Suy nghĩ của em về hiện tượng một số bạn trẻ ngày nay lạm dụng “ngôn ngữ teen” trong đời sống

Suy nghĩ của em về hiện tượng một số bạn trẻ ngày nay lạm dụng “ngôn ngữ teen” trong đời sống

Bài làm

Ôi tiếng Việt như đất cày, như lụa

Óng tre ngà và mềm mại như tơ”

(Lưu Quang Vũ)

Tiếng Việt của chúng ta rất giàu và đẹp, thể hiện phong phú tâm hồn của người Việt. Thế nhưng hiện nay, nhiều bạn trẻ vẫn chưa trân trọng giá trị của tiếng Việt, lam dụng “ngôn ngữ teen” trong đời sống. Hiện tượng này bắt nguồn từ đâu? Có tác hại như thế nào?

Ngôn ngữ tuổi teen là ngôn ngữ các bạn trẻ sử dụng khi tán gẫu trên mạng hay nhắn tin với nhau. Cơ sở của ngôn ngữ này là sự biến đổi, bóp méo tiếng Việt, ví dụ như dùng chữ “j” thay cho chữ “i” khi nhắn tin, “rồi” viết thành “gồi”…

Bản chất “ngôn ngữ teen” không xấu, nhưng do các bạn trẻ lạm dụng trong đời sống, nên gây ra thực trạng đáng buồn. Các bạn trẻ sử dụng ngôn ngữ teen trong giao tiếp với người lớn, điều này thể hiện sự thiếu tôn trọng. Trong các văn bản cần sự nghiêm trang như đơn, từ, bài tập làm văn trên lớp, các bạn do thói quen cũng sử dụng ngôn ngữ teen. Điều này gây ra rất nhiều tác hại. Thứ nhất, do quen nói sai, viết sai, nên thành tật khó bỏ, các bạn sẽ mắc lỗi phát âm không rõ ràng, viết sai chính tả. Thứ hai, quá trình giao tiếp trở nên kém hiệu quả, người nghe có thể không hiểu các bạn nói gì, hoặc hiểu sai ý các bạn. Thứ ba, lạm dụng ngôn ngữ teen sẽ làm hình ảnh của giới trẻ xấu đi trong mắt mọi người, khiến người đối diện cảm thấy họ không được tôn trọng khi giao tiếp.

Tại sao các bạn trẻ lại lạm dụng “ngôn ngữ teen”? Bởi vì đây là một ngôn ngữ vui nhộn, hài hước, rất được các bạn ưa chuộng, đôi khi hơi thái quá. Mặt khác, các bạn trẻ chưa phân biệt được hoàn cảnh nào nên sử dụng ngôn ngữ teen, hoàn cảnh nào không nên, dẫn đến sự lạm dụng. Để hạn chế nạn lạm dụng ngôn ngữ teen, giới trẻ cần rèn luyện kĩ năng sử dụng tiếng Việt thật thành thục, chúng ta chỉ nên dùng loại ngôn ngữ này trong hoàn cảnh giao tiếp thân mật với bạn bè, còn trong các hoàn cảnh nghiêm túc, hay khi viết các văn bản có tính chất trang trọng, chúng ta cần tuân thủ đúng các quy tắc tiếng Việt.

Là học sinh, mỗi chúng ta cần rèn luyện cho mình tình yêu tiếng mẹ đẻ, cần học cách sử dụng chính xác, hiệu quả tiếng Việt. Có nhiều cách để tập luyện: chúng ta có thể tập viết hằng ngày, trên blog, viết nhật kí. Trong giao tiếp, chú ý sử dụng từ ngữ cho chính xác cũng là một cách hữu ích để luyện tập.

     Tiếng mẹ đẻ là con đường dẫn đến tâm hồn dân tộc, vừa gần gũi, bình dị mà thiêng liêng, cao quý. Vì thế, giới trẻ chúng ta cần lưu ý bảo vệ, gìn giữ sự trong sáng của tiếng Việt. Đó cũng là cách để chúng ta giao tiếp có hiệu quả trong cuộc sống hằng ngày.


Bài đăng

Cách trả lời thông minh khi bị chửi bị cà khịa

Ngữ Văn 6 Bài 6 Đọc: Con gái của mẹ (Thái Bá Dũng) - Chân trời sáng tạo

Ngữ Văn 6 Bài 6 Đọc: Tuổi thơ tôi (Nguyễn Nhật Ánh) - Chân trời sáng tạo

Ngữ Văn 6 Bài 1 : Đọc hiểu văn bản: Thánh Gióng - Cánh Diều

Viết thư Quốc tế UPU lần thứ 54 năm 2025: "Hãy tưởng tượng bạn là đại dương"

Ngữ văn 6 - Bài 6: Truyện (Truyện đồng thoại, Truyện của Pu-skin và An-đéc-xen) - Cánh diều

Ngữ Văn 6 Bài 6 Đọc: Chiếc lá cuối cùng (O Hen-ri) - Chân trời sáng tạo

Thuyết Minh Về Bài Thơ Đoàn Thuyền Đánh Cá

Thuyết Trình Về Gia Đình

Món quà sinh nhật

Bài đăng phổ biến từ blog này

Ngữ Văn 6 Bài 6 Đọc: Gió lạnh đầu mùa (Thạch Lam) - Chân trời sáng tạo

Ngữ văn 6 Bài 7: Cây khế - Kết nối tri thức

Cách trả lời thông minh khi bị chửi bị cà khịa

Ngữ văn 6 Bài 7: Vua chích chòe - Kết nối tri thức

Ngữ văn 6 Bài 7: Viết bài văn đóng vai nhân vật kể lại một truyện cổ tích - Kết nối tri thức