Ngữ Văn 6 Bài 1 : Thực hành đọc hiểu: Sự tích Hồ Gươm - Cánh Diều

Bài 1 : Thực hành đọc hiểu: Sự tích Hồ Gươm

A. Chuẩn bị

- Xem lại khái niệm truyền thuyết

- Khi đọc, chú ý một số vấn đề:

+ Truyện xảy ra thời nào? (Thời gian, Địa điểm) Kể về chuyện gì? (Nội dung) Nhân vật nào nổi bật? (Nhân vật chính, nhân vật phụ).

+ Truyện liên quan sự thật lịch sử nào? (Liên hệ lịch sử) Đâu là chi tiết tưởng tượng hoang đường kì ảo?

+ Truyện muốn ca ngợi hay phê phán điều gì? (Ý nghĩa) Điều ấy có liên quan như thế nào đến cuộc sống hiện nay và với bản thân em? (Liên hệ thực tế).

- Đọc trước truyện Sự tích Hồ Gươm, hãy tưởng tượng và miêu tả nơi cất giữ thanh gươm mà Rùa Vàng nhận từ tay Lê Lợi.

Gợi ý: Có thể tưởng tượng và miêu tả khung cảnh hồ Gươm như sau:

  • Màu nước hồ trong xanh có thể nhìn thấy đáy hồ, như chiếc gương khổng lồ để mây trời soi bóng với những gợn sóng lăn tăn trên mặt hồ.

  • Xung quanh hồ là những hàng cây xanh mướt bốn mùa, tỏa bóng xuống hồ. Đặc biệt là hàng liễu rủ xuống như cô thiếu nữ đang soi gương chải tóc. 

B. Đọc hiểu

I. Tìm hiểu chung

1. Thể loại: Truyền thuyết.

2. Bố cục: 2 phần

- Phần 1 (Từ đầu → đất nước): Long Quân cho nghĩa quân mượn gươm thần.

- Phần 2 (Còn lại): Long Quân đòi lại gươm thần.

3. Tóm tắt

- Giặc Minh đô hộ, nghĩa quân Lam Sơn nổi dậy nhưng thất bại, Long Quân quyết định cho mượn gươm thần.

- Lê Thận được lưỡi gươm dưới nước.

- Lê Lợi được chuôi gươm trên rừng, tra vào nhau vừa như in.

- Từ đó nghĩa quân nhanh chóng quét sạch giặc ngoại xâm.

- Đất nước thanh bình, Lê Lợi lên làm vua, Long Quân cho đòi lại gươm thần.

- Vua trả gươm, từ đó hồ Tả Vọng mang tên hồ Gươm hay hồ Hoàn Kiếm.

II. Đọc hiểu văn bản

1. Long Quân cho mượn gươm thần

Hoàn cảnh

+ Đất nước bị giặc Minh đô hộ hung bạo → Khiến lòng dân căm hận, nhân dân vào cảnh lầm than.

+ Nghĩa quân Lam Sơn nổi dậy khởi nghĩa nhưng còn non yếu → Chưa thành công.

→ Long Quân cho mượn gươm thần giết giặc (chi tiết kì ảo).

⇒ Việc bảo vệ bờ cõi của dân tộc, trừ gian diệt bạo của nghĩa quân Lam Sơn được tổ tiên, thần linh giúp đỡ.

Diễn biến: Đây là một chi tiết kì ảo.

+ Lê Thận nhặt được lưỡi gươm dưới nước.

+ Khi Lê Lợi đến nhà Lê Thận, thanh gươm chợt sáng lên hai chữ ''Thuận thiên''.

+ Lê Lợi nhặt được chuôi gươm trên ngọn cây đa, tra vào thì vừa in.

+ ''Đây là ý trời có ý phó thác cho minh công làm việc lớn. Chúng tôi nguyện đem xương thịt của mình theo minh công, cùng với thanh gươm thần này để báo đền Tổ quốc!''.

⇒ Hai chữ ''Thuận thiên'' chỉ ý trời; việc Lê Lợi chỉ huy nghĩa quân, giành thắng lợi là được trời giúp, là chính nghĩa. Đồng thời cũng là việc thuận lòng dân, được nhân dân ủng hộ.

