), tỉnh Si-dư-ô-ca ( Shizuoka).

Tác giả bộc lộ những cảm xúc chân thực thông qua việc kể lại những kỉ niệm hết sức bình dị, những suy nghĩ rất trẻ thơ non dại của dưới góc nhìn của một đứa trẻ.

II. Đọc hiểu văn bản

1. Xuất thân, gia đình và thời thơ ấu của Hon-đa

- Xuất thân:

+ Sinh năm 1906.

+ Quê: Làng Komyo, quận Iwata, nay là thành Tenryu, thành phố Hamamatsu, tỉnh Shizouka.

Gia đình:

+ Cha là Gihei, làm nghề thợ rèn.

+ Nhà rất nghèo, đời ông làm nông.

+ Là trưởng nam trong gia đình, hàng ngày phải cõng em gái đến trường, giúp cha đạp ống thổi lửa.

Thời thơ ấu

+ Lớn lên trong tiếng phì phò thổi của ống thổi lò, với âm thanh chan chát của tiếng đe, tiếng búa. 

+ Hay được ông cõng đến tiệm xay lúa chơi.

+ Thể hiện sự hứng thú với kĩ thuật, máy móc từ rất sớm.

➩ Từ nhỏ đã được tiếp xúc với máy móc, kĩ thuật nên có hứng thú từ sớm.

2. Sự quan tâm, hứng thú của Hon-đa với kĩ thuật

Thuở thơ ấu:

+ Tuy còn nhỏ, chưa hiểu việc rèn những miếng sắt vụn làm gì những tôi rất thích thú với công việc đập búa "chùm cheng", sửa chữa đồ dùng và làm ra công cụ làm nông.

+ Chưa được đi học, nhưng tôi rất thích chơi đùa với máy móc và động cơ.

+ Bị lôi cuốn bởi âm thanh "bùm chát" của máy nổ và luồng khói xanh có mùi dầu cháy. 

+ Cách đó không xa có một tiệm xẻ gỗ, ở đó có tiếng máy nổ "bùm bùm" và bánh răng cưa quay tít, tôi vẫn lân la sang ngắm nhìn và thích thú vô cùng [...] tôi cũng thấy sung sướng không diễn tả được.

- Khi đi học:

+ Thời gian đi học, lên lớp 6 thích thú khi bắt đầu thấy xuất hiện pin, cân, ống nghiệm, máy móc.

+ Khi xem ti vi bằng tai và mắt thì cảm nhận mọi việc nhạy bén hơn. Còn nhỏ khi làng có điện, cảm phúc những chú thợ điện với túi đồ nghề trèo lên cột điện nối dây cáp.

+ Năm lớp 2 hoặc lớp 3, khi thấy oto liền bám theo, phần khích. Dí mũi xuống mặt đất, ngửi khịt khịt như chó ngửi, lấy tay quệt dầu rồi đưa lên mũi hít vào đầy lồng ngực. Nảy ra ước mơ sau này làm một chiếc xe. Sau đó, cứ đi học lại cõng em đi xem oto.

+ Khi học lớp 2, đi 20km xem biểu diễn máy bay ở Liên đội Bộ binh Ha-ma-mát-su.

➩ Càng trưởng thành thì đam mê, hứng thú với máy móc, kĩ thuật càng lớn. Có ước mơ mong muốn sau này có thể tự làm một chiếc xe.

3. Kỉ niệm đi xem biểu diễn máy bay đáng nhớ của Hon-đa

Thời gian: mùa thu 1914.

Sự kiện: cách nhà 20 ki-lô-mét có cuộc biểu diễn máy bay ở Liên đội Bộ binh Ha-ma-mát-su.

Diễn biến:

+ Chuẩn bị: trước đó vài ngày, lén lúc cả nhà không để ý, lấy 2 xu làm tiền lộ phí.

+ Lén gia đình đi: Đến ngày đó, lấy xe đạp cha đạp đến, trốn học, đạp xe không dễ dàng. 

+ Khi gặp khó khăn: không đủ tiền vé vào cửa, trèo lên cây thông lớn, bẻ cành để ngụy trang phía dưới.

+ Khi về, vì quá ấn tượng nên xin cha mua cho chiếc mũ kết, tự tay làm cặp kính, gắn quạt gió lên xe đạp, bắt chước phi công.

Cảm xúc

+ Khi nhìn thấy doanh trại Liên đội thì tim đập liên hồi không ngừng.

