NGHỊ LUẬN VỀ VẤN ĐỀ “RỪNG VÀNG BIỂN BẠC”

NGHỊ LUẬN VỀ VẤN ĐỀ “RỪNG VÀNG BIỂN BẠC”

MẪU SỐ 1

     Nước Việt Nam từ xa xưa cho tới bây giờ luôn luôn tự hào về “rừng vàng biển bạc” của dân tộc chúng ta. Chúng ta luôn luôn tự hào về những diện tích rừng trải dài từ Bắc vào Nam, cũng như đường bờ biển rộng với nhiều tài nguyên, khoáng sản và sản vật quý giá. Tuy nhiên, tự hào là vậy nhưng ngày nay một phần nhiều là do ý thức của con người mà khái niệm “rừng vàng biển bạc” của nước ta đang rơi vào nguy cơ mất đi. Diện tích rừng đang dần thu hẹp do cây rừng bị chặt phá bừa bãi, biển thì bị ngày một ô nhiễm và bị con người khai thác tài nguyên một cách bừa bãi. Đây là một vấn đề vô cùng nhức nhối và đáng được quan tâm trong xã hội hiện nay.

      Trước hết chúng ta cần phải hiểu rõ nội dung của câu thành ngữ “Rừng vàng biển bạc”. Câu thành ngữ là một cách ông cha ta thể hiện lòng tự hào về thiên nhiên trù phú của giang sơn gấm vóc Việt Nam. Việt Nam chúng ta được thiên nhiên ưu ái với đường bờ biển trải dài với nhiều loại thủy hải sản, đất đai màu mỡ tạo điều kiện cho nhiều loài sinh vật phát triển, có nhiều loại khoáng sản được phân bố nhiều nơi trên khắp cả nước, … Với những thuận lợi như vậy, đất nước ta thực sự có cơ hội lớn để phát triển, đời sống nhân dân phần nhiều được đầy đủ, cải thiện.

Tuy nhiên, khi được giảng giải về câu nói “Rừng vàng biển bạc”, nhiều học sinh lại có cái nhìn chưa thực sự đúng đắn. Họ cho rằng đất nước mình như vậy là quá đầy đủ cho nên có thể ỷ lại vào sự giàu có đó để lơ là việc học hành. Đây cũng có thể được coi là một sai sót trong nền giáo dục. Thực tế hiện nay, có rất nhiều người đang khai thác và sử dụng nguồn tài nguyên một cách bừa bãi. Họ chặt phá rừng, khái thác tài nguyên khoáng sản, săn bắt động vật hoang dã,… nhằm thu lợi nhuận cho chính mình. Việc làm này đã gây tác động không nhỏ tới môi trường và ảnh hưởng tới đời sống sinh hoạt của nhiều người dân. Chặt phá rừng trái phép, đặc biệt là rừng đầu nguồn, khiến cho đất đai bị xói mòn, hạn hán, lũ lụt kéo dài triền miên và xảy ra liên tiếp tại một số khu vực. Nạn săn bắn động vật hoang dã khiến nhiều loài động vật có nguy cơ bị tuyệt chủng, làm mất cân bằng hệ sinh thái. Khai thác sắt, dầu khí, … bừa bãi khiến cho việc sử dụng chúng không thực sự hiệu quả, làm tiêu hao tài nguyên, trong khi chúng ta vẫn phải đi nhập khẩu nhiều mặt hàng của các quốc gia khác.

Vậy làm thế nào để cải thiện và làm giảm thiểu hiện trạng đáng buồn này? “Rừng vàng biển bạc” là câu nói khiến cho chúng ta thêm yêu, thêm quý trọng quê hương đất nước mình. Bên cạnh đó, nó cũng đưa ra một vấn đề đó chính là chúng ta phải làm thế nào để bảo vệ và giữ gìn. Đặc biệt là thế hệ trẻ – những người đang được giáo dục về bài học này – càng cần có ý thức hơn về suy nghĩ và hành vi của chính mình. “Rừng vàng biển bạc” là một câu thành ngữ đúng về đất nước ta. Ta cần phải có cách hiểu và cái nhìn đúng đắn về câu thành ngữ này để có định hướng rõ ràng trong tương lai để đất nước ta phát triển không phải nhờ việc khai thác, mà là nhờ khả năng sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên đó.

     Ngay từ bây giờ, chúng ta hãy cùng nhau chung tay bảo vệ tài nguyên thiên nhiên rừng và biển của Việt Nam ta. Để rừng và biển của đất nước, dân tộc chúng ta luôn luôn phong phú, giàu có và đa dạng. Để chúng ta có thể mãi mãi tự hào về tài nguyên của dân tộc Việt Nam.

MẪU SỐ 2 

   Việt Nam ta được coi là một đất nước giàu tài nguyên thiên nhiên, có những cánh rừng bạt ngàn, có những bờ biển trải dài. Nhờ có được sự ưu ái về mặt lãnh thổ cũng như sự ưu ái của mẹ thiên nhiên mà đất nước ta được biết đến là một đất nước có rừng vàng biển bạc.

