Mâm cỗ chay cúng ngày đầu năm mùng 1 Tết

  1. Cúng mùng 1 Tết

Cúng mùng 1 Tết là phong tục quen thuộc, truyền thống của người Việt từ bao đời nay.

Ngoài việc sửa soạn lại ban thờ (thay trầu cau, nước…) thì các gia đình vẫn chuẩn bị mâm cỗ để thắp hương ngày mùng 1 Tết Nguyên đán. Cỗ mặn hoặc chay với đầy đủ các món ăn ngày Tết, được chế biến thơm ngon tinh khiết, bày biện đầy đặn, trang nghiêm.

Lễ mặn thường là cúng bánh chưng, gà, giò, canh… Người ta cũng thường kiêng sát sinh vào sáng mùng 1 Tết nên gà cúng của buổi sáng này thường được làm từ tối hôm trước.

Sau khi mâm cúng mùng 1 Tết đã được sửa soạn tươm tất thì chủ nhà bưng lên bàn thờ, rồi tiếp theo lần lượt những người trong nhà ra trước bàn thờ vái lậy tổ tiên để tỏ lòng thành kính.
Hương tàn, chủ nhà lễ tạ, hạ cỗ xuống cho con cháu hưởng lộc.

2. Mâm cỗ chay cúng ngày đầu năm mùng 1 Tết

Ăn chay mùng 1 đầu năm mới, là thói quen của rất nhiều gia đình hiện nay vì tính thanh đạm mà bữa ăn mang lại cho sức khỏe và còn theo chế độ tín ngưỡng tôn giáo.

Mâm cơm chay ngày mùng 1 Tết không đòi hỏi bạn phải làm quá cầu kì, tuy nhiên thường mùng 1 là ngày chính để bạn cúng gia tiên, thần phật. Những ngày sau đó là cúng cơm bữa nên rất cần sự chăm chút để tâm của bạn. Vì vậy, những món chay ngày tết mùng 1 cần có đủ các món canh, rau, mặn, xào, đầy đủ hương vị sắc màu để mâm cơm cúng được sang trọng, hài hòa và đủ chất

2.1 Món xào

  • Rau củ xào chay

Bạn có thể xào các loại rau củ được thái nhỏ hoặc cắt hạt lựu, nêm nếm với nhiều loại gia vị, nhất là tạo hương vị đặc trưng như bơ tỏi hoặc cà ri.

  • Đậu phụ chiên xào nấm tươi

Món chay đậu phụ chiên xào nấm tươi đều là món chay tốt cho cơ thể. Để chế biến món ăn chay này bạn cần cắt ngay ngắn những miếng đậu hũ thành dải mỏng, đem chiên chín và sào chúng với nấm tươi, hành, cùng các loại gia vị, rau thơm khác. Đậu phụ chiên xào nấm tươi là món ăn đậm đà và quen thuộc, lại đủ dưỡng chất, do đó, nó không thể thiếu trong thực đơn ăn chay hàng ngày của các tín đồ chay.

  • Mì xào chay

Sợi mì dài tượng trưng cho tuổi thọ cao và là món xào chay dễ ăn cũng như có ý nghĩa trên mâm cỗ mùng 1. Hơn nữa, các loại rau củ như cà rốt, đậu Hà Lan nguyên vỏ, nấm đông cô, nấm mèo và đậu hũ được xào đậm đà, bày trí bắt mắt trên đĩa mì xào.

2.2 Món canh

  • Canh thập cẩm chay

Canh thập cẩm chay là sự kết hợp của nhiều loại rau củ như bắp Mỹ, khoai tây, cà rốt, su hào và nhiều loại rau củ khác mà bạn có thể sử dụng. Vì thế, nước canh có vị ngọt thanh tốt cho sức khỏe mà không cần phải nêm gia đường.

  • Canh khổ qua nhồi đậu hũ chay

Khố qua là món canh truyền thống không thể nào thiếu trong mâm cơm đầu năm của gia đình Việt. Phần thịt chay bên trong được làm từ đầu hũ non trộn với nấm mèo và một chút miếng bún tàu, tất cả được nêm nếm và dồi vào bên trong ruột trái khổ qua.

Nước canh thì đậm đà kèm với chút nhẵn đắng nhờ việc hầm trái khổ qua nhồi thịt mềm trước khi ăn.

  • Canh nấm ngũ sắc

Bạn cắt các loại nấm và các loại rau củ, tạo vị thanh ngọt cho nước dùng, cũng tạo sự màu sắc cho món ăn của bạn

2.3 Món hấp

  • Xôi gấc đậu xanh

Xôi là món ăn truyền thống của người Việt Nam, đặc biệt là trong các dịp lễ, tết.

Xôi gấc màu đỏ tượng trưng cho sự may mắn kết hợp thêm màu xanh của đậu tượng trưng cho sự đâm chồi nảy lộc

  • Cơm chay lá sen

Cơm lá sen không chỉ được bày đẹp mắt trên mâm cỗ mà còn thể hiện hương vị đặc trưng của người Việt. Hạt cơm dẻo, mềm kết hợp với nhiều loại rau củ được cắt hạt lựu như cà rốt, đậu cô que, bắp Mỹ, nấm đông cô và hạt sen nên có màu sắc rất bắt mắt bên cạnh các món chay khác.

  • Bí đỏ hấp chay

Tạo hình quả bí đỏ hơi cầu kì nhưng đây là món chay giúp cho mâm cỗ của gia đình bạn thêm phần đặc sắc. Phần nhân bên trong quả bí gồm có cà rốt, bí đỏ, tàu hũ ky và nấm đông cô gần như giữ được hương vị ngọt tươi vốn có của thực phẩm khi sử dụng phương pháp hấp.

Vì thế, tránh được việc dùng dầu mỡ, giúp cho món chay thân thiện hơn đối với sức khỏe cho cả nhà đầu năm.

Bài đăng

Cách trả lời thông minh khi bị chửi bị cà khịa

Ngữ Văn 6 Bài 6 Đọc: Con gái của mẹ (Thái Bá Dũng) - Chân trời sáng tạo

Ngữ Văn 6 Bài 6 Đọc: Tuổi thơ tôi (Nguyễn Nhật Ánh) - Chân trời sáng tạo

Ngữ Văn 6 Bài 1 : Đọc hiểu văn bản: Thánh Gióng - Cánh Diều

Viết thư Quốc tế UPU lần thứ 54 năm 2025: "Hãy tưởng tượng bạn là đại dương"

Ngữ văn 6 - Bài 6: Truyện (Truyện đồng thoại, Truyện của Pu-skin và An-đéc-xen) - Cánh diều

Ngữ Văn 6 Bài 6 Đọc: Chiếc lá cuối cùng (O Hen-ri) - Chân trời sáng tạo

Thuyết Minh Về Bài Thơ Đoàn Thuyền Đánh Cá

Thuyết Trình Về Gia Đình

Món quà sinh nhật

Bài đăng phổ biến từ blog này

Ngữ Văn 6 Bài 6 Đọc: Gió lạnh đầu mùa (Thạch Lam) - Chân trời sáng tạo

Ngữ văn 6 Bài 7: Cây khế - Kết nối tri thức

Cách trả lời thông minh khi bị chửi bị cà khịa

Ngữ văn 6 Bài 7: Vua chích chòe - Kết nối tri thức

Ngữ văn 6 Bài 7: Viết bài văn đóng vai nhân vật kể lại một truyện cổ tích - Kết nối tri thức