Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ 2021

Ngữ văn 6 - Ôn tập học kì II - Kết nối tri thức

  Ôn tập học kì II 1. Lập danh sách các thể loại hoặc kiểu văn bản đã được học trong Ngữ văn 6, tập hai. Với mỗi thể loại hoặc kiểu văn bản, chọn một văn bản và thực hiện các yêu cầu sau: a) Chỉ ra đặc điểm cơ bản của thể loại hoặc kiểu văn bản được thể hiện qua văn bản ấy. b) Trình bày điều em tâm đắc với một văn bản qua đoạn viết ngắn hay qua hình thức thuyết trình trước các bạn hoặc người thân.

Ngữ văn 6 - Bài 10: Nói và nghe: Về đích ngày hội với sách - Kết nối tri thức

  Soạn bài 10: Nói và nghe: Về đích ngày hội với sách Giới thiệu sản phẩm minh họa sách Mỗi cá nhân, nhóm, lớp có thể đăng kí tham gia trưng bày, giới thiệu poster, tranh ảnh, mô hình minh họa cho các nội dung của sách. Phía trên là một trang sách minh họa cho cuốn "Bố con cá gai" của Cho Chang-In. Bức tranh được bao phủ bởi nền màu trầm, mang vẻ buồn bã với các sắc nâu, cam, vàng, xanh lá. Khung cảnh bao chứa con người là một khu rừng mùa thu với hình ảnh những chiếc lá vàng bởi gió mà lìa cành. Những chiếc lá vàng ấy cũng như cậu bé đang nằm trên lưng bố: phải chịu đựng sóng gió lớn nhất trong cuộc đời cậu là căn bệnh ung thư quái ác. Hai bố con cậu bé đã cùng nhau vượt qua không biết bao lần điều trị với hi vọng cậu bé có thể chiến thắng căn bệnh này. Hình ảnh trên cho ta thấy sự hi sinh, đau xót, yêu thương của người bố dành cho đứa con nhỏ thiếu thốn tình thương và sự công bằng của mình. Phía chân tranh có dòng chữ "Daum à, con đừng như thế này. Bố không thể đ...

Ngữ văn 6 - Bài 10: Viết bài văn trình bày ý kiến về một hiện tượng đời sống được gợi ra từ cuốn sách đã đọc - Kết nối tri thức

  Soạn bài 10: Viết bài văn trình bày ý kiến về một hiện tượng đời sống được gợi ra từ cuốn sách đã đọc Yêu cầu đối với bài văn trình bày ý kiến về một hiện tượng đời sống được gợi ra từ cuốn sách đã đọc: - Nêu được tên sách và tác giả. - Nêu được hiện tượng đời sống gợi ra từ cuốn sách và ý kiến của em về hiện tượng đó. - Sử dụng được lí lẽ và bằng chứng để làm rõ hiện tượng. Phân tích bài viết tham khảo:  Nỗi đau của Ken-ga (Kengah) và trách nhiệm của con người với môi trường.

Ngữ văn 6 - Bài 10: Viết: Thách thức thứ hai - Sáng tạo cùng tác phẩm giả - Kết nối tri thức

Hình ảnh
  Soạn bài 10: Viết: Thách thức thứ hai - Sáng tạo cùng tác phẩm giả Sáng tạo sản phẩm nghệ thuật Từ cuốn sách yêu thích, có thể sáng tạo những sản phẩm nghệ thuật mới, chẳng hạn: sáng tác thơ, kể chuyện sáng tạo, vẽ tranh thể hiện một số chi tiết, nhân vật đáng nhớ hoặc minh họa cho chuỗi sự kiện (truyện tranh). Ví dụ: Thơ về Thánh Gióng