    Từ khi có trái đất, loài người đã sinh sống được nhờ môi trường thiên nhiên xung quanh mình. Bầu không khí trong lành, nguồn nước mát và màu xanh kì diệu của muôn ngàn cây lá khác nhau. Vì vậy câu “ rừng vàng biển bạc ” để khẳng định giá trị của rừng và biển. Trước hết nói đến “rừng vàng”ai cũng biết Việt Nam là một nơi có những cánh rừng rộng đến hàng triệu hecta rộng bao la. Trong thực tế rừng đã mang lại rất nhiều lợi ích cho con người, rừng là nơi cung cấp nguyên liệu làm giấy, xây dựng nhà cửa và vật dụng trong gia đình. Thậm chí, phút cuối cuộc đời cũng nằm trong tấm gỗ của rừng… Rừng còn là kho dược liệu vô giá mà thiên nhiên đã ban tặng cho con người, còn là nơi sinh sống, trú ngụ cho biết bao loài động vật. Rừng phục vụ du lịch, là nơi nghỉ mát, nơi cắm trại… Rừng cần cho cuộc sống biết nhường nào. Nhưng quan trọng hơn cả rừng chính là môi trường sinh thái, môi trường sống cho loài người rừng còn được phong tặng là “ nhà máy lọc bụi tối tân nhất ”. Rừng có nhiều lợi ích đối với cuộc sống của con người như vậy. Vậy mà nạn phá rừng đang diễn ra tràn lan và bừa bãi. Hàng loạt những cây to ngàn năm bị đốn hạ, hàng ngàn khu rừng bị đốt cháy cảnh tượng thật đau thương. Hậu quả của việc phá hủy rừng rất nguy hiểm, hằng ngày có biết bao nhà máy thải khí độc vào bầu khí quyển, biết bao bụi bặm trên các đường phố. Rừng vốn dùng để chống thiên tai bây giờ mất rừng rồi mọi tai họa sẽ ập xuống đầu con người đặc biệt là người sống ở nơi hay xảy ra thiên tai lũ lụt SOS báo động toàn thế giới: Đã đến lúc chúng ta phải bảo vệ rừng bảo vệ môi trường sinh thái.

     Một nguồn tài nguyên cũng không kém phần quý giá đó chính là biển. Với đường bờ biển kéo dài 3260 km  và rộng 1 triệu kilomet vuông, tài nguyên biển của nước ta rất giàu khoáng sản và thủy hải sản. Những vùng ven biển nghề làm muối rất phát triển, nhiều bãi biển đẹp có thể trở thành nơi du lịch phục vụ du khách trong và ngoài nước. Nguồn khoáng sản giàu giá trị nhất ở biển là dầu mỏ nó ảnh hưởng trực tiếp đến nền kinh tế của nước ta. Nhiều loài sinh vật biển giàu thành phần và có khả năng sinh đẻ nhanh giúp những người chăn nuôi cũng có nguồn thu nhập cao. Thủy hải sản ở biển có giá trị cao về mặt dinh dưỡng cũng như kinh tế. Chính vì vậy biển cũng có một vai trò vô cùng quan trọng đối với việc sinh sống và làm ăn của người dân. Nhưng hiện nay tài nguyên biển cũng đang bị đe dọa do nạn đánh bắt thủy hải sản, khai thác dầu mỏ một cách bừa bãi. Một số khu vực nguồn nước còn bị ô nhiễm nặng nề do hóa chất, rác thải… Để bảo vệ nguồn tài nguyên quý báu này chúng ta cần chung tay ngăn chặn những kẻ không có ý thức hiểu biết kém vì cái lợi cá nhân mà làm hại đến cả một quốc gia dân tộc.

   “ Rừng vàng biển bạc ” nếu không biết cách khai thác sử dụng hợp lý thì có nhiều đến đâu cũng sẽ hết. Đến lúc nguồn tài nguyên quan trọng này bị cạn kiệt thì thực sự cuộc sống của con người sẽ bị đe dọa. Hãy tỉnh ngộ khi chưa quá muộn đừng vì chút lợi trước mắt mà phá hủy cuộc sống của chính mình và tất cả mọi người.

 MẪU SỐ 3 

     Con người đến với cuộc đời trên muôn vàn cung đường phong phú, rộng lớn khác nhau, và lẽ tự nhiên, con người cũng gắn kết bản thân trong rất nhiều các mối quan hệ. Một mối quan hệ luôn được con người nhắc đến là con người trong quan hệ với tự nhiên. Việt Nam chúng ta vẫn thường được coi là một đất nước, một quốc gia “rừng vàng biển bạc” Quả thật, chúng ta đã được bà mẹ thiên nhiên hào phóng ban tặng cho nguồn tài nguyên khổng lồ. Nhưng sự thật có đang là như vậy?

