Ngữ văn 6 Bài 2 Về thăm mẹ - Cánh Diều

 Đọc hiểu văn bản: Về thăm mẹ

I. Tìm hiểu chung

1. Tác giả

Đinh Nam Khương (1949 - 2018)

Quê quán: Thôn Đục Khuê, xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, Hà Nội.

Chức danh: Từng là phó chủ tịch Hội Đông y Mỹ Đức, Hà Nội; Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam.

Giải thưởng:
+ Giải A cuộc thi thơ 1981 - 1982 - Báo Văn nghệ.
+ Tặng thưởng bài thơ hay nhất 1992 - Báo Văn nghệ Quân đội.
+ Tặng thưởng chùm thơ hay nhất 2001 - Báo Văn nghệ.
+ Giải B cuộc thi thơ Lục bát 2002 - 2003.

2. Tác phẩm

Xuất xứ: Trích Mẹ (Tuyển thơ) - 2002.

Thể thơ: Lục bát.

Bố cục: 4 khổ.

+ Khổ 1: 4 câu đầu.

+ Khổ 2: 4 câu tiếp.

+ Khổ 3: 4 câu tiếp.

+ Khổ 4: 2 câu cuối.



* Chuẩn bị

- Đọc trước bài thơ Về thăm mẹ tìm hiểu thêm về tác giả Đinh Nam Khương

- Hãy tưởng tượng em đang trên đường trở về nhà để gặp lại người thân sau một chuyến đi xa. Cảm xúc, suy nghĩ trong em lúc đó như thế nào?

Bài Làm:

1. Tìm hiểu về tác giả:

Đinh Nam Khương sinh năm 1949, quê Hương Sơn, Mỹ Đức, Hà Nội. Ông là phó chủ tịch Hội Đông y Mỹ Đức, Hà Nội, hội viên Hội nhà văn Việt nam, hiện sinh sống và làm việc tại Hà Nội.

Giải thưởng:
- Giải A cuộc thi thơ 1981-1982 - Báo Văn nghệ
- Tặng thưởng bài thơ hay nhất 1992 - Báo Văn nghệ Quân đội
- Tặng thưởng chùm thơ hay nhất 2001 - Báo Văn nghệ
- Giải B cuộc thi thơ Lục bát 2002-2003.

2.  Hãy tưởng tượng em đang trên đường trở về nhà để gặp lại người thân sau một chuyến đi xa. Cảm xúc, suy nghĩ trong em lúc đó rất hồi hộp mong chờ giây phút gặp mặt họ.

II. Đọc hiểu văn bản

1. Hình ảnh người mẹ thương con

- Hình ảnh mẹ gắn liền với bếp lửa: "bếp chưa lên khói, mẹ không có nhà". → Thể hiện sự tần tảo, đảm đang. → Mang những đặc điểm điển hình của người mẹ, người phụ nữ Việt Nam.

- Tình yêu thương của mẹ gắn với những sự vật gần gũi đời thường:

+ chum tương đã đậy.

+ áo tơi lủn củn.

+ nón mê ngồi dầm mưa.

+ đàn gà, cái nơm hỏng vành.

→ Tất cả các sự vật đều gần gũi, có vẻ cũ kĩ, xấu xí, không trọn vẹn. → Sự vất vả, tích cóp, tiết kiệm của người mẹ để nuôi con khôn lớn. → Tình yêu của mẹ đối với con trọn vẹn.

- Tình thương của mẹ kết lại bởi hình ảnh: "Trái na cuối vụ mẹ dành phần con." → Chỉ là một trái na nhưng thể hiện rõ nét nhất sự yêu thương của mẹ: trái na đã đến cuối vụ mà mẹ không nỡ hái, vẫn chờ con về để cho con. 

➩ Người mẹ tần tảo, vất vả, tiết kiệm, hi sinh để lo cho con ăn học trưởng thành mà quên bản thân mình. 

