Chứng minh câu tục ngữ Ăn quả nhớ kẻ trồng cây

Chứng minh câu tục ngữ Ăn quả nhớ kẻ trồng cây

Bài làm

    Lòng biết ơn đối với người khác từ xưa đến nay vốn là truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta. Đây được coi là một phẩm chất đạo đức cần có của con người. Để nhắc nhở con cháu đời sau sống phải có lòng “ân nghĩa, thủy chung”, ông cha ta đã có câu tục ngữ “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”. Vậy, “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” là gì?

   Thật vậy! Đây là câu tục ngữ có một triết lí nhân văn sâu sắc. Lời khuyên này đã mượn hình ảnh rất quen thuộc trong đời sống để răn dạy: “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”. Nghĩa đen của câu tục ngữ này được hiểu như thế nào? “Ăn quả” là ăn những trái chín trên cành với hương vị ngọt ngào thì chúng ta phải “nhớ” có nghĩa là không quên người đã chăm bón, trồng nên cây. Từ hình ảnh ấy, người xưa luôn nhắc nhở chúng ta một vấn đề đạo đức sâu sa hơn: Người được hưởng thành quả lao động phải biết ơn người làm ra nó. Hay nói cách khác: Ta phải biết ơn những người mang lại cho ta cuộc sống ấm no, hạnh phúc như hôm nay.

Tại sao chúng ta phải “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây? ”Bởi tất cả những thành quả chúng ta hưởng được không phải tự dưng mà có. Từ những bát cơm dẻo là do chính tay người nông dân làm ra, một hạt lúc vàng là chín giọt mồ hôi. Rồi đến chiếc áo ta đang mặc, đôi giày ta đang đi, có được là nhờ đôi bàn tay khéo léo của những người thợ cùng với sự miệt mày, tận tụy trong đó. Tiếp đến, chúng ta mang ơn công sinh thành đối với cha mẹ – những người đã cho ta có mặt trên đời này, yêu thương ta vô điều kiện. Họ còn chẳng quản nắng mưa làm việc nuôi ta ăn học.


Vậy, chúng ta phải làm gì để xứng đáng với những công ơn to lớn đó? Hằng năm, nhân dân ta vẫn tổ chức những ngày lễ để kỉ niệm như Giỗ tổ Hùng Vương ngày mùng mười tháng ba, ngày Thương binh liệt sĩ hai mươi bảy tháng mười một để nhớ về những vị anh hùng dân tộc đã hi sinh cho đất nước,… Ngoài ra, còn có ngày hai mươi tháng mười một để tri ân các thầy cô giáo, dành tặng cho họ những bông hoa tươi thắm nhất hay ngày Thầy thuốc Việt Nam để cảm ơn những y bác sĩ đã chiến đấu ngày đêm giành lại sự sống cho bệnh nhân khỏi tay tử thần, chăm sóc họ. Trong các gia đình thì thắp hương cho ông bà, tổ tiên.

Đi kèm với những ngày lễ là những hoạt động thiết thực như học thật chăm chỉ để không phụ lòng thầy cô, lập quỹ để ủng hộ các bạn con thương binh liệt sĩ có hoàn cảnh khó khăn. Cùng với đó là những ngôi nhà tình thương có mặt trên khắp cả nước, từ miền xuôi đến miền ngược. Hay những đội quân tình nguyện ngày đêm miệt mài đi tìm hài cốt đồng đội ở chiến trường xưa nơi núi rừng sâu thẳm để đưa các anh về quê hương nơi an nghỉ cuối cùng.

Tuy nhiên, bên cạnh vẫn còn có người ‘Ăn cháo đá bát.” Họ cho rằng những quyền lợi, hạnh phúc mà họ được hưởng là những việc đương nhiên, thậm chí còn coi thường nó. Những kẻ ấy quen lối sống ăn chơi trên sự khó nhọc của người khác, sau này sẽ không còn ai giúp đỡ nữa.

      Vậy, câu tục ngữ “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” chính là đạo lí làm người mà ta nên khắc ghi, là bài học về đạo lí làm người. Chúng ta hãy nhớ đến công lao của những người đi trước và cả những người đã giúp ta có được thành công như hôm nay. Vậy nên, chúng ta – những thế hệ tương lai hãy giữ vững lẽ sống ấy và trở thành một con người tốt đẹp.

Bài tiếp theo 

Bài đăng

Thuyết Minh Về Nhà Tù Sơn La

Cách trả lời thông minh khi bị chửi bị cà khịa

Ngữ văn 6 Bài 3 : Ký ( Hồi ký và du ký) - Cánh Diều

Món quà sinh nhật

Ngữ văn 6 Bài 3 Nói và nghe: Kể lại một trải nghiệm của em - Kết nối tri thức

Bài thuyết trình về đất nước Việt Nam

Ngữ văn 6 Bài 3 Thực hành đọc: Lắc-ki thực sự may mắn - Kết nối tri thức

Thuyết Trình Về Gia Đình

Ngữ văn 6 Bài 2 Về thăm mẹ - Cánh Diều

Ngữ Văn 6 Bài 1 : Đọc hiểu văn bản: Thạch Sanh - Cánh Diều

Bài đăng phổ biến từ blog này

Ngữ Văn 6 Bài 6 Đọc: Gió lạnh đầu mùa (Thạch Lam) - Chân trời sáng tạo

Ngữ văn 6 Bài 7: Cây khế - Kết nối tri thức

Cách trả lời thông minh khi bị chửi bị cà khịa

Ngữ văn 6 Bài 7: Vua chích chòe - Kết nối tri thức

Ngữ văn 6 Bài 7: Viết bài văn đóng vai nhân vật kể lại một truyện cổ tích - Kết nối tri thức