     Câu thành ngữ “Rừng vàng biển bạc” thể hiện một niềm tự hào về sự giàu có, trù phú của nguồn tài nguyên thiên nhiên của cha ông ta. “ Vàng” và “bạc” đều là những thứ quý, lại đắt, do đó khi nói “rừng vàng biển bạc” là muốn nói đến cả diện tích, mật độ tài nguyên thiên nhiên của nước chúng ta rất nhiều. Quả thật vậy, từ Nam chí Bắc đến miền Trung, đâu đâu ta cũng thấy rừng và biển, có những khu rừng, những bãi biển rất đẹp, hằng năm đón một lượng khách du lịch trong nước và ngoài nước rất đông.

Trước đây, từ những năm tháng đất nước còn chiến tranh, rừng và biển đóng một vai trò hết sức quan trọng. Nếu không có những nguồn tài nguyên thiên nhiên quý giá ấy thì làm sao chúng ta có chiến thắng Bạch Đằng lững lấy của Ngô Quyền trước quân Nam Hán, làm sao có chiến thắng ải Chi Lăng trước giặc Minh? Thời đó, rừng, biển còn phong phú, con người sống rất chan hòa với tự nhiên.

Nhưng thời gian đã thay đổi tất cả. Con người bước sang kỉ nguyên của văn minh và hiện đại, đi liền với đó là sự công nghiệp hóa, hiện đại hóa hầu hết các lĩnh vực. Giờ đây, rừng ngày càng “cạn”, biển ngày càng thay đổi. Muốn có sự văn minh, hiện đại của cơ khí. May móc, con người sẵn sàng phá hủy rừng. Người ta lại vào rừng lấy gỗ để khai thác, xuống biển để săn bắt những thứ quý hiếm, lại còn cả đốt rừng làm nương rẫy nữa,.. Muốn khai thác biển, người ta dùng cả bom, mìn, dẫn đến những sản vật của biển ngày càng khan kiểm và biển thì bị ô nhiễm nặng nề.

Sở dĩ lại có những hiện tượng như vậy bởi chúng ta vẫn nghĩ rằng tài nguyên thiên nhiên là vô tận mà không hề nghĩ đến hậu quả rằng khi bà mẹ thiên nhiên nổi giận thì rất nhiều những thiên tai sẽ xảy đến. Mặt khác cũng bởi trình độ dân trí của nước chúng ta ở một vài nơi còn chưa cao, người dân không có nhận thức đầy đủ về vấn đề môi trường. Sự ảnh hưởng trong công nghiệp cũng khiến nước ta dần mất đi nguồn tài nguyên thiên nhiên quý giá.

Thiên nhiên luôn có giới hạn. Khi con người khai thác kiệt quệ thì sẽ không còn “rừng vàng biển bạc”. Do đó, mỗi chúng ta, cần ý thức sâu sắc và rõ ràng hơn tầm quan trọng của thiên nhiên và hậu quả nếu chúng ta khai thác một cách bừa bãi. Hãy hành động ngay từ những việc làm nhỏ nhất, trở thành những tuyên truyền viên để lan tỏa những ứng xử tốt đẹp với tự nhiên. Đồng thời, thái độ của chúng ta với thiên nhiên phải là thái độ chan hòa, là thái độ với những người bạn chứ không phải là những kẻ địch.

       Ngày nay, biến đổi khí hậu đang diễn ra một cách mạnh mẽ: băng tan dần, trái đất nóng lên,…, đó là những hậu quả tất yếu mà con người phải gánh chịu. Do đó, vẫn biết chúng ta đang sở hữu “rừng vàng biển bạc” nhưng bao giờ khai thác cũng phải đi liền với tái tạo, có như vậy hành tinh này mới được phủ bởi màu xanh…

Xem thêm nhiều videos trên kênh YouTube Soạn bài cho con

Bài đăng

Thuyết Minh Về Nhà Tù Sơn La

Cách trả lời thông minh khi bị chửi bị cà khịa

Ngữ văn 6 Bài 3 : Ký ( Hồi ký và du ký) - Cánh Diều

Món quà sinh nhật

Ngữ văn 6 Bài 3 Nói và nghe: Kể lại một trải nghiệm của em - Kết nối tri thức

Bài thuyết trình về đất nước Việt Nam

Ngữ văn 6 Bài 3 Thực hành đọc: Lắc-ki thực sự may mắn - Kết nối tri thức

Thuyết Trình Về Gia Đình

Ngữ văn 6 Bài 2 Về thăm mẹ - Cánh Diều

Ngữ Văn 6 Bài 1 : Đọc hiểu văn bản: Thạch Sanh - Cánh Diều

Bài đăng phổ biến từ blog này

Ngữ Văn 6 Bài 6 Đọc: Gió lạnh đầu mùa (Thạch Lam) - Chân trời sáng tạo

Ngữ văn 6 Bài 7: Cây khế - Kết nối tri thức

Cách trả lời thông minh khi bị chửi bị cà khịa

Ngữ văn 6 Bài 7: Vua chích chòe - Kết nối tri thức

Ngữ văn 6 Bài 7: Viết bài văn đóng vai nhân vật kể lại một truyện cổ tích - Kết nối tri thức