Cúng ông Công ông Táo ở bếp hay trên ban thờ

Cúng táo quân ở đâu là đúng? Mâm cúng Táo quân đặt ở bếp hay trên ban thờ? Đây là vấn đề khiến nhiều bạn đọc băn khoăn làm sao để cúng Táo quân cho đúng và chuẩn nhất trong ngày 23 tháng Chạp. Trong bài viết này tôi sẽ chia sẻ đến các bạn cách cúng Táo quân đúng phong tục cổ truyền, mời các bạn cùng tham khảo.

1. Cúng ông Công ông Táo trước ngày 23 có được không?

Tùy theo điều kiện thời gian, công việc của từng nhà có thể cúng ông Táo trước ngày 23 tháng Chạp.

Thạc sĩ, Chuyên gia văn hóa Nguyễn Đức Hiển, Viện nghiên cứu Văn hóa Tín ngưỡng Việt Nam cho biết, theo quan niệm dân gian Lễ cúng ông Táo đẹp nhất là tối 22 và sáng 23 tháng Chạp, cần được thực hiện từ 11h - 13h là giờ Ngọ và đây thời điểm các thần quy tụ để chuẩn bị về trời.

Tuy nhiên, năm 2021, ngày 23 tháng Chạp vào thứ 5, đúng ngày nhiều gia đình đi làm không kịp chuẩn bị thì giờ chuẩn nhất để cúng ông Công ông Táo là từ 7h sáng đến 21h tối 22 tháng Chạp.

2. Cúng Táo quân trong bếp hay trên ban thờ

Từ xưa đến nay, các gia đình thường cúng ông Công, ông Táo trên bàn thờ gia tiên, nhưng thực tế đây là hai vị thần khác nhau. Ông Công là vị thần cai quản đất đai trong nhà còn ông Táo là 3 vị đầu rau trông coi việc bếp núc trong gia đình.

Lễ cúng 23 tháng Chạp là lễ tiễn chung ông Công, ông Táo về chầu trời, việc mọi người gộp chung cúng trên bàn thờ là chưa đúng. Trong ngày này, ông Táo phải được cúng dưới bếp, còn ông Công được cúng trên bàn thờ chính trên nhà cùng với gia tiên mới đúng.

Theo truyền thống văn hóa dân gian thì bàn thờ ông Táo đặt trong bếp có thể bên cạnh hoặc bên trên bếp, thể hiện tín ngưỡng của dân gian thờ vị thần cai quản chuyện bếp núc trong mỗi gia đình với mong muốn giữ cho bếp lửa luôn ấm, gia đình thuận hòa, sung túc.

Với những nhà không có ban thờ Táo quân riêng sẽ chuẩn bị một mâm cơm cúng đặt dưới gian bếp và thêm một mâm khác thắp hương ở ban thờ thần linh, gia tiên thực hiện nghi lễ cúng chính. Khi cúng, người dân nổi lửa để bếp cháy đỏ rồi bày mâm cỗ.

Tuy nhiên theo 1 chuyên gia phong thủy thì dù ông Công ông Táo là các vị thần khác nhau, nhưng tất cả các vị này đều phải được thờ phụng ở trên bàn thờ chính của gia đình.

Trên bàn thờ các gia đình luôn có 3 bát hương và bát hương chính giữa bao giờ cũng đều dành để thờ các vị thổ công, long mạch, táo quân, tiền chủ những vị cai quản mảnh đất mình cư ngụ, cầu giúp gia đình ăn ở yên ổn. Cùng với đó, hai bát hai bên mới là thờ các vị trong gia tiên, tiền tổ.

Ngày 23 tháng Chạp là cúng chung ba vị Thần Đất, Thần Nhà và Thần Bếp, dân gian thường gọi chung là Thần linh, Thổ địa, được thờ trên ban thờ. Vì vậy, việc hành lễ phải được tiến hành tại ban thờ chính, là nơi trang trọng nhất trong nhà chứ không thể thực hiện ở bếp. Hơn nữa, bếp là nơi nấu nướng, chế biến thực phẩm nên thường bị coi là nhếch nhác, uế tạp, nếu hành lễ ở đây sẽ thiếu trang trọng.

Theo phong tục truyền thống và theo các nhà nghiên cứu, lễ cúng Táo Quân nên tiến hành vào đúng ngày 23 tháng Chạp. Thông thường giờ cúng tốt nhất là vào trưa ngày 23, giờ Ngọ (từ 11 - 13h), vì đây là thời điểm các thần tập trung để chuẩn bị về Trời.



Bài đăng

Ngữ văn 6 Bài 3 : Ký ( Hồi ký và du ký) - Cánh Diều

Cách trả lời thông minh khi bị chửi bị cà khịa

Thuyết Trình Về Gia Đình

Biểu Cảm Về Mái Trường, Ngôi Trường Em Đang Học

Ngữ văn 6 Bài 2 Tự đánh giá: Những điều bố yêu - Cánh Diều

Món quà sinh nhật

Cảm nhận về bài kí Cha tôi của Đặng Huy Trứ

Ngữ Văn 6 Bài 6 Đọc: Con gái của mẹ (Thái Bá Dũng) - Chân trời sáng tạo

Tả lại lễ kỉ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 ở trường em

Em hãy tả lại buổi biểu diễn văn nghệ chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam 20 -11

Bài đăng phổ biến từ blog này

Ngữ Văn 6 Bài 6 Đọc: Gió lạnh đầu mùa (Thạch Lam) - Chân trời sáng tạo

Ngữ văn 6 Bài 7: Cây khế - Kết nối tri thức

Cách trả lời thông minh khi bị chửi bị cà khịa

Ngữ văn 6 Bài 7: Vua chích chòe - Kết nối tri thức

Ngữ văn 6 Bài 7: Viết bài văn đóng vai nhân vật kể lại một truyện cổ tích - Kết nối tri thức