Ngữ Văn 6 Bài 1: Thực hành tiếng Việt - Cánh Diều

Ngữ Văn 6 Bài 1: Thực hành tiếng Việt





1. Tìm và lập danh sách các từ đơn, từ ghép, từ láy trong hai câu sau

a) Sứ giả / vừa / kinh ngạc, / vừa / mừng rỡ, / vội vàng /  về / tâu / vua. (Thánh Gióng).

Từ đơn: vừa, về, tâu, vua.

Từ ghép: sứ giả, kinh ngạc, mừng rỡ.

Từ láy:  vội vàng.

b) Từ /  ngày / công chúa / bị / mất tích, / nhà vua / vô cùng / đau đớn. (Thạch Sanh).

- Từ đơn: từ, ngày, bị.

Từ ghép: công chúa, mất tích, nhà vua, vô cùng.

- Từ láy: đau đớn.

2. Mỗi từ ghép dưới đây được tạp thành bằng cách nào?

làng xóm, ngày đêm, trước sau, trên dưới, đầu đuôi, được thua, tìm kiếm, phải trái, bờ cõi, tài giỏi, hiền lành, non yếu, trốn tránh, giẫm đạp.

a) Ghép các yếu tố có nghĩa gần nhau hoặc giống nhau: làng xóm, tìm kiếm, bờ cõi, tài giỏi, hiền lành, non yếu, trốn tránh, giẫm đạp.

b) Ghép các yếu tố có nghĩa trái ngược nhaungày đêm, trước sau, trên dưới, được thua, phải trái.

3. Yếu tố nào trong mỗi từ ghép dưới đây thể hiện sự khác nhau giữa các món ăn được gọi là bánh? Xếp các yếu tố đó vào nhóm thích hợp.

bánh tẻ, bánh tai voi, bánh khoai, bánh khúc, bánh đậu xanh, bánh nướng, bánh xốp, bánh bèo, bánh cốm, bánh tôm.

a) Chỉ chất liệu làm món ăn: bánh tẻ, bánh khoai, bánh đậu xanh, bánh cốm, bánh tôm, bánh khúc.

b) Chỉ cách chế biến món ăn: bánh nướng.

c) Chỉ tính chất món ăn: bánh xốp.

d) Chỉ hình dáng món: bánh tai voi, bánh bèo.

Mở rộng: bánh khúc được làm từ rau khúc, bánh bèo có hình dáng giống cây bèo (một loại thực vật).

4. Xếp từ láy trong các cân dưới đây vào nhóm thích hợp:

- Cậu sống lủi thủi trong túp lầu cũ dựng dưới gốc đa. (Thạch Sanh)

- Suốt ngày, nàng chẳng nói, chẳng cười, mặt buồn rười rượi. (Thạch Sanh)

- Một hôm, cô út vừa mang cơm đến dưới chân đồi thì nghe tiếng sáo véo von. Cô lấy làm lạ, rón rén bước lên, nấp sau bụi cây rình xem thì thấy một chàng trai khôi ngô đang ngồi trên chiếc võng đào mắc vào hai cảnh cây, thổi sáo cho đản bò gặm có. (Sọ Dừa)

a) Gợi tả dáng vẻ, trạng thái của sự vật, ví dụ: lom khom.

b) Gợi tả âm thanh, ví dụ: ríu rít.

Bài Làm:

a) Gợi tả dáng vẻ, trạng thái của sự vật: lủi thủi, rười rượi, rón rén

b) Gợi tả âm thanh: véo von.

5. Dựa theo câu mở đâu các truyền thuyết và cổ tích đã học, em hãy viết cân mở đầu giới thiệu nhân vật của một truyền thuyết hoặc cổ tích khác mà em muốn kể. 

Bài Làm:

Ví dụ: Mở đầu của truyện Thánh Gióng kể bằng lời kể của em:

Đó là vào thời Vua Hùng thứ sáu. Đất nước thật thanh bình, mọi người đều hưởng ấm no hạnh phúc. Thế nhưng vợ chồng già chúng tôi chứ cui cút trong gian nhà tranh vắng tiếng trẻ con. Một hôm, người vợ đi ra đồng thấy một dấu chân khác lạ. Phần thì tò mò, phần thì vừa thấy thần báo mộng trong đêm, người vợ bèn đặt chân ướm thử. Không ngờ về nhà thụ thai.



Bài đăng

Ngữ văn 6 Bài 3 : Ký ( Hồi ký và du ký) - Cánh Diều

Ngữ Văn 6 Bài 6 Đọc: Con gái của mẹ (Thái Bá Dũng) - Chân trời sáng tạo

Cách trả lời thông minh khi bị chửi bị cà khịa

Ngữ văn 6 Bài 2 Tự đánh giá: Những điều bố yêu - Cánh Diều

Thuyết Trình Về Gia Đình

Ngữ văn 6 Bài 5 Đọc: Cô Tô - Kết nối tri thức

Món quà sinh nhật

Ngữ Văn 6 Bài 5 Đọc: Đánh thức trầu (Trần Đăng Khoa) - Chân trời sáng tạo

Ngữ văn 6 - Bài 6: Truyện (Truyện đồng thoại, Truyện của Pu-skin và An-đéc-xen) - Cánh diều

Ngữ văn 6 Bài 2 À ơi tay mẹ - Cánh Diều

Bài đăng phổ biến từ blog này

Ngữ Văn 6 Bài 6 Đọc: Gió lạnh đầu mùa (Thạch Lam) - Chân trời sáng tạo

Ngữ văn 6 Bài 7: Cây khế - Kết nối tri thức

Cách trả lời thông minh khi bị chửi bị cà khịa

Ngữ văn 6 Bài 7: Vua chích chòe - Kết nối tri thức

Ngữ văn 6 Bài 7: Viết bài văn đóng vai nhân vật kể lại một truyện cổ tích - Kết nối tri thức