+ Vô cùng cảm kích khi thấy chiếc Neils Smith bay lên.

+ Trên đường về đạp xe không biết mệt. Ấn tượng với hình ảnh người phi công hùng dũng.

➩ Sự hứng thú đã dần trở thành đam mê, ước mơ.

Hon-đa là cậu bé có ước mơ, có nỗ lực và không chịu khuất phục bởi hoàn cảnh.

➩ Lý giải cho sự nghiệp và sự thành công sau này của ông.

* Câu hỏi giữa bài:

  • Các thông tin ở phần 1 thể hiện đặc điểm gì của hồi kí?
  • Nêu ý nghĩ của việc nhân vật tôi nhớ lại sở thích chơi với máy móc, động cơ hồi nhỏ
  • Câu bé Hon-da học kém môn nào và thích thú những gì?
  • Tranh minh họa cho chi tiết, sự việc gì trong truyện?
  • Tìm các từ mượn có trong phần 3 này
  • Chi tiết "tôi" gí mũi xuống đất ngửi mùi dầu máy nói lên điều gì?
  • Câu bé Hon da đã làm những việc gì để xem được máy bay thật biểu diễn
  • Nhân vật tôi đã chọn bắt chước những trang bị nào của phi công? Vi sao?

Bài Làm:

Các thông tin ở phần 1 thể hiện đặc điểm của hồi kí là ghi những sự việc thuộc quá khứ, qua sự nhớ lại, tôn trọng tính chân thực của câu chuyện; sự việc, số liệu, thời gian phải chính xác.

Nêu ý nghĩ của việc nhân vật tôi nhớ lại sở thích chơi với máy móc, động cơ hồi nhỏ

Ý nghĩa của việc nhớ lại sở thích này là thể hiện tình cảm của cậu dành cho ông thông qua kể những kỉ niệm được ông cõng đến tiệm xay lúa.

Cậu bé Hon-da học kém môn nào và thích thú những gì?

Cậu bé học kém môn thực vật và sinh vật và thích thú với pin, cân, ống nghiệm và máy móc

Tranh minh họa cho chi tiết, sự việc gì trong truyện?

Minh họa cho sở thích, sự tò mò thích thú của cậu bé với pin, ống nhiệm và máy móc

Những từ mượn có trong phần 3 là: tivi, pin, tuốc nơ ví, oto

Chi tiết "tôi" gí mũi xuống đất ngửi mùi dầu máy nói lên điều gì?

Nói lên sự tò mò, thích thú, muốn khám phá những điều mới lạ của cậu bé

Câu bé Hon da đã làm những việc gì để xem được máy bay thật biểu diễn

  • Tự lén lấy 2 xu làm tiền lộ phí, trốn học đạp xe đạp không ngừng nghỉ  tới Ha-ma-mat-su. 
  • Đến nơi do không đủ tiền, cậu leo lên cây thông để có thể nhìn thấy tận mắt

Nhân vật tôi đã chọn bắt chước những trang bị của phi công:  mũ, kính mắt phi công

III. Tổng kết

1. Nội dung

Đoạn kí Thời thơ ấu của Hon-đa kể về tuổi thơ sớm nhận ra hứng thú của Hon-đa với máy móc, kĩ thuật. Đồng thời, tác phẩm cũng nêu lên ước mộng của tác giả, một trong những yếu tố liên quan đến sự nghiệp của ông sau này.

2. Nghệ thuật

- Tác phẩm viết theo thể hồi kí.

- Phương thức biểu đạt: Tự sự kết hợp miêu tả và biểu cảm.

* Câu hỏi cuối bài

1. Những chi tiết nào chứng  tỏ nhân vật tôi thời thơ ấu đã rất yêu thích máy móc?

Những chi tiết chứng tỏ nhân vật thời thơ ấu đã yêu thích máy móc là:

+ Tuy còn nhỏ, chưa hiểu việc rèn những miếng sắt vụn làm gì những tôi rất thích thú với công việc đập búa "chùm cheng", sửa chữa đồ dùng và làm ra công cụ làm nông.

+ Chưa được đi học, nhưng tôi rất thích chơi đùa với máy móc và động cơ.

+ Bị lôi cuốn bởi âm thanh "bùm chát" của máy nổ và luồng khói xanh có mùi dầu cháy. 

+ Cách đó không xa có một tiệm xẻ gỗ, ở đó có tiếng máy nổ "bùm bùm" và bánh răng cưa quay tít, tôi vẫn lân la sang ngắm nhìn và thích thú vô cùng [...] tôi cũng thấy sung sướng không diễn tả được.