Ngữ văn 6 - Bài 10: Đọc: Phiêu lưu cùng trang sách - Kết nối tri thức

Hình ảnh
  Soạn bài 10: Đọc: Phiêu lưu cùng trang sách 1. Bộ phim được chuyển thể từ một cuốn sách hoặc tác phẩm văn học có nội dung liên quan chủ đề đã học: Thánh Gióng. 2. So sánh điểm tương đồng, khác biệt giữa nội dung, hình thức của phim và sách. - Tương đồng: Cốt truyện giống nhau. - Khác biệt: + Hình thức:  Truyện: Ngôn ngữ. Phim: Hình ảnh, âm thanh. + Nội dung: Có một số điểm lệch nhất định trong 2 hình thức. Bộ phim có nhiều từ ngữ thêm thắt như các lời thoại của nhân vật, chưa có phần chỉ ra các địa danh mà Thánh Gióng để lại vết tích.

Ngữ văn 6 - Bài 10: Gặp gỡ tác giả - Đọc văn bản Nhà thơ Lò Ngân Sủn - người con của núi - Kết nối tri thức

  Soạn bài 10: Đọc: Gặp gỡ tác giả - Đọc văn bản Nhà thơ Lò Ngân Sủn - người con của núi I. Tìm hiểu chung 1. Tác giả:  Minh Khoa. 2. Tác phẩm:  Theo báo điện tử Giáo dục Việt Nam, 12/2020. Tóm tắt tác phẩm :     Lí do khiến thơ của Lò Ngân Sủn đều mang âm vọng của núi là bởi xuất thân từ bé sinh ra và lớn lên ở Bản Qua, Bát Xát, Lào Cai. Nơi mặt đất và bầu trời đã mở rộng, muôn dặm non sông đã ùa vào tâm hồn mộc mạc ấy. Những sườn non, dốc núi, những miền thác đổ réo sôi, vắt vẻo như dây leo của quê hương vẫn là con đường quyến rũ nhất. Nếu không có tình yêu tha thiết với núi rừng, với quê hương,… chắc hẳn không thể có nhà thơ Lò Ngân Sủn. Bố cục: Có thể chia văn bản thành 3 phần: - Phần 1 (Từ đầu đến  …mãnh liệt ấy trong thơ ông? ): Giới thiệu vấn đề - Phần 2 (Tiếp theo đến  …thuần khiết của mình ): Chứng minh Lò Ngân Sủn là người con của núi - Phẩn 3 (Còn lại): Sau khi cúng xong. II. Đọc hiểu văn bản *Gợi ý trả lời câu h...

Ngữ văn 6 - Bài 10: Cuốn sách yêu thích - Kết nối tri thức

  Soạn bài 10: Cuốn sách yêu thích - Kết nối tri thức 1. Nhan đề: Vì sao cuốn sách có nhan đề như vậy? Nhan đề nêu ra hai nhân vật chính trong câu chuyện: người bố - người con. Nhan đề so sánh bố con nhà họ với cá gai. So sánh như vậy mang dụng ý của tác giả về những con người nhỏ bé nhưng kiên cường. 2. Mở đầu: Phần mở đầu của cuốn sách có điều gì đáng chú ý? Tại sao? Phần mở đầu của cuốn sách ta thấy ngay lời trách yêu của người con với bố "Bố thật là một tên ngốc". Câu chuyện bắt ngay vào giọng kể của người con, xưng "tôi" mang tính chân thực cho câu chuyện. Mặc dù là lời trách nhưng người con ngay sau đó đã thể hiện rằng mình hiểu hết sự quan tâm và tình yêu của bố.

Ngữ văn 6 - Bài 10: Cùng đọc và trải nghiệm: Sách hay và cùng đọc - Kết nối tri thức

