Cảm nhận về bài kí Cha tôi của Đặng Huy Trứ


Cảm nhận về bài kí Cha tôi của Đặng Huy Trứ

Bài làm

  Đặng Huy Trứ (1825–1874) hiệu là Tỉnh Trai và Vọng Tân, tự là Hoàng Trung, người làng Thanh Lương, huyện Hương Điền, tỉnh Thừa Thiên – Huế. Ông đã dâng nhiều thư điều trần đề xuất tư tưởng tân tiến nhưng đáng tiếc là những tư tưởng của ông không được thực hiện. Đặng Dịch Trai ngôn hành lục thuộc thể kí, là tác phẩm khá thành công của Đặng Huy Trứ.

   Đặng Dịch Trai ngôn hành lục của Đặng Huy Trứ là tác phẩm thuộc loại văn tự thuật, một thể tài khá quen thuộc của kí trung đại. Trong tác phẩm, tác giả nhắc nhiều đến người cha của mình là Đặng Văn Trọng. Là một trí thức có nhân cách, nhưng phải sống vào giai đoạn nửa cuối thế kỉ XIX, chứng kiến những cơn suy vong của vận mệnh dân tộc, ông đã đau lòng trước sự tan rã của hệ thống đạo đức luân lí phương Đông. Và vì thế ông tiếc nuối thời kì đã qua và gửi gắm niềm nuối tiếc ấy vào nỗi nhớ thương về người cha mà ông vô cùng kính trọng. Đoạn trích Cha tôi không đơn giản là tấm lòng của tác giả đối với người cha mà còn thể hiện những suy nghĩ của ông về lẽ sống, nhân sinh.

Đoạn trích Cha tôi lần lượt thuật lại ba sự kiện tiêu biểu, ba khúc ngoặt trên đường thi cử của nhân vật “tôi” (tức Đặng Huy Trứ).

Sự kiện thứ nhất xảy ra vào mùa thu năm Quý Mão (1843), “tôi theo cha cùng người anh con bác trưởng là Đặng Huy Sĩ đến trường Phú Xuân để thi”. Nhân vật “tôi” đi thi với mục đích “quen với tiếng trống trường thi”. Nào ngờ, mới một lần đi thi lại trúng thứ ba. Còn người cha, nghe tin con đỗ, một tin vui đối với cả gia tộc, dòng họ thì lại có phản ứng thật lạ : “cha tôi dựa vào cây xoài, nước mắt ướt áo” như là “gặp việc chẳng lành”. Những giọt nước mắt của người cha ấy thể hiện tấm lòng cao cả, nỗi lo lắng của một người cha, một người từng trải, người vốn đã rất hiểu lẽ đời.

Sự kiện thứ hai được thuật lại trong đoạn trích vẫn lại là chuyện thi cử. Lần thứ hai, người con đỗ đạt và người cha cũng có phản ứng tương tự. “Bậc đỗ đại khoa ắt phải là người phúc phận lớn. Con tôi đức độ ra sao mà được như vậy, chỉ làm cho tôi thêm lo lắng”. Không phải người cha không tin vào khả năng của con mình. Đây là cách phản ứng của một người cha có suy nghĩ sâu sắc, chín chắn.

Sự kiện thứ ba được tác giả thuật lại trong đoạn trích có khác với hai sự kiện trên. Tác giả đã chọn kể hai sự việc đồng thời xảy ra trong gia đình để ngợi ca tấm lòng và nhân cách của người cha. “Kì thi Đình năm ấy vào ngày 26 tháng 4. Đúng hôm đó, từ cuối nhà bên trái điện Cần Chánh báo tin dữ: bác ngự y Đặng Văn Chức mất. Tôi thì vừa bị đánh hỏng trong kì thi Đình… Cả nhà lại càng buồn cho tôi”. Trước hai tin dữ ấy, Đặng Văn Trọng đau đớn trước cái chết của người anh và coi việc con trai bị đánh hỏng là “không có chuyện gì đáng kể”. Việc để bị đánh trượt trong kì thi Đình là một lỗi lầm rất lớn. Nhưng ông không dừng lại ở việc chỉ ra sai lầm của con, mà quan trọng hơn, ông đã khuyên nhủ con trai những lời thấu tình đạt lí. Lời khuyên của người cha chứa đựng những triết lí về cuộc sống. Nó đã giúp cho người con nhận ra lỗi lầm của mình, nhưng không bị rơi vào sự tuyệt vọng, bi quan hay phẫn uất.

Lí lẽ và quan niệm về chuyện thi cử, về thành công và thất bại của người cha đều rất sâu sắc. Đó cũng chính là một bài học nhân sinh quý giá cho người đời sau. Ông là điển hình mẫu mực của một nhà nho chân chính. Qua câu chuyện của bản thân mình, tác giả đã đưa ra một triết lí sống rất thực tế và sâu sắc: ở đời, điều quan trọng không phải là thành công hay thất bại. Điều quan trọng là ta phải biết vì sao mình thất bại, từ đó rút ra bài học cho bản thân. Thành công không kiêu ngạo tự mãn, thất bại không bi quan tuyệt vọng. Phải biết mình biết ta.

   “Cha tôi” đã mang đến cho người đọc một cái nhìn toàn diện về quan điểm sống của một nhà Nho chân chính, một người cha mẫu mực, nghiêm khắc mà đầy tình thương yêu cũng như những tư tưởng giáo dục làm người sâu sắc trong mọi thời đại.


Xem thêm nhiều video's trên kênh YouTube Soạn bài cho con

Bài đăng

Ngữ văn 6 Bài 3 : Ký ( Hồi ký và du ký) - Cánh Diều

Ngữ Văn 6 Bài 6 Đọc: Con gái của mẹ (Thái Bá Dũng) - Chân trời sáng tạo

Cách trả lời thông minh khi bị chửi bị cà khịa

Ngữ văn 6 Bài 2 Tự đánh giá: Những điều bố yêu - Cánh Diều

Thuyết Trình Về Gia Đình

Ngữ văn 6 Bài 5 Đọc: Cô Tô - Kết nối tri thức

Món quà sinh nhật

Ngữ Văn 6 Bài 5 Đọc: Đánh thức trầu (Trần Đăng Khoa) - Chân trời sáng tạo

Ngữ văn 6 Bài 2 À ơi tay mẹ - Cánh Diều

Ngữ văn 6 Bài 4 Thực hành đọc: Hành trình của bầy ong - Kết nối tri thức

Bài đăng phổ biến từ blog này

Ngữ Văn 6 Bài 6 Đọc: Gió lạnh đầu mùa (Thạch Lam) - Chân trời sáng tạo

Ngữ văn 6 Bài 7: Cây khế - Kết nối tri thức

Cách trả lời thông minh khi bị chửi bị cà khịa

Ngữ văn 6 Bài 7: Vua chích chòe - Kết nối tri thức

Ngữ văn 6 Bài 7: Viết bài văn đóng vai nhân vật kể lại một truyện cổ tích - Kết nối tri thức