2. Tình cảm của người con với mẹ

- Hoàn cảnh: "Con về thăm mẹ chiều đông".

- Biểu hiện:

+ Dáng hình: "thơ thẩn vào ra" → Khi ở nhà một mình, ngắm nhìn những cảnh vật xung quanh, con ngờ ngợ một cảm giác bâng khuâng, tha thẩn, mang nét buồn, nét thương.

+ Cảm xúc:

  • "nghẹn ngào" → cố kìm nén, cảm động không nói nên lời.

  • "rưng rưng" → không thể kìm nén, nước mắt chỉ trực chờ rơi.

  • Chi tiết "Trời đang yên vậy bỗng òa mưa rơi" → Đây là một hình ảnh đa nghĩa: bên cạnh việc khắc họa khung cảnh thực thì còn có thể là cảm xúc nhân vật: òa khóc (trong lòng hoặc khóc thành tiếng). Trong trường hợp này thì "nghẹn ngào", "rưng rưng" có thể để chỉ tiếng nấc sau khi đã bình tâm trở lại.

  • Dấu ba chấm cuối câu. → Thể hiện sự lắng đọng, trầm ngâm, nghẹn ngào không thành lời. Có rất nhiều điều muốn nói nhưng không thể nói ra. → Tạo khoảng lặng, dư âm trong lòng độc giả.

    ➩ Nghệ thuật:

    + Ẩn dụ "nón mê", "áo tơi" → Hình ảnh người mẹ.

    + Liệt kê: chum tương, nón mê, áo tơi,...

    + Từ láy: "nghẹn ngào", "rưng rưng".

    * Câu hỏi giữa bài:

    Từ nhan đề bài thơ và tranh minh họa, hãy đoán xem người trong tranh là ai. Tâm trạng của người đó như thế nào?

    Chú ý thể thơ, chỉ ra vần, nhịp, hình ảnh trong bài thơ
    Dấu ba chấm trong dòng thơ ở khổ cuối có tác dụng gì?

    Bài Làm:

    Từ nhan đề bài thơ và tranh minh họa, hãy đoán xem người trong tranh là ai. Tâm trạng của người đó như thế nào?

    Người trong tranh là người con đang ngồi buồn bã ngắm nhìn khung cảnh ngôi nhà sau một thời gian đi xa

    Chú ý thể thơ, chỉ ra vần, nhịp, hình ảnh trong bài thơ

    • Thể thơ: Lục bát
    • Nhịp thơ: 4/2, 4/4
    • Vần:
      • Chữ thứ 6 của câu 6 vần với chữ thứ 6 câu 8
      • Chữ thứ 8 của câu 8 vần với chữ thứ 6 câu 6

    Dấu ba chấm trong dòng thơ ở khổ cuối có tác dụng gì?

    • Thể hiện cảm xúc nghẹn ngào không nói thành lời của tác giả

    III. Tổng kết

    1. Nội dung

    Về thăm mẹ là bài thơ thể hiện tình cảm của người con xa nhà trong một lần về thăm mẹ mình. Mặc dù mẹ không ở nhà nhưng hình ảnh mẹ hiễn hữu trong từng sự vật thân thuộc xung quanh. Mỗi cảnh, mỗi vật đều biểu hiện sự vất vả, sự tần tảo, hi sinh và đặc biệt là tình thương yêu của mẹ dành cho con. 

    2. Nghệ thuật

    - Thể thơ lục bát nhịp nhàng, biểu cảm.

    - Kết hợp thành công các biện pháp tu từ: ẩn dụ, liệt kê.

    IV. Câu hỏi cuối bài


    1. Bài thơ là lời của ai? Thể hiện cảm xúc về ai? Cảm xúc như thế nào? (Đối chiếu với dự đoán ban đầu của em để xác nhận hoặc điều chỉnh).

    - Bài thơ là lời của người con.  

    - Thể hiện cảm xúc về mẹ. 