 Soạn bài 10: Cùng đọc và trải nghiệm: Sách hay và cùng đọc 1. Chủ đề  Thế giới cổ tích - Quyển 1: Thánh Gióng. + Thông tin sách: SGK Ngữ Văn 6 tập 1, trang 19, NXB Giáo dục. + Tóm tắt nội dung:  Hai vợ chồng ông lão ao ước có một đứa con. Bà ra đồng thấy một vết chân to ướm thử. Bà sinh ra Gióng, lên ba vẫn không biết nói. Giặc Ân xâm lược, vua sai sứ giả rao tìm người tài cứu nước. Nghe tiếng rao, Gióng liền nói được ngỏ lời xin đi đánh giặc. Gióng lớn nhanh như thổi, bà con làng xóm phải góp gạo nuôi. Vua cho mang ngựa sắt, roi sắt, giáp sắt đến, Gióng vươn vai cao hơn trượng, phi ngựa xông vào trận, giặc tan. Gióng cùng ngựa sắt lên núi Sóc Sơn và bay lên trời. Vua nhớ công ơn, lập đền thờ. + Những câu văn, đoạn văn yêu thích hoặc những nhận định về cuốn sách: Đoạn Thánh Gióng đánh giặc Ân. - Quyển 2: Sự tích hồ Gươm.

Ngữ văn 6 - Bài 10: Thách thức đầu tiên - Mỗi ngày một cuốn sách - Kết nối tri thức

  Soạn bài 10: Thách thức đầu tiên Mỗi ngày một cuốn sách * Trước khi đọc Câu 1 (trang 99 sgk Ngữ văn 6 tập 2) - Học sinh thiết kế góc đọc sách có thể trong lớp học, sảnh hoặc hành lang,…  - Các em mang đến lớp một vài cuốn sách mà em muốn cùng đọc với các bạn.  Câu 2 (trang 99 sgk ngữ văn 6 tập 2) - Chia sẻ những điều thú vị mà em cảm nhận được từ cuốn sách mới đọc: thế giới các loài côn trùng, ẩm thực xưa, những người anh hùng … Câu 3 (trang 99 sgk ngữ văn 6 tập 2) - Học sinh kể tên một vài cuốn sách:  + Hai vạn dặm dưới đáy biển.  + Dế Mèn phiêu lưu kí.  + Gió lạnh đầu mùa.  + Những điều kì diệu về Trái Đất và sự sống.  + …..

Ngữ văn 6 – Bài 10: Cuốn sách tôi yêu - Đọc: Tri thức ngữ văn

  Ngữ văn 6 – Bài 10: Cuốn sách tôi yêu   Đọc: Tri thức ngữ văn Văn bản nghị luận văn học - Là một loại của văn nghị luận, có nội dung bàn về một vấn đề văn học như tác giả, tác phẩm, thể loại,... Nghị luận văn học sử dụng lí lẽ và bằng chứng để làm sáng tỏ vấn đề văn học được nói tới. - Lí lẽ trong nghị luận văn học chính là những nhận xét cụ thể của người viết về tác giả, tác phẩm, thể loại,... Bằng chứng thường được lấy từ tác phẩm văn học.

Ngữ văn 6 - Bài 9: Đọc mở rộng trang 97 - Kết nối tri thức

  Soạn bài 9: Đọc mở rộng trang 97 Tập 2 - Kết nối tri thức 1. Tìm đọc một số văn bản nghị luận và văn bản thông tin mà em thích.  - Chú ý các đặc điểm của văn bản nghị luận và văn bản thông tin sau:  a. Văn bản nghị luận:  - Khái niệm:  Là loại văn bản chủ yếu dùng để thuyết phục người đọc (người nghe) về một vấn đề. - Các yếu tố cơ bản trong văn nghị luận : Để văn bản thực sự có sức thuyết phục, người viết (người nói) cần sử dụng lí lẽ và bằng chứng.  + Lí lẽ là những lời diễn giải có lí mà người viết (người nói) đưa ra để khẳng định ý kiến của mình.  + Bằng chứng là những ví dụ được lấy từ thực tế đời sống hoặc từ các nguồn khác để chứng minh cho lí lẽ.

