Ngữ Văn 6 Bài 3 Đọc mở rộng theo thể loại hoa bìm - Chân trời sáng tạo
Bài 3 Đọc mở rộng theo thể loại hoa bìm
I. Tìm hiểu chung
1. Tác giả
Nguyễn Đức Mậu (1948)
- Quê quán: xã Nam Điền, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định.
- Từng giữ chức phó chủ tịch hội đồng Thơ - Hội nhà văn Việt Nam.
2. Tác phẩm
- Thể thơ: Lục bát.
- Xuất xứ: Thơ lục bát, NXB Quân đội nhân dân, 2007.
- PTBĐ chính: Biểu cảm.
II. Đọc hiểu văn bản
1. Hình ảnh thiên nhiên tươi đẹp của tuổi thơ
- Hình ảnh gợi lên kí ức tuổi thơ: "giậu hoa bìm".
- Những hình ảnh thiên nhiên tuổi thơ ùa về:
+ Hình ảnh:
- Động vật: con chuồn ớt, con chim, con nhện, cào cào, dế mèn, đom đóm, con cuốc.
- Thực vật: nhành gai, cây hồng, tàn sen, bờ lau.
- Con người: con mắt lá, cánh diều ai thả, bến nước - con thuyền.
+ Màu sắc:
- tím - hoa bìm.
- đỏ - chuồn chuồn ớt.
- hồng - cây hồng trĩu cành, sen.
- vàng - nắng trưa.
- trắng - mây.
- xanh - cánh bèo.
+ Âm thanh:
- tiếng chim.
- tiếng dế mèn "ri ri".
- tiếng cuốc "kêu dài", "kêu nhàu".
→ Nghệ thuật:
+ Điệp từ "Có...", "Kêu...".
+ Tiểu đối: ngày hạn - ngày mưa.
+ Liệt kê.
→ Hình ảnh tươi đẹp, mộng mơ nơi làng quê Việt Nam. Bên cạnh đó đan xen kinh nghiệm dân gian: Con cuốc "Kêu dài ngày hạn, kêu nhàu ngày mưa.".
2. Tình cảm của nhân vật trữ tình
- Hình ảnh con người ẩn hiện trong những hình ảnh: con mắt lá, cánh diều ai thả, bến nước - con thuyền.
- Nhân vật trữ tình: "Mười năm chốn cũ, em chưa hẹn về...?" → Câu hỏi tu từ → Nỗi nhớ quê hương tuổi thơ.
III. Tổng kết
1. Nội dung
Bài thơ vẽ lên một khung cảnh thiên nhiên thân thuộc, gần gũi, sống động với người đọc và bộc lộ được cảm xúc, nỗi nhớ của mình với quê hương tuổi thơ.
2. Nghệ thuật
Thơ lục bát kết hợp với các biện pháp nghệ thuật: điệp từ, liệt kê.
IV. Hướng dẫn đọc
1. Chỉ ra những đặc điểm của thể thơ lục bát trong bài thơ trên.
- Bài thơ gồm các cặp câu lục bát.
- Về cách gieo vần:
+ Tiếng thứ sáu của dòng lục vần với tiếng thứ sáu của dòng bát kế nó: bìm-tìm, ngư-hờ, sai-vài, dim-chim, gầy-đầy, tơ-nhờ.
+ Tiếng thứ tám dòng bát vần với tiếng thứ sáu của dòng lục kế theo: thơ - ngơ, gai - sai, chim - dim, mây - gầy.
+ Về ngắt nhịp: ngắt nhịp chẵn câu lục ngắt nhịp 2/2/2 hoặc 3/3, câu bát ngắt nhịp 4/4.
+ Về thanh điệu: có sự phối hợp giữa các tiếng trong một cặp câu lục bát: các tiếng ở vị trí 2, 4, 6, 8 đều tuân thủ chặt chẽ theo quy định: tiếng thứ 2 là thanh bằng, tiếng thứ 4 thanh trắc, tiếng thứ 6 và 8 là thanh bằng.
2. Xác định tình cảm của tác giả đối với quê hương được thể hiện qua bài thơ.
Tác giả đã thể hiện tình cảm với quê hương khi gợi nhắc lại những kỉ niệm của tuổi thơ, những hình ảnh giản dị, đời thường gắn với cuộc sống thường ngày. Qua đó thể hiện nỗi nhớ da diết và mong ước được trở về quê hương.
3. Nêu ít nhất một nét độc đáo của bài thơ được thể hiện qua từ ngữ, hình ảnh hoặc biện pháp tu từ.
Bài thơ được làm bằng thể thơ lục bát, ngôn ngữ bình dị thể hiện nét gần gũi với cuộc sống chốn thôn quê. Tác giả đã sử dụng điệp từ “có” kết hợp với biện pháp liệt kê để gợi nhắc những hình ảnh thân thuộc gắn bó với tuổi thơ: có con chuồn ớt lơ ngơ, có cây hồng trĩu cành sai, có con mắt lá lim dim, có con thuyền giấy….. Từ đó, tác giả đã vẽ lên một khung cảnh thiên nhiên thân thuộc, gần gũi, sống động với người đọc và bộc lộ được cảm xúc, nỗi nhớ của mình với quê hương tuổi thơ.