Ngữ văn 6 Bài 3 Vẻ đẹp quê hương -Tri thức đọc hiểu - Chân trời sáng tạo

Ngữ văn 6
Bài 3 : Vẻ đẹp quê hương 

Tri thức đọc hiểu

Lục bát là thể thơ có từ lâu đười của dân tộc Việt Nam. Một cặp câu lục bát gồm một dòng 6 tiếng (dòng lục) và một dòng 8 tiếng (dòng bát).

Về cách gieo vần: tiếng thứ sáu của dòng lục vần với tiếng thứ sáu của dòng bát kế nó, tiếng thứ tám của dòng bát vần với tiếng thứ sáu của dòng lục tiếp theo.

Về ngắt nhịp: thơ lục bát thường được ngắt nhịp chẵn, ví dụ như 2/2/2, 2/4/2, 4/4,...

Về thanh điệu: sự phối hợp thanh điệu giữa các tiếng trong một cặp câu lục bát được thể hiện như sau:

 12345678
Lụcbằng-trắc-bằng  
Bát-bằng-trắc-bằng-bằng

Các tiếng ở vị trí 1, 3, 5, 7 có thể được phối thanh tự do. Riêng các tiếng ở vị trí 2, 4, 6, 8 phải tuân thủ theo quy định sau: tiếng thứ hai là thanh bằng, tiếng thứ tư là thanh trắc; riêng trong dòng bát, nếu tiếng thứ sáu là thanh bằng (ngang) thì tiếng thứ tám phải là thanh bằng (huyền) và ngược lại. Ví dụ:

Ngoài thềm rơi chiếc lá đa

Tiếng rơi rất mỏng như là rơi nghiêng.

(Trần Đăng Khoa, Đêm Côn Sơn, in trong Góc sân và khoảng trời, NXB Kim Đồng, 2017).

Lục bát biến thể là thể thơ lục bát được biến đổi về số tiếng, cách gieo vần, cách ngắt nhịp, cách phối hợp bằng trắc trong các dòng thơ.

Hình ảnh là một yếu tố quan trọng của thơ, giúp người đọc "nhìn" thấy, tưởng tượng ra điều mà nhà thơ miêu tả, cảm nhận qua các giác quan như: thính giác, khứu giác, vị giác, thị giác, xúc giác.

Tính biểu cảm của văn bản văn học là khả năng văn bản gợi cho người đọc những cảm xúc như vui, buồn, yêu, ghét,...

Luyện tập

Đâu không phải đặc điểm của thơ lục bát?

Tiếng thứ 6 câu sáu gieo vần tiếng thứ 6 câu tám. Tiếng thứ 8 câu tám gieo vần tiếng thứ 6 câu sáu tiếp theo.
Số tiếng trong các câu thơ cố định.
Số tiếng trong các câu thơ không cố định. 
Thường sử dụng nhịp chẵn.

Tri thức tiếng Việt

Lựa chọn từ ngữ phù hợp với việc thể hiện nghĩa của văn bản.

- Khi nói hoặc viết, người nói (viết) thường phải huy động vốn từ ngữ đã được tích lũy (trong đó có những từ ngữ đồng nghĩa, gần nghĩa) để lựa chọn những từ ngữ phù hợp nhất với việc thể hiện nội dung của văn bản.

Cách lựa chọn từ ngữ thích hợp khi nói hoặc viết:

+ Xác định nội dung cần diễn đạt.

+ Huy động các từ ngữ đồng nghĩa, gần nghĩa; từ đó lựa chọn những từ ngữ có khả năng diễn đạt chính xác nhất nội dung muốn thể hiện.

+ Chú ý khả năng kết hợp hài hòa giữa từ ngữ được lựa chọn với những từ ngữ được sử dụng trước và sau đó trong cùng một câu (đoạn) văn.

Tác dụng: Lựa chọn từ ngữ phù hợp với việc thể hiện nghĩa của văn bản giúp diễn đạt chính xác và hiệu quả điều mà người nói (viết) muốn thể hiện.

Ví dụ: So với cánh đồng bao la, bát ngát, cô gái quả rất nhỏ bé, mảnh mai.

Các từ "mảnh mai" và "mảnh khảnh" đều có nghĩa là mảnh, trông có vẻ yếu nhưng từ "mảnh mai" thể hiện một vẻ đẹp ưa nhìn. Vì vậy, trong câu văn trên, tác giả đã lựa chọn từ "mảnh mai" để miêu tả vẻ đẹp của cô gái.

Bài đăng

Ngữ văn 6 Bài 3 : Ký ( Hồi ký và du ký) - Cánh Diều

Cách trả lời thông minh khi bị chửi bị cà khịa

Thuyết Trình Về Gia Đình

Món quà sinh nhật

Ngữ Văn 6 Bài 6 Đọc: Con gái của mẹ (Thái Bá Dũng) - Chân trời sáng tạo

Ngữ văn 6 Bài 2 Tự đánh giá: Những điều bố yêu - Cánh Diều

Ngữ Văn 6 Bài 5 Đọc: Đánh thức trầu (Trần Đăng Khoa) - Chân trời sáng tạo

Tả lại lễ kỉ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 ở trường em

Ngữ văn 6 Bài 4 Đọc: Chuyện cổ nước mình - Kết nối tri thức

Ngữ văn 6 Bài 2 Sọ dừa - Chân trời sáng tạo

Bài đăng phổ biến từ blog này

Ngữ Văn 6 Bài 6 Đọc: Gió lạnh đầu mùa (Thạch Lam) - Chân trời sáng tạo

Ngữ văn 6 Bài 7: Cây khế - Kết nối tri thức

Cách trả lời thông minh khi bị chửi bị cà khịa

Ngữ văn 6 Bài 7: Vua chích chòe - Kết nối tri thức

Ngữ văn 6 Bài 7: Viết bài văn đóng vai nhân vật kể lại một truyện cổ tích - Kết nối tri thức