Ngữ văn 6 Bài 2 Thực hành tiếng Việt - Cánh Diều

 Thực hành tiếng Việt

1. Tìm từ láy trong những câu thơ dưới đây. Chỉ ra nghĩa và tác dụng của chúng đối với việc thể hiện nội dung mà tác giả muốn biểu đạt.

a) Bàn tay mang phép nhiệm mầu
Chắt chiu từ những dãi dầu đầy thôi.

(Bình Nguyên)

Tác dụng

+ Làm hình ảnh thơ sinh động, hấp dẫn.

+ Thể hiện sự vất vả, dành dụm, chăm chút, sớm khuya làm lụng của người mẹ

b) Nghẹn ngào thương mẹ nhiều hơn...

(Đinh Nam Khương)

Tác dụng:

+ Làm hình ảnh thơ trở nên sinh động, hấp dẫn.

+ Thể hiện cảm xúc nghẹn ngào, xúc động của người con khi nghĩ về mẹ

2. Tìm ẩn dụ trong những câu thơ dưới đây. Nêu tác dụng của các ẩn dụ đó đối với việc miêu tả sự vật và biểu cảm.

Vẫn bàn tay mẹ dịu dàng
À ơi này cái trăng vàng ngủ ngon
À ơi này cái trăng tròn
À ơi này cái trăng còn nằm nôi...
[...]
À ơi này cái Mặt Trời bé con...

(Bình Nguyên)

Ẩn dụ trong bài thơcái trăng vàng/ cái trăng tròn/ cái trăng còn nằm nôi/ cái Mặt Trời bé con → ẩn dụ chỉ em bé

Tác dụng:

+ Làm hình ảnh thơ trở nên sinh động, hấp dẫn.

+ Thể hiện tình cảm yêu thương vô bờ của người mẹ với con: với mẹ con là trăng, là Mặt Trời, là điều quan trọng nhất.

3. Trong cụm từ và các câu tục ngữ (in đậm) dưới đây, biện pháp ẩn dụ được xây dựng trên cở sở so sánh ngầm giữa những sự vật, sự việc nào?

a) Ru cho cái khuyết tròn đầy
Cái thương cái nhớ nặng ngày xa nhau.

(Bình Nguyên)

Cơ sởcái khuyết tròn đầy tương đồng với đứa con còn nhỏ, chưa phát triển toàn diện. → ẩn dụ cho em bé mụ mẫm, đáng yêu

b) Ăn quả nhớ kẻ trồng cây

(Tục ngữ)

- Cơ sở:

Ăn quả tương đồng với sự hưởng thụ thành quả lao động. → so sánh ngầm với hình ảnh nói về những người hưởng thành quả.

Kẻ trồng cây tương đồng phẩm chất với những người lao động tạo ra thành quả. → so sánh ngầm với hình ảnh nói về những người làm ra thành quả cho người hưởng thụ.

c) Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng.

(Tục ngữ)

Cơ sở:

mực - đen tương đồng với cái tối tăm, cái xấu (tương đồng về phẩm chất); → so sánh ngầm với  những môi trường, những phần tử xấu xa, tiêu cực trong cuộc sống

đèn - sáng tương đồng với cái sáng sủa, cái tốt, cái hay, cái tiến bộ (tương đồng về phẩm chất); → so sánh ngầm với những điều tốt đẹp, tích cực.

4. Viết một đoạn văn ngắn (khoảng 4 - 5 dòng) về chủ đề tình cảm gia đình, trong đó sử dụng ít nhất một ẩn dụ.

Gợi ý 1:

     Không ai khác, bố chính là thần tượng của tôi. Bố tôi vốn không phải một người hoa mĩ nên thật hiếm gặp những lần bố nói lời yêu thương ngọt ngào. Tình cảm ấy bố đặt cả vào trong những hành động chăm sóc sớm chiều dành cho các con. Bố tôi chưa một lần dạy dỗ chúng tôi bằng roi vọt mà luôn dùng ngôn từ. Người thợ hoàn kim ấy rèn giũa cho những viên ngọc thô như chúng tôi biết đâu là phải trái, đúng sai để trở nên sáng hơn, đẹp hơn mỗi ngày. Bố không chỉ dạy chúng tôi tri thức, bố dạy chúng tôi cả cách làm người.

- Ẩn dụ:

người thợ hoàn kim ấy - bố tôi.

sáng hơn, đẹp hơn - sự trưởng thành, phát triển và hoàn thiện bản thân.

Gợi ý 2:

Bà tôi năm nay đã ngoài sáu mươi tuổi. Ở nhà bà là người thương và cưng chiều tôi nhất. Bà nhắc nhở tôi phải biết đạo lí, kính trên nhường dưới, vâng lời thầy cô giáo, hòa nhã với bạn bè. Bà thường lấy những câu chuyện đời thường thể hiện điều nhân nghĩa kể cho tôi nghe qua đó giáo dục tôi. Bà tôi ngày ngày thắp những ánh lửa hồng để sưởi ấm cho tâm hồn tôi.


Bài đăng

Thuyết Minh Về Nhà Tù Sơn La

Cách trả lời thông minh khi bị chửi bị cà khịa

Ngữ văn 6 Bài 3 : Ký ( Hồi ký và du ký) - Cánh Diều

Bài thuyết trình về đất nước Việt Nam

Thuyết Trình Về Gia Đình

Ngữ văn 6 Bài 3 Thực hành đọc: Lắc-ki thực sự may mắn - Kết nối tri thức

Ngữ văn 6 Bài 3 Nói và nghe: Kể lại một trải nghiệm của em - Kết nối tri thức

Món quà sinh nhật

Ngữ Văn 6 Bài 1 : Đọc hiểu văn bản: Thạch Sanh - Cánh Diều

Ngữ Văn 6 Bài 6 Đọc: Chiếc lá cuối cùng (O Hen-ri) - Chân trời sáng tạo

Bài đăng phổ biến từ blog này

Ngữ Văn 6 Bài 6 Đọc: Gió lạnh đầu mùa (Thạch Lam) - Chân trời sáng tạo

Ngữ văn 6 Bài 7: Cây khế - Kết nối tri thức

Cách trả lời thông minh khi bị chửi bị cà khịa

Ngữ văn 6 Bài 7: Vua chích chòe - Kết nối tri thức

Ngữ văn 6 Bài 7: Viết bài văn đóng vai nhân vật kể lại một truyện cổ tích - Kết nối tri thức