Ngữ văn 6 - Bài 9: Thực hành đọc: Sinh vật trên Trái Đất được hình thành như thế nào - Kết nối tri thức

Hình ảnh
  Soạn bài 9: Thực hành đọc: Sinh vật trên Trái Đất được hình thành như thế nào? (Nguyễn Quang Riệu) I. Tìm hiểu chung 1. Tác giả Nguyễn Quang Riệu (1932 - 2021) Nhà vật lí thiên văn gốc Việt nổi tiếng thế giới, sống và làm việc chủ yếu tại Cộng hòa Pháp. 2. Tác phẩm : Trích  Bầu trời tuổi thơ , 2002. a. Tóm tắt tác phẩm: Văn bản đưa ra những nguyên nhân được cho là dẫn tới sự hình thành sinh vật trên Trái Đất. Đầu tiên cho rằng khí thủy nguyên có thể tạo ra các loài phân tử hữu cơ có trong tế bào. Có giả thuyết khác cho rằng bụi từ những sao chổi và thiên thạch đã gieo rắc trên hành tinh của chúng ta, mầm mống của sự sống dưới dạng vi sinh vật. Sự cộng sinh giữa giới động vật và thực vật trên Trái Đất đã được thực hiện nhờ tác động hữu ích của Mặt Trời. Một số nhà khoa học còn cho rằng sinh vật trên Trái Đất còn có thể xuất phát từ những vi sinh vật sống tận dưới đáy biển.

Ngữ văn 6 - Bài 9: Củng cố và mở rộng - Kết nối tri thức

Hình ảnh
  Soạn bài 9: Củng cố, mở rộng 1. Trong bài học này, em đã được học ba văn bản hoàn chỉnh. Kẻ bảng vào vở, đánh dấu x vào các ô trống thích hợp.

Ngữ văn 6 - Bài 9 : Thảo luận về giải pháp khắc phục nạn ô nhiễm môi trường - Kết nối tri thức

Soạn bài 9: Nói và nghe: Thảo luận về giải pháp khắc phục nạn ô nhiễm môi trường Tình trạng ô nhiễm môi trường hiện nay đã trở nên nghiêm trọng, đe dọa cuộc sống của tất cả chúng ta. Trong phạm vi và điều kiện hoạt động của mình, mỗi người có thể làm những gì để khắc phục tình trạng đó? Với hoạt động nói và nghe của bài học này, em hãy cùng các bạn thảo luận về những giải pháp cần thực hiện, nhằm làm cho môi trường quanh ta trở nên an toàn, tốt đẹp hơn. 1. Trước khi nói a) Chuẩn bị nội dung nói - Lựa chọn vấn đề: Vấn đề ở đây chính là giải pháp mà em đề xuất nhằm khắc phục nạn ô nhiễm môi trường. Muốn giải pháp mình nêu lên có căn cứ, có tính khả thi, em và các bạn phải thống nhất trước với nhau về việc phải giải quyết tình trạng ô nhiễm cụ thể nào (rác thải ùn ứ, cống rãnh tắc nghẽn, khói bụi mù tịt,...). Khi nêu giải pháp, cần chú ý đến điều kiện và khả năng thực hiện, đồng thời quan tâm đến việc giải quyết tận gốc vấn đề (không để tình trạng cũ tái diễn). Điều quan trọng nữa...

Ngữ văn 6 - Bài 9: Tóm tắt bằng sơ đồ nội dung của một văn bản đơn giản - Kết nối tri thức

Hình ảnh
Soạn bài 9: Tóm tắt bằng sơ đồ nội dung của một văn bản đơn giản         Tóm tắt nội dung một văn bản đã đọc bằng sơ đồ là việc làm cần thiết để từng bước nâng cao, hoàn thiện kĩ năng đọc. Nếu thường xuyên thực hiện việc tóm tắt, người đọc sẽ rèn luyện được khả năng nắm bắt nhanh những thông tin chủ yếu của văn bản, bao quát tốt mối quan hệ giữa các bộ phận (các đoạn) trong văn bản. Những sơ đồ hợp lí có thể giúp ta nhớ lại khá dễ dàng nội dung cốt lõi của những văn bản từng đọc. Yêu cầu của việc tóm tắt bằng sơ đồ nội dung của một văn bản đơn giản - Làm nổi bật được nội dung chủ yếu của văn bản. - Làm sáng tỏ được những mối liên hệ bên trong giữa các bộ phận chính của văn bản. - Bảo đảm tính trực quan, thẩm mĩ, gây được ấn tượng tích cực về mặt thị giác để có thể hỗ trợ cho trí nhớ. Tham khảo sơ đồ tóm tắt nội dung văn bản  Trái Đất - cái nôi của sự sống Thực hành tóm tắt văn bản bằng sơ đồ