+ Thời gian đi học, lên lớp 6 thích thú khi bắt đầu thấy xuất hiện pin, cân, ống nghiệm, máy móc.

+ Khi xem ti vi bằng tai và mắt thì cảm nhận mọi việc nhạy bén hơn. Còn nhỏ khi làng có điện, cảm phúc những chú thợ điện với túi đồ nghề trèo lên cột điện nối dây cáp.

+ Năm lớp 2 hoặc lớp 3, khi thấy oto liền bám theo, phần khích. Dí mũi xuống mặt đất, ngửi khịt khịt như chó ngửi, lấy tay quệt dầu rồi đưa lên mũi hít vao đầy lồng ngực. Nảy ra ước mơ sau này làm một chiếc xe. Sau đó, cứ đi học lại cõng em đi xem oto.

+ Khi học lớp 2, đi 20km xem biểu diễn máy bay ở Liên đội Bộ binh Ha-ma-mát-su.

2. Trong nhiều sự việc được nhân vật tôi kể lại, em có ấn tượng nhất với sự việc nào? Vì sao?

Trong nhiều sự việc được nhân vật tôi kể lại, em có ấn tượng nhất với sự việc nhân vật tôi đi xem biểu diễn máy bay. Vì sự việc ấy thể hiện nhân vật tôi là người rất thích thú với máy móc, không chịu khuất phục hoàn cảnh, có ước mơ.

3. Đặc điểm của thể hồi kí được thể hiện ở văn bản này như thế nào? Hãy chỉ ra một số biểu hiện cụ thể.

Đặc điểm thể hồi kí được thể hiện ở việc tác giả đã ghi lại những sự việc, những quan sát, nhận xét và tâm trạng có thực mà tác giả đã trải qua. Tác giả xưng tôi, ghi thời gian cụ thể: năm sinh 1906, năm đi xem biểu diễn máy bay mùa thu 1914; địa điểm cụ thể: làng Komyo, quận Iwata, nay là thành Tenryu, thành phố Hamamatsu, tỉnh Shizouka; sự có mặt của người khác như bố, ông.

4. Qua đoạn trích hồi kí trên, em thấy những dấu hiệu sớm bộc lộ thiên hướng về kĩ thuật của Hon-đa có liên quan gì đến sự nghiệp của ông sau này?

Qua đoạn trích hồi kí trên, em thấy những dấu hiệu sớm bộc lộ thiên hướng về kĩ thuật của Hon-đa có liên quan gì đến sự nghiệp của ông sau này là:

+ Sự hứng thú với máy móc, kĩ thuật.

+ Sự kiên định, không khuất phục khó khăn.

+ Có ước mơ, đam mê.



Bài đăng

Cách trả lời thông minh khi bị chửi bị cà khịa

Ngữ Văn 6 Bài 6 Đọc: Con gái của mẹ (Thái Bá Dũng) - Chân trời sáng tạo

Ngữ Văn 6 Bài 6 Đọc: Tuổi thơ tôi (Nguyễn Nhật Ánh) - Chân trời sáng tạo

Ngữ Văn 6 Bài 1 : Đọc hiểu văn bản: Thánh Gióng - Cánh Diều

Viết thư Quốc tế UPU lần thứ 54 năm 2025: "Hãy tưởng tượng bạn là đại dương"

Ngữ văn 6 - Bài 6: Truyện (Truyện đồng thoại, Truyện của Pu-skin và An-đéc-xen) - Cánh diều

Ngữ Văn 6 Bài 6 Đọc: Chiếc lá cuối cùng (O Hen-ri) - Chân trời sáng tạo

Thuyết Minh Về Bài Thơ Đoàn Thuyền Đánh Cá

Thuyết Trình Về Gia Đình

Món quà sinh nhật

Bài đăng phổ biến từ blog này

Ngữ Văn 6 Bài 6 Đọc: Gió lạnh đầu mùa (Thạch Lam) - Chân trời sáng tạo

Ngữ văn 6 Bài 7: Cây khế - Kết nối tri thức

Cách trả lời thông minh khi bị chửi bị cà khịa

Ngữ văn 6 Bài 7: Vua chích chòe - Kết nối tri thức

Ngữ văn 6 Bài 7: Viết bài văn đóng vai nhân vật kể lại một truyện cổ tích - Kết nối tri thức