Việc lưỡi gươm tìm thấy ở dưới nước, chuôi gươm tìm thấy ở trên rừng mang ý nghĩa sâu sắc: thể hiện sự đoàn kết nhất trí, từ miền ngược đến miền xuôi, từ đồng bằng hay rừng núi đều quyết tâm đấu tranh chiến thắng kẻ thù. 

Kết quả: Nghĩa quân trở nên lớn mạnh, chiến thắng kẻ thù.

→ Nghệ thuật: chi tiết kì ảo, đối lập.

⇒ Nghĩa quân ta đã chuyển bại thành thắng, thể hiện tinh thần quyết đấu, kiên cường đấu tranh chống giặc.


2. Long Quân đòi lại gươm thần

Hoàn cảnh

+ Quân ta đánh thắng giặc Minh.

+ Lê Lợi lên làm vua, dời đô về Thăng Long.

Diễn biến:

+ Khi thuyền đến giữa hồ, có một con rùa tiến lại nhô đầu và mai lên khỏi mặt nước.

+ Lưỡi gươm treo trên người Lê Lợi động đậy.

+ Rùa Vàng ''Xin bệ hạ hoàn gươm lại cho Long Quân''.

+ Vua nâng gươm về hướng rùa, rùa đớp lấy và lặn xuống đáy.

→ Chi tiết tưởng tượng kì ảo.

⇒ Ý nghĩa của sự việc trả gươm:

 Răn đe quân thù với những âm mưu xâm lược.

Phản ánh tư tưởng yêu chuộng hòa bình của nhân dân ta.

Giải thích địa danh hồ Gươm (hồ Hoàn Kiếm).

III. Tổng kết

1. Nội dung

Truyện Sự tích hồ Gươm ca ngợi tính chất chính nghĩa, tính chất nhân dân và chiến thắng vẻ vang của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn chống giặc Minh xâm lược do Lê Lợi lãnh đạo ở đầu thế kỉ XV. Truyện cũng nhằm giải thích tên gọi hồ Hoàn Kiếm, đồng thời thể hiện khát vọng hòa bình của dân tộc.

2. Nghệ thuật

Sử dụng nhiều chi tiết tưởng tượng, kì ảo, giàu ý nghĩa (như Rùa vàng, gươm thần).

* Câu hỏi giữa bài:

Ba lần kéo lưới của Lê Thận có điều gì đáng chú ý?

Tranh minh họa nhân vật và sự việc gì của truyện?

Chú ý những chi tiết kì ảo trong văn bản.

Gươm thần giúp cho nghĩa quân Lê Lợi những gì?

Phần 5 nhằm giải thích điều gì?

Bài Làm:

? Ba lần kéo lưới của Lê Thận có điều gì đáng chú ý?

Đáng chú ý ở chỗ cả ba lần Thận đều cất được một thanh sắt

?Tranh minh họa nhân vật và sự việc gì của truyện?

Minh họa cho nhân vật: Lê Thận và sự việc kéo lưới 3 lần đều được một thanh sắc ( lưỡi gươm thần)

? Chú ý những chi tiết kì ảo trong văn bản.

+ Ba lần kéo lưới đều khéo được 1 lưỡi gươm

+ Trong túp lều tối thanh gươm sáng rực hai chữ :" Thuận Thiên"

+ Chuôi gươm nạm ngọc phát sáng trên ngọn cây đa

+ Đem tra gươm vào chuôi thì vừa như in

+ Lưỡi gươm tự nhiên động đậy. 

+ Rùa Vàng lên đòi gươm.

? Gươm thần giúp cho nghĩa quân Lê Lợi những gì?

Nhờ có gươm thần, nghĩa khí của nghĩa quân dâng cao, giúp nghĩa quân  tung hoành khắp các trận địa, làm cho quân Minh bạt vía, uy thế…vang khắp nơi, xông xáo đi tìm giặc, có những kho lương mới chiếm được, mở đường cho họ đánh tràn ra mãi.

? Phần 5 nhằm giải thích điều gì?

