Ngữ văn 6 Bài 3 Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ lục bát
Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ lục bát
Những vần thơ lục bát ngọt ngào thường để lại cho chúng ta nhiều cảm xúc. Làm sao viết được một đoạn văn để ghi lại cảm xúc của mình sau khi đọc một bài thơ lục bát? Phần bài học sau đây sẽ hướng dẫn em thực hiện điều đó.
Đoạn văn là đơn vị trực tiếp tạo nên văn bản, biểu đạt một nội dung tương đối trọn vẹn. Về hình thức, đoạn văn thường do nhiều câu tạo thành, được bắt đầu bằng chữ viết hoa lùi vào đầu dòng và kết thúc bằng dấu câu dùng để ngắt đoạn.
Yêu cầu đối với đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ lục bát
- Đảm bảo yêu cầu về hình thức của đoạn văn.
- Trình bày cảm xúc về một bài thơ lục bát.
- Sử dụng ngôi thứ nhất để chia sẻ cảm xúc.
- Cấu trúc gồm có ba phần:
Mở đoạn: Giới thiệu nhan đề, tác giả và cảm xúc chung về bài thơ (câu chủ đề).
Thân đoạn: Trình bày cảm xúc của người đọc về nội dung và nghệ thuật của bài thơ. Làm rõ cảm xúc bằng những hình ảnh, từ ngữ được trích từ bài thơ.
Kết đoạn: Khẳng định lại cảm xúc về bài thơ và ý nghĩa của nó đối với bản thân.
Luyện tập
Đâu không phải yêu cầu viết đoạn văn trình bày cảm xúc về bài thơ lục bát?
Hướng dẫn phân tích kiểu văn bản: Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ lục bát.
Mở đoạn: "Công cha...công cha nghĩa mẹ." (Bao gồm câu chủ đề: "Bài ca dao ... công cha, nghĩa mẹ").
Thân đoạn "Với âm hưởng... công ơn trời biển ấy".
(Bao gồm: Những từ ngữ, câu văn thể hiện cảm xúc của người viết về bài thơ lục bát; Những từ ngữ trong ngoặc kép là những bằng chứng được trích từ bài ca dao để làm rõ cảm xúc của người viết.)
Kết đoạn: "Những câu ca dao... được trong đời.".
- Đoạn văn có trình bày rõ những cảm xúc của người viết về bài thơ lục bát không? (Có).
- Tác giả đoạn văn có sử dụng ngôi thứ nhất để chia sẻ cảm xúc không? (Có).
- Nội dung câu mở đoạn là gì? (Nội dung chính của bài thơ).
- Phần thân đoạn gồm những câu nào và trình bày những gì? (Bao gồm những câu nêu cảm xúc, phân tích của người viết từ bài thơ).
- Nội dung của câu kết đoạn là gì? (Ý nghĩa của những câu ca dao như bài trên).
Đề bài: Em hãy viết một đoạn văn (từ 150 đến 200 chữ) ghi lại cảm xúc của em về một bài thơ lục bát.
Hướng dẫn quy trình viết
Bước 1: Chuẩn bị trước khi viết.
Xác định đề tài.
Hãy đọc kĩ đề bài và xác định:
- Đề bài yêu cầu viết về vấn đề gì?
- Kiểu bài nào? Độ dài của đoạn văn là bao nhiêu?
Thu thập tư liệu
Trong bước này, em hãy tự hỏi:
- Cần tìm những thông tin nào?
- Tìm những thông tin ấy ở đâu?
Em có thể tìm và chọn một bài thơ lục bát mà em yêu thích hoặc có cảm xúc đặc biệt để viết.
Bước 2: Tìm ý, lập dàn ý
Tìm ý
Em hãy:
- Đọc diễn cảm bài thơ vài lần để cảm nhận âm thanh, vần, nhịp điệu của bài thơ và xác định những cảm xúc mà bài thơ đã gợi cho em.
- Tìm và xác định ý nghĩa của những từ ngữ, hình ảnh độc đáo, những biện pháp tu từ mà tác giả bài thơ sử dụng.
- Lí giải vì sao em có cảm xúc đặc biệt với bài thơ.
- Viết nhanh dưới dạng cụm từ thể hiện những ý tưởng trên.
Lập dàn ý.
Luyện tập
Nối.