Ngữ văn 6 - Bài 9 : Viết biên bản một cuộc họp, cuộc thảo luận - Kết nối tri thức

  Soạn bài 9: Viết biên bản một cuộc họp, cuộc thảo luận Văn bản thông tin có nhiều loại, trong đó có văn bản nhật dụng. Biên bản là một loại của văn bản nhật dụng, dùng để ghi chép về một cuộc họp, cuộc thảo luận hay một vụ việc giúp ta nắm bắt được đầy đủ, chính xác nội dung sự việc đã diễn ra. Nó được lưu lại như một hồ sơ, lúc cần được đưa ra như bằng chứng để đánh giá một vụ việc, vấn đề nào đó. Biên bản đòi hỏi được viết đúng thể thứ, theo một quy cách riêng. Thể thức của biên bản thông thường - Đầu biên bản, phía bên phải ghi quốc hiệu và tiêu ngữ; phía bên trái ghi tên cơ quan chức năng có nhiệm vụ tổ chức cuộc họp, cuộc thảo luận hay xử lí vụ việc. - Dưới từ "Biên bản", ghi khái quát vấn đề mà cuộc họp, cuộc thảo luận cần giải quyết hay nội dung của vụ việc cần xử lí, làm thành tên gọi của biên bản. - Ghi thời gian và địa điểm diễn ra cuộc họp, cuộc thảo luận, xử lí vụ việc,... - Ghi thành phần tham dự và tên người chủ trì, người thư kí. - Ghi diễn biến...

Ngữ văn 6 - Bài 9: Trái Đất - Kết nối tri thức

  Soạn bài 9: Đọc: Trái Đất (Ra-xun Gam-đa-tốp) I. Tìm hiểu chung 1. Tác giả Ra-xun Gam-da-tốp (1923 - 2003) - Quốc tịch: Người dân tộc Avar, nước Cộng hòa Đa-ghe-xtan, thuộc Liên Bang Nga. - Thơ ông tràn đầy tình yêu với quê hương, con người, sự sống và hướng tới việc xây đắp tình hữu nghị giữa các dân tộc. 2. Tác phẩm : Viết năm 1967 bằng tiếng Avar. Bản dịch ra tiếng Việt của Minh Tâm được thực hiện dựa trên bản dịch tiếng Nga của Na-um Grep-nhi-ốp. Tóm tắt tác phẩm: Bốn câu đầu bài thơ tập trung nói về thái độ của nhà thơ đối với những kẻ đang hủy hoại Trái Đất. Nhà thơ ví Trái Đất như quả dưa, quả bóng. Những kẻ hủy hoại Trái đất đó giành giật, tranh giành lẫn nhau để đạt được mục đích của mình. Bốn câu sau cho thấy thái độ của nhà thơ đối với Trái Đất là sự xót xa, nhà thơ hiểu được những tổn thương, đau đớn mà Trái đất đang hàng ngày hàng giờ phải gánh chịu. Nhà thơ dỗ dành, vỗ về Trái Đất, “rửa sạch máu cho người” và “hát dịu dàng” cho người nghe. ...