    - Cảm xúc nghẹn ngào, nhớ nhung, yêu thương sau bao ngày xa cách.

    2. Cảnh vật quanh ngôi nhà của người mẹ hiện lên với những hình ảnh nào? Những hình ảnh ấy đã giúp tác giả thể hiện được tình cảm gì?

    - Cảnh vật quanh ngôi nhà của người mẹ hiện lên với những hình ảnh: chum tương, chiếc nón mê, cái áo tơi, đàn gà con vào ra quanh cái nơm, trái na quá vụ...

    3. Xác định biện pháp tu từ ở khổ thơ thứ hai và chỉ ra tác dụng của biện pháp ấy.

    - Biện pháp ẩn dụ "nón mê", "áo tơi" chỉ người mẹ lam lũ.

    4. Điều gì làm người con "Nghẹn ngào thương mẹ nhiều hơn..."?

    - Người con nghẹn ngào vì:

    + Cảm nhận được tình yêu thương của mẹ và thấy thương mẹ nhiều hơn.

    + Thấy được sự tảo tần, vất vả của mẹ khi mọi thứ trong nhà đều do mẹ vun vén, khi nhìn thấy chiếc nón mê tàn, cái áo tơi lủn củn...

    5. Nhận xét cách gieo vần lục bát trong câu: "Áo tơi qua buổi cày bừa/ Giờ còn lủn củn khoác hờ người rơm".

    Trong cặp lục bát trên có sự đối xứng nhau trong các thanh ở các tiếng 2,4,6. Câu lục là B – T – B “tơi- buổi- bừa”; câu bát là B – T – B – B “còn- củn- hờ- rơm"

    6. Hình dung và tái hiện lại cảnh người con về thăm ngôi nhà của mẹ trong bài thơ bằng cách vẽ tranh minh họa hoặc miêu tả bằng lời văn.

    Vào một chiều mùa đông, tôi trở về thăm nhà của mình sau những ngày học tập nơi xa. Về đến nhà tôi không thấy khói từ bếp, có lẽ mẹ tôi vắng nhà. Tôi bèn ngồi thơ thẩn trước hiên nhà đi ra đi vào ngóng mẹ về. Chợt trời đổ mưa lớn. Cạnh hiên nhà, chum nước mẹ đã đậy. Mưa rơi làm ướt cái nón mê, ướt cả cái áo tơi ngắn của mẹ khoác hờ người rơm. 


Bài đăng

Ngữ văn 6 Bài 3 : Ký ( Hồi ký và du ký) - Cánh Diều

Ngữ Văn 6 Bài 6 Đọc: Con gái của mẹ (Thái Bá Dũng) - Chân trời sáng tạo

Cách trả lời thông minh khi bị chửi bị cà khịa

Ngữ văn 6 Bài 2 Tự đánh giá: Những điều bố yêu - Cánh Diều

Thuyết Trình Về Gia Đình

Ngữ văn 6 Bài 5 Đọc: Cô Tô - Kết nối tri thức

Món quà sinh nhật

Ngữ Văn 6 Bài 5 Đọc: Đánh thức trầu (Trần Đăng Khoa) - Chân trời sáng tạo

Ngữ văn 6 - Bài 6: Truyện (Truyện đồng thoại, Truyện của Pu-skin và An-đéc-xen) - Cánh diều

Ngữ văn 6 Bài 2 À ơi tay mẹ - Cánh Diều

Bài đăng phổ biến từ blog này

Ngữ Văn 6 Bài 6 Đọc: Gió lạnh đầu mùa (Thạch Lam) - Chân trời sáng tạo

Ngữ văn 6 Bài 7: Cây khế - Kết nối tri thức

Cách trả lời thông minh khi bị chửi bị cà khịa

Ngữ văn 6 Bài 7: Vua chích chòe - Kết nối tri thức

Ngữ văn 6 Bài 7: Viết bài văn đóng vai nhân vật kể lại một truyện cổ tích - Kết nối tri thức