Mở đoạn
Thân bài
Kết đoạn
Hãy sắp xếp những ý đã nêu thành dàn ý của đoạn văn theo mẫu sau:
Mở đoạn: Giới thiệu cảm xúc chung về bài thơ lục bát.
Thân bài: Trình bày chi tiết cảm xúc của bản thân về bài thơ lục bát,
Kết đoạn: Khẳng định lại cảm xúc về bài thơ và ý nghĩa của vài thơ đối với bản thân.
Bước 3: Viết đoạn.
Dựa vào dàn ý, viết một đoạn văn hoàn chỉnh. Khi viết, cần đảm bảo các yêu cầu đối với đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ lục bát.
Bước 4: Xem lại và chỉnh sửa, rút kinh nghiệm.
Xem lại và chỉnh sửa.
Sau khi viết xong, em có thể tự chỉnh sửa đoạn văn của mình dựa vào bảng dưới đây:
Bảng kiểm đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ lục bát
Các phần của đoạn văn | Nội dung kiểm tra | Đạt/ Chưa đạt |
Mở đoạn | - Mở đoạn bằng chữ viết hoa lùi vào đầu dòng. - Dùng ngôi thứ nhất để ghi lại cảm xúc của mình về bài thơ. - Có câu chủ đề nêu tên bài thơ, tên tác giả (nếu có) và cảm xúc khái quát về bài thơ. | |
Thân đoạn | - Trình bày cảm xúc về bài thơ theo một trình tự hợp lí bằng một số câu. - Trích một số từ ngữ, hình ảnh gợi cảm xúc trong bài thơ. | |
Kết đoạn | - Khẳng định lại cảm xúc và ý nghĩa của bài thơ với bản thân. - Kết đoạn bằng dấu câu dùng để ngắt đoạn. |
Tiếp theo, em hãy dựa vào các gợi ý dưới đây để chỉnh sửa đoạn văn:
- Tìm câu chủ đề của đoạn văn và thêm vào những từ ngữ miêu tả khái quát cảm xúc của em khi đọc bài thơ lục bát.
- Thêm những từ ngữ và câu văn thể hiện cảm xúc của em về bài thơ.
- Bổ sung những từ ngữ, hình ảnh được trích dẫn từ bài thơ.
- Viết lại câu kết đoạn theo hướng khẳng định lại cảm xúc và ý nghĩa của bài thơ đối với bản thân.
Rút kinh nghiệm
Trả lời hai câu hỏi dưới đây để tự đánh giá những gì đã học qua việc viết đoạn văn:
- Em rút ra kinh nghiệm gì khi viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ lục bát?
- Nếu viết lại, em sẽ điều chỉnh thế nào để đoạn văn hoàn chỉnh hơn?
Gợi ý
Công cha như núi ngất trời
Nghĩa mẹ như nước ở ngoài bể Đông
Núi cao bể rộng mênh mông
Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi!
Trong bài ca dao trên, tác giả ví công cha, nghĩa mẹ như núi ngất trời, như nước ở ngoài biển Đông là lấy cái mênh mông, vĩnh hằng, vô hạn của trời đất, thiên nhiên để so sánh, làm nổi bật ý nghĩa: công ơn cha mẹ vô cùng to lớn, không thể nào cân đong đo đếm hết được. Ví công cha với núi ngất trời là khẳng định sự lớn lao, ví nghĩa mẹ như nước biển Đông là để khẳng định chiều sâu, chiều rộng. Hình ảnh mẹ hiền hòa, đôn hậu không dữ dội, kì vĩ như hình ảnh cha nhưng sâu xa hơn, rộng mở và gần gũi hơn. Đối công cha với nghĩa mẹ, núi với biển là cách diễn đạt quen thuộc, đồng thời cũng làm cho các hình ảnh được tôn cao thêm, trở nên sâu sắc và lớn lao hơn. Từ việc nhấn mạnh công cha, nghĩa mẹ to lớn như vậy, bài ca dao đưa ra lời khuyên nhủ đối với những phận làm con: “Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi!”. Nhắc đến “cù lao chín chữ” là nhắc đến công ơn sinh thành, dưỡng dục vất vả khó khăn của cha mẹ dành cho con. Nhớ đến công cha nghĩa mẹ “Núi cao bể rộng mênh mông”, mong con hãy lấy tấm tình bé nhỏ của mình để đền đáp ơn nghĩa to lớn vời vợi ấy.