Ngữ văn 6 bài 4 Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ - Chân trời sáng tạo
Đọc: Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ (Nguyễn Ngọc Thuần)
I. Tìm hiểu chung
1. Tác giả
Nguyễn Ngọc Thuần (1972)
- Quê quán: Tân Thiện - Hàm Tân, Bình Thuận.
- Là một nhà văn trẻ đầy triển vọng ở thể loại văn xuôi đương đại, là thành viên của Hội nhà văn Việt Nam.
2. Tác phẩm
- Xuất xứ: Xuất bản năm 2004, đạt giải nhất cuộc thi Văn học Thiếu nhi lần III.
- PTBĐ chính: Tự sự.
II. Đọc hiểu văn bản
1. Câu chuyện về vườn hoa
- Trò chơi về xúc giác
+ Địa điểm: Tại vườn hoa.
+ Câu đố: Nhắm mắt lại, chạm từng bông hoa và đoán loại hoa.
+ Cách giải đố của em bé:
Lần | Dự đoán của người con | Thái độ của bố |
Đầu tiên | Luôn nói sai. | Bố nói không sao cả, dần dần tôi sẽ nói đúng. |
Vài lần sau | Đoán đúng 2 loại: hoa mồng gà và hoa hướng dương. | Cười khà khà khen tiến bộ. |
Một hôm khác | Đoán đúng 3 loại. | Bố nói "Phen này con sẽ đoán được hết các loại hoa của bố mất thôi!". |
Không lâu sau | Đoán được hết vườn hoa. Đã thuộc hết khu vườn. Có thể vừa nhắm mắt vừa đi mà không chạm vào vật gì. |
➩ Với sự nỗ lực của bản thân và lời động viên của bố, người con đã có thể cảm nhận mọi thứ bằng xúc giác.
- Trò chơi về thính giác
* Trò chơi xác định vị trí:
+ Địa điểm: Tại vườn hoa và cả trong nhà.
+ Câu đố: Nhắm mắt lại, xác định người và vật ở đâu.
+ Cách giải đố của em bé:
Lần | Người bố | Người con |
Đầu tiên | Đố người con: - Đứng trong vườn, người con đi tìm. - Giấu kẹo trong nhà, người con tìm. Thử người con: "Bố thấy con hé mắt!" "Thật không?". | Tự giác chơi một cách công bằng. "Không! Con không có hé mắt. Con biết chỗ cây hoàng lan mà! Ban đầu luôn đoán sai. |
Về sau | Đúng dần. |
* Trò chơi xác định khoảng cách:
+ Địa điểm: Tại vườn hoa và cả trong nhà.
+ Câu đố: Nhắm mắt lại, xác định người và vật cách xa bao nhiêu.
+ Cách giải đố của em bé:
- Luyện tập với bố:
Lần | Người bố | Người con |
Đầu tiên | Đứng ở đâu đó rồi hỏi con đoán xem mình cách con bao xa.
| Ban đầu không đoán được. |
Về sau | Đều lấy thước đo khoảng cách đàng hoàng. → Đặt tính công bằng, chính xác lên hàng đầu. Dạy con biết chơi công bằng, dạy con về khoảng cách. | Bây giờ chỉ cần nghe tiếng bước chân cũng biết bố cách xa bao nhiêu. |
- Luyện tập với chú:
Lần | Người chú | Người con |
Đầu tiên | Ngạc nhiên lắm. Không tin. | Lặp lại trò chơi cho đến khi chú tin. |
Về sau | Thốt lên "Thật không thể tin nổi, cháu có con mắt thần!". | Đã chứng minh được sự tự giác và khả năng của mình. |
* Trò chơi phân biệt tiếng chân:
+ Phân biệt cách bạn bao xa.
+ Phân biệt chủ nhân của tiếng chân.
- Trò chơi về khứu giác:
+ Địa điểm: Tại vườn hoa.
+ Câu đố: Nhắm mắt lại, ngửi rồi gọi tên nó.
Sau mỗi lần bố đều phải xác nhận lại.
+ Cách giải đố của em bé:
- Câu đố cũng được lặp đi lặp lại cho đến khi người con nhận diện được tất cả mùi hương của các loài hoa.
- Đến mức có thể cảm nhận được hoa hồng nở kể cả khi không nhìn thấy. Còn biết hoa gì từng mùa, hoa gì nở sớm, hoa gì nở muộn. Phận biệt được một lúc những hoa đang nở.
→ Được công nhận sự cố gắng "có cái mũi tuyệt nhất thế giới.".
Luyện tập
Nối.
2. Câu chuyện về món quà
- Món quà của thằng Tý:
+ Hoàn cảnh: Tý đem cho bố những trái ổi.
+ Tâm ý người gửi (Tý): Trái ổi to được lựa để dành cho bố đều có bịch ni lông bọc lại đàng hoàng. Những trái ổi vừa to vừa mềm, cắn vài rất đã.
