Ngữ văn 6 Bài 1 Tự đánh giá Em bé thông minh - Cánh Diều

 A. Tự đánh giá: Em bé thông minh

Văn bản Em bé thông minh

1. Nhân vật nổi bật trong truyện cổ tích Em bé thông minh là ai?

  1. Viên quan.
  2. Em bé.
  3. Vua.
  4. Cha em bé.

Đáp án: B. Em bé. 

2. Sự thông minh của em bé được thể hiện qua việc gì?

  1. Xin con trâu và thúng gạo lộ phí vào kinh.
  2. Lẻn được vào sân rồng và khóc um lên.
  3. Cùng cha khăn gói tìm đường vào kinh.
  4. Hóa giải được câu đố oái oăm của quan, vua.

Đáp án: D. Hóa giải được câu đố oái oăm của quan, vua.

Ví dụ: Khi quan hỏi cha "Này, lão kia! Trâu của lão cày một ngày được mấy đường?", em bé trả lời "Thế xin hỏi ông câu này đã. Nếu ông trả lời đúng ngựa của ông đi một ngày được mấy bước, tôi sẽ cho ông biết trâu của cha tôi cày một ngày được mấy đường.".

3. Truyện Em bé thông minh kể về cuộc đời của kiểu nhân vật nào?

  1. Nhân vật bất hạnh.
  2. Nhân vật có tài năng.
  3. Nhân vật ngốc nghếch.
  4. Nhân vật thông minh.

Đáp án: D. Nhân vật thông minh.

4. Cách trả lời của em bé trong truyện có điểm nào đáng chú ý?

  1. Hỏi lại người thách đố bằng một tình huống khó tương tự.
  2. Hỏi lại người hỏi bằng câu hỏi cần nhiều thời gian mới có đáp án.
  3. Trả lời vòng vo, không tập trung vào câu hỏi của người hỏi.
  4. Trả lời thẳng vào các câu thách đố kèm theo sự hài hước, trẻ thơ.

Đáp án: A. Hỏi lại người thách đố bằng một tình huống khó tương tự.

Ví dụ: Khi sứ nhà vua mang tới một con chim sẻ, lệnh bắt phải dọn thành ba cỗ thức ăn, em bé nhờ cha lấy cho mình một cây kim may rồi đưa cho sứ giả bảo "Ông cầm lấy cái này về tâu đức vua xin rèn cho tôi thành một con dao để xẻ thịt chim".

5. Việc tạo ra những tình huống thách đố khác nhau đã giúp cho câu chuyện như thế nào?

  1. Có màu sắc hoang đường, kì ảo.
  2. Có sắc thái hài hước, hồn nhiên.
  3. Trở nên hấp dẫn, không nhàm chán.
  4. Trở nên căng thẳng, dữ dội hơn.

Đáp án: C. Trở nên hấp dẫn, không nhàm chán.

6. Chi tiết cuối văn bản "Vua nghe nói, từ đó mới phục hẳn. Lập tức vua cho gọi cả hai cha con vào, ban thưởng rất hậu." cho thấy điều gì?

  1. Vua đồng cảm với hai cha con em bé.
  2. Vua đã chấp nhận thua em bé thông minh.
  3. Vua rất quý trọng người thông minh.
  4. Vua rất thương yêu những người dân nghèo.

Đáp án: C. Vua rất quý trọng người thông minh.

7. Qua nội dung câu chuyện, tác giả dân gian muốn đề cao điều gì nhất?

  1. Sự sáng suốt, cẩn trọng của nhà vua.
  2. Sự lém lỉnh, hồn nhiên của em bé.
  3. Sự hấp dẫn về nội dung của các câu đố.
  4. Sự thông minh, trí khôn của con người.

Đáp án: D. Sự thông minh, trí khôn của con người.

8. Truyện Em bé thông minh khác với truyện Thạch Sanh ở điểm nào?

  1. Không có các chi tiết đời thường.
  2. Không có các chi tiết thần bí.
  3. Kết thúc có hậu.
  4. Có nhân vật vua.

Đáp án: B. Không có các chi tiết thần bí.

9. Điểm giống nhau giữa truyện Em bé thông minh và Thạch Sanh là gì?

  1. Có nhân vật anh hùng.
  2. Có nhân vật gian ác.
  3. Thể hiện ước mơ của nhân dân về những người có tài năng.
  4. Thể hiện ước mơ của nhân dân về cuộc sống hạnh phúc.

Đáp án: C. Thể hiện ước mơ của nhân dân về những người có tài năng.

10. Từ câu chuyện Em bé thông minh, có hai ý kiến khác nhau được nêu ra:​

a) Ý kiến 1: Người thông minh không cần thử thách.

b) Ý kiến 2: Thử thách là cơ hội rèn luyện trí thông minh.

Em đồng ý với ý kiến nào? Vì sao?

Gợi ý:

Em đồng ý với ý kiến 2 bởi các lí do sau đây:

- Trí thông minh nếu không được sử dụng sẽ bị mai một, uổng phí.

- Nếu không có thử thách thì không thể rèn luyện, phát triển trí thông minh một cách hoàn thiện nhất.

- Người thông minh không sợ gặp khó khăn, thử thách.

B. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC

1. Tìm đọc các truyện truyền thuyết, cổ tích bằng cách:

- Sử dụng các công cụ tìm kiếm trên internet để thu thập thêm những tư liệu về truyện truyền thuyết hoặc cổ tích.

- Mượn sách từ thư viện của trường hoặc của người thân, bạn bè,...

- Mua ở các hiệu sách hoặc tìm ở tủ sách gia đình.

2. Lưu ý trong và sau khi đọc:

- Ghi lại những cảm xúc, điều tâm đắc, thích thú, băn khoăn, điều chưa hiểu,...của em trong lúc đọc.

- Tóm tắt truyện truyền thuyết, cổ tích sau khi em đã đọc.


Bài đăng

Ngữ văn 6 Bài 3 : Ký ( Hồi ký và du ký) - Cánh Diều

Ngữ Văn 6 Bài 6 Đọc: Con gái của mẹ (Thái Bá Dũng) - Chân trời sáng tạo

Cách trả lời thông minh khi bị chửi bị cà khịa

Ngữ văn 6 Bài 2 Tự đánh giá: Những điều bố yêu - Cánh Diều

Thuyết Trình Về Gia Đình

Ngữ văn 6 Bài 5 Đọc: Cô Tô - Kết nối tri thức

Món quà sinh nhật

Ngữ Văn 6 Bài 5 Đọc: Đánh thức trầu (Trần Đăng Khoa) - Chân trời sáng tạo

Ngữ văn 6 - Bài 6: Truyện (Truyện đồng thoại, Truyện của Pu-skin và An-đéc-xen) - Cánh diều

Ngữ văn 6 Bài 2 À ơi tay mẹ - Cánh Diều

Bài đăng phổ biến từ blog này

Ngữ Văn 6 Bài 6 Đọc: Gió lạnh đầu mùa (Thạch Lam) - Chân trời sáng tạo

Ngữ văn 6 Bài 7: Cây khế - Kết nối tri thức

Cách trả lời thông minh khi bị chửi bị cà khịa

Ngữ văn 6 Bài 7: Vua chích chòe - Kết nối tri thức

Ngữ văn 6 Bài 7: Viết bài văn đóng vai nhân vật kể lại một truyện cổ tích - Kết nối tri thức