Ngữ văn 6 Bài 2 Ôn tập - Chân trời sáng tạo

Ngữ văn 6
Bài 2: Ôn tập

Câu 1 (trang 58 sgk Ngữ văn 6 tập 1)

Hãy tóm tắt cốt truyện và nêu chủ đề của các truyện đã đọc vào bảng theo mẫu sau:

 Gợi ý:

Đọc lại 3 truyện đã học ở tuần 2 và hoàn thiện bảng.

Trả lời:

Câu 2 (trang 58 sgk Ngữ văn 6 tập 1)

 Em thích nhất truyện nào trong các truyện trên? Vì sao?

Gợi ý:

Tùy theo cảm nhận của bản thân, chọn truyện mà em thích nhất và trình bày lí do.

Trả lời:

Dựa vào 3 mẩu truyện trên, em có thể chọn một truyện mà mình thích nhất và trình bày lí do.

Ví dụ: Em thích nhất truyện Sọ Dừa vì truyện đưa ra một kết thúc có hậu cho những người hiền lành, lương thiện và dạy chúng em bài học về cách nhìn người cũng như nếp sống đạo đức, lương thiện.

Câu 3 (trang 58 sgk Ngữ văn 6 tập 1)

Theo em, để có thể kể lại truyện cổ tích một cách sinh động, hấp dẫn (bằng hình thức viết và nói) thì cần phải chú ý những điều gì?

Gợi ý:

Đọc lại phần nói và viết để xác định yêu cầu cho việc kể truyện cổ tích.

Trả lời:

Với hình thức viết cần phải chú ý:

- Bước 1: Chuẩn bị trước khi viết hoặc nói cần tìm đọc truyện cổ tích. Trong truyện đó, chi tiết nào gây ấn tượng sâu sắc nhất, có nhân vật đáng nhớ nhất, có cốt truyện thú vị nhất?

- Bước 2: Tìm ý và lập dàn ý. Cần đọc kĩ truyện đã chọn và tìm ý cho truyện như hoàn cảnh xảy ra câu chuyện, nhân vật, sự việc xảy ra, cảm nghĩ của em về truyện và từ đó có thể sắp xếp các ý đã tìm theo một dàn ý.

- Bước 3: khi viết bài, cần đảm bảo thể hiện được các đặc điểm của kiểu bài kể lại một truyện cổ tích.

Đối với hình thức nói, cần lưu ý:

- Bước 1: xác định đề tài, người nghe có thể là ai, mục đích, không gian và thời gian nói.  Từ đó sẽ định hướng được nội dung bài nói, tăng hiệu quả giao tiếp.

- Bước 2: TÌm ý tưởng cho bài nói, có thể sử dụng thêm hình ảnh, tranh vẽ để bài nói được sinh động.

- Bứớc 3: Khi kể cần chú ý giọng điệu, phù hợp với nhân vật, sự việc khác nhau. Kết hợp với cử chỉ, nét mặt, điệu bộ để nội dung được hấp dẫn hơn. Chú ý lựa chọn từ ngữ thích hợp với ngôi kể, tránh dùng ngôn ngữ viết.

Câu 4 (trang 58 sgk Ngữ văn 6 tập 1)

Truyện cổ tích có ý nghĩa như thế nào đối với cuộc sống của chúng ta?

Gợi ý:

Nhớ lại các bài học từ truyện cổ tích và trả lời câu hỏi này.

Trả lời:

Truyện cổ tích là những giá trị văn hoá dân gian được truyền đời qua nhiều thế hệ, mỗi câu chuyện là những bài học đạo lí, những giá trị văn hoá dân tộc được cha ông ta lưu giữ và truyền lại. Vì vậy, qua những truyện cổ tích chúng ta sẽ thêm hiểu về văn hoá đất nước trong quá khứ và quan trọng hơn là tiếp thu thêm những bài học làm người ý nghĩa cho bản thân.


Bài đăng

Cách trả lời thông minh khi bị chửi bị cà khịa

Ngữ Văn 6 Bài 6 Đọc: Con gái của mẹ (Thái Bá Dũng) - Chân trời sáng tạo

Thuyết Minh Về Bài Thơ Bếp Lửa

Món quà sinh nhật

Ngữ văn 6 - Bài 6: Truyện (Truyện đồng thoại, Truyện của Pu-skin và An-đéc-xen) - Cánh diều

Ngữ văn lớp 6 Bài 6 Sơn Tinh Thủy Tinh - Kết nối tri thức

Ngữ Văn 6 Bài 1 : Đọc hiểu văn bản: Thánh Gióng - Cánh Diều

Ngữ Văn 6 Bài 6 Đọc: Tuổi thơ tôi (Nguyễn Nhật Ánh) - Chân trời sáng tạo

Viết thư Quốc tế UPU lần thứ 54 năm 2025: "Hãy tưởng tượng bạn là đại dương"

Ngữ Văn 6 Bài 6 Đọc: Chiếc lá cuối cùng (O Hen-ri) - Chân trời sáng tạo

Bài đăng phổ biến từ blog này

Ngữ Văn 6 Bài 6 Đọc: Gió lạnh đầu mùa (Thạch Lam) - Chân trời sáng tạo

Ngữ văn 6 Bài 7: Cây khế - Kết nối tri thức

Cách trả lời thông minh khi bị chửi bị cà khịa

Ngữ văn 6 Bài 7: Vua chích chòe - Kết nối tri thức

Ngữ văn 6 Bài 7: Viết bài văn đóng vai nhân vật kể lại một truyện cổ tích - Kết nối tri thức