Giải thích câu tục ngữ Uống nước nhớ nguồn

Giải thích câu tục ngữ Uống nước nhớ nguồn

   Bên cạnh những câu ca dao, tục ngữ dạy con cháu về cách làm ăn sinh hoạt, thì những câu tục ngữ về cách đối nhân xử thế, giao tiếp hằng ngày cũng được truyền lại cho đời sau. Trong đó, những câu ca dạy thế hệ mai sau về đạo lý ân nghĩa thuỷ chung. Một trong số đó là câu: “Uống nước nhớ nguồn ”.

Trước hết ta phải hiểu nội dung câu tục ngữ là gì? “Uống nước ” chính là sự hưởng thụ những thành quả vật chất và tinh thần. “Nhớ nguồn ” là sự tri ân, giữ gìn phát huy những thành quả của người làm ra chúng. Như vậy cả câu tục ngữ là lời khuyên, lời dạy bảo chúng ta phải biết ơn thế hệ cha anh và phát huy những thành quả của họ.

   Từ cách giải thích ở trên ta thấy câu tục ngữ thể hiện phẩm chất cao quý của con người có nhiều ý nghĩa cao đẹp.Thật vậy, thành quả không tự nhiên mà có. Đất nước hoà bình mà chúng ta sống hôm nay được đổi bằng sinh mạng của biết bao người ngã xuống. Bởi vậy ta không được phép quên tổ tiên, nòi giống và những người đã chiến đấu, hy sinh bảo vệ quê hương. Cha mẹ, ông bà người thân đã sinh ra ta, nuôi dưỡng ta khôn lớn, thầy cô dạy dỗ ta học hành trở nên người có ích cho xã hội… Tất cả đều là “nguồn” để ta phải nhớ, phải tri ân.

Lòng biết ơn là cở sở của đạo làm người. Trong mỗi gia đình, bàn thờ tổ tiên được đặt ở nơi trang trọng. Những hoạt động thường niên của nước ta như: Phong trào đền ơn đáp nghĩa. Chúng ta đang hưởng thụ những thành quả mà ông cha ta đã phải đổ cả máu và nước mắt để có được nền độc lập, tự do cho chúng ta ngày hôm nay. Vì vậy những hoạt động liên quan đến việc đền ơn đáp nghĩa đối với thương binh, liệt sĩ, bà mẹ Việt Nam anh hùng và những gia đình có công với cách mạng… được nhiều người quan tâm và hưởng ứng.

Đó đơn giản chỉ là những lời hỏi thăm, động viên những người thương binh may mắn còn sống sót trong cuộc chiến tranh, họ đã để lại một phần máu thịt của mình trên chiến trường, chúng ta có thể giúp họ hòa nhập cuộc sống này bằng việc tạo công ăn việc làm cho họ. Hay chúng ta có thể đến tặng quà và hỏi thăm thân nhân của những gia đình liệt sĩ. Vào ngày 27-7 hàng năm, các hoạt động như thắp hương, quét dọn và tỉa cành, cắt cỏ quanh mộ của nghĩa trang liệt sĩ.

Đồng thời, chúng ta cũng phải lên án, phê phán những tư tưởng, hành động trái ngược. Đó là những kẻ vô ơn, “khỏi vòng cong đuôi”, “qua cầu rút ván”, những kẻ vong ân bội nghĩa, ăn cháo đá bát, lừa thầy phản bạn, thờ ơ với quá khứ, quên nguồn cội, chà đạp lên giá trị tinh thần tốt đẹp của dân tộc.

Thấm nhuần ý nghĩa của câu tục ngữ, ta thấy: "Uống nước nhớ nguồn" là phẩm chất cần có của con người. Mỗi chúng ta cần có trách nhiệm gìn giữ, vun đắp, phát huy truyền thống đạo lí tốt đẹp đó.

Ở lứa tuổi học sinh, chúng ta chưa làm ra của cải vất chất, tinh thần cho xã hội, do đó hãy bày tỏ lòng biết ơn chân thành với cha mẹ, thầy cô bằng lời nói, việc làm cụ thể của mình: phấn đấu học tập, rèn luyện và tu dưỡng thành con ngoan, trò giỏi để trở thành những công dân có ích cho xã hội sau này .

   Lòng biết ơn thực sự là một nét truyền thống đạo lý tốt đẹp của dân tộc song nó không tự nhiên mà có. Nó là kết quả của quá trình rèn luyện, tu dưỡng lâu dài của con người. Có lẽ bởi vậy mà tự thuở ấu thơ, lời ru thấm đượm ân tình của bà, của mẹ đã gieo mầm ân nghĩa:

“Công cha nghĩa mẹ ơn thầy
Nghĩ sao cho bõ những ngày ước ao…”.

Xem thêm nhiều videos trên kênh YouTube Soạn bài cho con

Bài đăng

Ngữ Văn 6 Bài 6 Đọc: Con gái của mẹ (Thái Bá Dũng) - Chân trời sáng tạo

Ngữ văn 6 Bài 3 : Ký ( Hồi ký và du ký) - Cánh Diều

Cách trả lời thông minh khi bị chửi bị cà khịa

Thuyết Trình Về Gia Đình

Ngữ văn 6 Bài 2 Tự đánh giá: Những điều bố yêu - Cánh Diều

Món quà sinh nhật

Ngữ văn 6 Bài 5 Đọc: Cô Tô - Kết nối tri thức

Ngữ Văn 6 Bài 5 Đọc: Đánh thức trầu (Trần Đăng Khoa) - Chân trời sáng tạo

Ngữ văn 6 Bài 2 À ơi tay mẹ - Cánh Diều

Ngữ văn 6 - Bài 6: Truyện (Truyện đồng thoại, Truyện của Pu-skin và An-đéc-xen) - Cánh diều

Bài đăng phổ biến từ blog này

Ngữ Văn 6 Bài 6 Đọc: Gió lạnh đầu mùa (Thạch Lam) - Chân trời sáng tạo

Ngữ văn 6 Bài 7: Cây khế - Kết nối tri thức

Cách trả lời thông minh khi bị chửi bị cà khịa

Ngữ văn 6 Bài 7: Vua chích chòe - Kết nối tri thức

Ngữ văn 6 Bài 7: Viết bài văn đóng vai nhân vật kể lại một truyện cổ tích - Kết nối tri thức