Phần 5 giải thích cho tên gọi Hồ Gươm hay Hồ Hoàn Kiến

IV. Hướng dẫn trả lời câu hỏi cuối bài

1. Em hãy nêu những sự kiện chính trong truyện Sự tích Hồ Gươm.

Những sự kiện chính trong truyện Sự tích Hồ Gươm là:

- Giặc Minh đô hộ, nghĩa quân Lam Sơn nổi dậy nhưng thất bại, Long Quân quyết định cho mượn gươm thần.

- Lê Thận được lưỡi gươm dưới nước.

- Lê Lợi được chuôi gươm trên rừng, tra vào nhau vừa như in.

- Từ đó nghĩa quân nhanh chóng quét sạch giặc ngoại xâm.

- Đất nước thanh bình, Lê Lợi lên làm vua, Long Quân cho đòi lại gươm thần.

- Vua trả gươm, từ đó hồ Tả Vọng mang tên hồ Gươm hay hồ Hoàn Kiếm.

2. Trong truyện, nhân vật nào nổi bật? Nhân vật ấy có đặc điểm gì?

- Nhân vật nổi bật: Lê Lợi, Lê Thận.

- Đặc điểm: Đều là những nhân vật chính, có cùng lí tưởng: đánh tan quân xâm lược, bảo vệ độc lập Tổ quốc.

3. Những chi tiết nào liên quan đến lịch sử? Theo em, những chi tiết nào là hoang đường, kì ảo?

- Chi tiết liên quan đến lịch sử là: Vào thời giặc Minh xâm lược, nghĩa quân Lam Sơn do Lê Lợi chỉ huy đã đánh thắng quân thù.

- Những chi tiết hoang đường, kì ảo:

+ Lê Thận thả lưới 3 lần đều vớt được thanh gươm.

+ Khi Lê Lợi đến, thanh gươm sáng lên hai chữ "thuận thiên".

+ Chuôi gươm sáng tìm thấy trên ngọn cây, tra chuôi vào lưỡi thì vừa in.

+ Lưỡi gươm động đậy. 

+ Cảnh trả gươm cho Rùa Vàng.

4. Truyện muốn ca ngợi hay giải thích điều gì? Điều ấy có ý nghĩa như thế nào?

- Truyện Sự tích hồ Gươm ca ngợi tính chất chính nghĩa, tính chất nhân dân và chiến thắng vẻ vang của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn chống giặc Minh xâm lược do Lê Lợi lãnh đạo ở đầu thế kỉ XV. 

- Truyện cũng nhằm giải thích tên gọi hồ Hoàn Kiếm.

- Đồng thời thể hiện khát vọng hòa bình của dân tộc.


Bài đăng

Ngữ văn 6 Bài 3 : Ký ( Hồi ký và du ký) - Cánh Diều

Ngữ Văn 6 Bài 6 Đọc: Con gái của mẹ (Thái Bá Dũng) - Chân trời sáng tạo

Cách trả lời thông minh khi bị chửi bị cà khịa

Ngữ văn 6 Bài 2 Tự đánh giá: Những điều bố yêu - Cánh Diều

Thuyết Trình Về Gia Đình

Ngữ văn 6 Bài 5 Đọc: Cô Tô - Kết nối tri thức

Món quà sinh nhật

Ngữ Văn 6 Bài 5 Đọc: Đánh thức trầu (Trần Đăng Khoa) - Chân trời sáng tạo

Ngữ văn 6 - Bài 6: Truyện (Truyện đồng thoại, Truyện của Pu-skin và An-đéc-xen) - Cánh diều

Ngữ văn 6 Bài 2 À ơi tay mẹ - Cánh Diều

Bài đăng phổ biến từ blog này

Ngữ Văn 6 Bài 6 Đọc: Gió lạnh đầu mùa (Thạch Lam) - Chân trời sáng tạo

Ngữ văn 6 Bài 7: Cây khế - Kết nối tri thức

Cách trả lời thông minh khi bị chửi bị cà khịa

Ngữ văn 6 Bài 7: Vua chích chòe - Kết nối tri thức

Ngữ văn 6 Bài 7: Viết bài văn đóng vai nhân vật kể lại một truyện cổ tích - Kết nối tri thức