+ Tâm ý người nhận (Bố): Ít khi ăn ổi nhưng vì Tý mà ăn.
→ Một món quà bao giờ ũng đẹp. Khi ta nhận hay cho một món quà, ta cũng đẹp vì món quà đó.
Luyện tập
Món quà mà người con nhận được là gì?
- Món quà của bé:
+ Vườn hoa: Mỗi bống hoa là một món quà nhỏ, một vườn hoa là món quà lớn.
+ Bố: Là món quà bự của bé.
➩ Nếu như cảm nhận bằng trái tim thì không cần phải nhìn chúng ta cũng có thể nhận ra được "món quà quý giá" của mình.
III. Tổng kết
1. Nội dung
Tác phẩm đưa ra một cách cảm nhận thiên nhiên xung quanh ta: cảm nhận bằng mọi giác quan. Đồng thời gửi đến thông điệp về món quà và cách gửi quà, nhận quà. Qua đó cho thấy tình yêu thiên nhiên, tình cha con và tình cảm với những "món quà" của các nhân vật.
2. Nghệ thuật
Truyện ngắn với những hình ảnh ẩn dụ biểu tượng: những đóa hoa, những món quà.
IV. Suy ngẫm và phản hồi
1. Em hiểu thế nào về câu nói của nhân vật bố: “Một món quà bao giờ cũng đẹp. Khi ta nhận hay cho một món quà, ta cũng đẹp lây vì món quà đó”?
Câu nói của nhân vật bố có thể hiểu: Món quà chính là tình cảm, tấm lòng của người tặng đã gửi gắm vào đó nên món quà dù lớn hay nhỏ đều đẹp. Cách chúng ta nhận, trân trọng món quà của người tặng cũng thể hiện nét đẹp của chính mình.
2. Em cảm nhận thế nào về tình cha con trong văn bản?
Qua văn bản, em cảm nhận được tình cảm cha con gắn bó tha thiết, người cha đã thể hiện tình yêu thương với đứa con thông qua những bài học sâu sắc từ cuộc sống, biết yêu thương, lắng nghe và thấu hiểu từ thiên nhiên, biết trân trọng mọi thứ xung quanh mình.
3. Thông điệp mà tác giả muốn gửi đến chúng ta qua câu văn “Những bông hoa chính là người đưa đường” là gì? Từ đó, em có nhận xét gì về thái độ của tác giả đối với thế giới tự nhiên?
Câu văn “Những bông hoa chính là người đưa đường” cho ta hiểu “thế giới” chính là những điều thân thuộc, gần gũi với chính mình. Khi nhắm mắt lại và cảm nhận bằng mọi thứ bằng mọi giác quan, bạn sẽ thấy con đường đi của riêng mình.
Qua đó, chúng ta thấy tác giả đã thể hiện thái độ trân trọng, yêu thương thế giới tự nhiên.
4. Em có đồng tình với thái độ của người bố khi nhận món quà của Tý không? Vì sao? Qua đó, em rút ra được bài học gì về cách ứng xử trong cuộc sống?
Em đồng tình với thái độ của người bố khi nhận món quà của Tý vì Tý luôn dành những trái ổi ngon nhất để dành tặng nên người bố dù không thích ăn nhưng vì Tý mà vẫn ăn. Qua đấy thể hiện thái độ trân trọng, biết ơn của người bố với mòn quà mà mình được nhận.
Từ đó em rút ra được bài học cho mình trong cách ứng xử: Cần trân trọng, biết ơn tình cảm, tấm lòng của người khác dành cho mình, Dù thích hay không thích món quà, chúng ta cũng không nên từ chối hay khước từ người tặng bởi đó là tình cảm, tâm huyết mà họ đã dành cho chúng ta.
5. Em đánh giá như thế nào về cách cảm nhận thế giới tự nhiên của nhân vật tôi trong câu chuyện? Theo em, cách cảm nhận ấy đem lại ý nghĩa gì cho cuộc sống của chúng ta?
Cách cảm nhận của nhân vật tôi trong câu chuyện đã dần dần thay đổi: Ban đầu, nhân vật không thể đoán được tên loài hoa, dần dần đã thuộc tên và rồi khi nhắm mắt lại, ngửi mùi hoa cũng có thể đoán đúng tên. Như vậy, nhân vật đã cảm nhận thế giới tự nhiên bằng nhiều giác quan và khi càng hiểu, nhân vật càng trân trọng và thêm yêu thiên nhiên quanh mình.
Cách cảm nhận ấy đem lại ý nghĩa cho cuộc sống của chúng ta, đó là cách cảm nhận sâu sắc, không hời hợt. Khi ta cảm nhận bằng cả tâm hồn và tình yêu thương ta sẽ phát hiện được những vẻ đẹp, những giá trị từ những điều bình dị nhất.