Ngữ văn 6 Bài 4 Những trải nghiệm trong đời - Chân trời sáng tạo

Ngữ Văn 6 Bài 4: Những trải nghiệm trong đời

Tri thức ngữ văn

Tri thức đọc hiểu

Truyện đồng thoại là thể loại văn học dành cho thiếu nhi. Nhân vật trong truyện đồng thoại thường là loài vật hoặc đồ vật được nhân hóa. Vì thế, chúng vừa phản ánh đặc điểm sinh hoạt của loài vật vừa thể hiện đặc điểm của con người.

Tri thức tiếng Việt

Mở rộng thành phần chính của câu bằng cụm từ.

Cụm từ: Trong câu tiếng Việt, thành phần chính gốm có chủ ngữ (C) và vị ngữ (V). Chủ ngữ và vị ngữ của câu có thể chỉ là một từ (Ví dụ: "Gà gáy", "Hoa nở") nhưng cũng có thể là một cụm từ (Ví dụ: "Con gà nhà tôi gáy rất to", "Những bông hoa cúc nở vàng rực cả khu vườn"). Cụm từ có hai từ trở lên kết hợp với nhau nhưng chưa tạo thành câu, trong đó có một từ (danh từ/ động từ/ tính từ) đóng vai trò là thành phần trung tâm, các từ còn lại bổ sung ý nghĩa cho thành phần trung tâm. Cụm từ đóng vai trò chủ ngữ và vị ngữ trong câu thường có những loại như:

Cụm danh từ có danh từ làm thành phần chính. Ví dụ: hai cái răng đen nhánh.

Cụm động từ có động từ làm thành phần chính. Ví dụ: thường dẫn tôi ra vườn.

Cụm tính từ có tính từ làm thành phần chính. Ví dụ: rất chăm chỉ.

Cách mở rộng thành phần chính của câu bằng cụm từ:

- Biến chủ ngữ hoặc vị ngữ của câu từ một từ thành một cụm từ, có thể là cụm danh từ, cụm động từ hoặc cụm tính từ. 

Ví dụ: Gà/ gáy. Có thể mở rộng thành: Con  trống của nhà tôi/ gáy rất to.

- Biến chủ ngữ hoặc vị ngữ của câu từ cụm từ có thông tin đơn giản thành cụm từ có những thông tin cụ thể, chi tiết hơn.

Ví dụ: Chim sơn ca/ đang hót. Có thể mở rộng thành: Những chú chim sơn ca xinh xắn/ đang hót véo von trên cành.

- Có thể mở rộng chủ ngữ hoặc vị ngữ, hoặc mở rộng cả chủ ngữ lẫn vị ngữ của câu.

Tác dụng: Việc mở rộng thành phần chính của câu bằng cụm từ làm cho thông tin của câu trở nên chi tiết, rõ ràng. Đó là lí do khiến chủ ngữ và vị ngữ của câu trong thực tế thường là một cụm từ.

Ví dụ: (1) Hoa nở. Có thể mở rộng thành (2) Những bông hoa cúc nở vàng rực cả khu vườn.

Câu (2) cung cấp thông tin cụ thể, chi tiết về chủ thể (hoa) và trạng thái của nó (nở).

Luyện tập

Đâu là bộ phận chính trong chủ ngữ mở rộng của câu "Người có ảnh hưởng lớn nhất đối với cuộc đời em là bố."

Người có ảnh hưởng lớn nhất.
Em.
Cuộc đời em.
Người.

Bài đăng

Thuyết Minh Về Nhà Tù Sơn La

Cách trả lời thông minh khi bị chửi bị cà khịa

Ngữ văn 6 Bài 3 : Ký ( Hồi ký và du ký) - Cánh Diều

Bài thuyết trình về đất nước Việt Nam

Ngữ văn 6 Bài 3 Nói và nghe: Kể lại một trải nghiệm của em - Kết nối tri thức

Món quà sinh nhật

Thuyết Trình Về Gia Đình

Ngữ văn 6 Bài 3 Thực hành đọc: Lắc-ki thực sự may mắn - Kết nối tri thức

Ngữ Văn 6 Bài 1 : Đọc hiểu văn bản: Thạch Sanh - Cánh Diều

Ngữ Văn 6 Bài 6 Đọc: Chiếc lá cuối cùng (O Hen-ri) - Chân trời sáng tạo

Bài đăng phổ biến từ blog này

Ngữ Văn 6 Bài 6 Đọc: Gió lạnh đầu mùa (Thạch Lam) - Chân trời sáng tạo

Ngữ văn 6 Bài 7: Cây khế - Kết nối tri thức

Cách trả lời thông minh khi bị chửi bị cà khịa

Ngữ văn 6 Bài 7: Vua chích chòe - Kết nối tri thức

Ngữ văn 6 Bài 7: Viết bài văn đóng vai nhân vật kể lại một truyện cổ tích - Kết nối tri thức