Ngữ văn 6 - Bài 9: Thực hành tiếng Việt: Từ mượn - Kết nối tri thức

  Soạn bài 9: Thực hành tiếng Việt: Từ mượn Từ mượn Đọc đoạn văn và thực hiện các yêu cầu sau: Các loài động vật và thực vật thường tồn tại và phát triển thành từng quần xã, trong những bai-ôm khác nhau. Mỗi quần xã có thể được xem như một thế giới riêng, trong đó có sự chung sống của một số loài nhất định với số lượng cá thể hết sức khác nhau ở riêng từng loài. 1. Trong đoạn văn trên có nhiều từ là từ mượn, chẳng hạn:  động vật, thực vật, tồn tại, bai-ôm ,... Theo em, từ nào được vay mượn từ tiếng Hán, từ nào được vay mượn từ tiếng Anh? Dấu hiệu nào giúp em nhận biết được điều đó? Các từ vay mượn tiếng Hán:  động vật, thực vật, tồn tại . Các từ này có cách độc và hình thức chính tả giống từ thuần Việt, có tính chất khái quát về nghĩa. Các từ vay mượn tiếng Anh:  bai-ôm . Từ có gạch nối giữa các âm tiết.  2. Tìm thêm những từ phức có yếu tố  tồn, phát, cá  tương tự các từ sau đây;  tồn tại, phát triển, cá thể . Những từ phức có yếu...

Ngữ văn 6 - Bài 9: Các loài chung sống với nhau như thế nào? - Kết nối tri thức

  Soạn bài 9 - Đọc: Các loài chung sống với nhau như thế nào? (Ngọc Phú) * Trước khi đọc Câu 1 (trang 82 sgk Ngữ văn 6 tập 2) - Chương trình: Thế giới động vật, Khám phá thế giới,… trên truyền hình.  - Thường xuyên tìm hiểu các tài liệu đề cập đến sự đa dạng của thế giới tự nhiên là một việc làm cần thiết để hiểu hơn và có ý thức bảo vệ thế giới tự nhiên.  Câu 2 (trang 82 sgk Ngữ văn 6 tập 2) - Em ấn tượng nhất là bộ phim hoạt hình  “Vua sư tử”: Lấy bối cảnh thiên nhiên hoang dã của Phi Châu, bộ phim đã xây dựng nên cả một xã hội có tổ chức của thế giới loài vật. Trong xã hội ấy cũng có những mâu thuẫn, cũng có tranh chấp và có cả tình yêu như thế giới loài người Nhân vật chính của  Vua sư tử  là chú sư tử con Simba, con trai của Mufasa, vị vua đang thống trị thế giới hoang dã ở đây. Cuộc sống hạnh phúc yêu đời bên cạnh cha mẹ và cô bạn Nala của cậu sớm chấm dứt khi người chú ruột Scar (mặt sẹo) có âm mưu cướp ngai vàng của cha cậu...

Ngữ văn 6 - Bài 9: Thực hành tiếng Việt: Văn bản và đoạn văn - Kết nối tri thức

  Soạn bài 9: Thực hành tiếng Việt: Văn bản và đoạn văn * Văn bản và đoạn văn 1. Nêu bằng chứng cụ thể để khẳng định  Trái đất - cái nôi của sự sống  là một văn bản? Bằng chứng cụ thể để khẳng định  Trái đất - cái nôi của sự sống  là một văn bản: -  Trái đất - cái nôi của sự sống  có các yếu tố: Nhan đề, đề mục các phần (5 phần), có 5 đoạn văn và 2 bức tranh minh họa cho nội dung văn bản. - Văn bản được triển khai theo quan hệ nguyên nhân - kết quả. 2. Hãy liệt kê những bộ phận tạo thành văn bản  Trái đất - cái nôi của sự sống  là một văn bản?

Ngữ văn 6 - Bài 9: Trái Đất - cái nôi của sự sống - Kết nối tri thức

Hình ảnh
  Soạn bài 9: Đọc: Trái Đất - cái nôi của sự sống (Hồ Thanh Trang) * Trước khi đọc Câu 1 (trang 78 sgk Ngữ văn 6 tập 2) - Bài hát “Trái Đất này là của chúng mình” – Trương Quang Lục.  - Ấn tượng, cảm xúc: Yêu quý, thương mến, …  - Để hiểu biết và yêu quý hơn hành tinh xanh này, chúng ta cần phải tìm đến những nguồn thông tin khác hay loại tài liệu khác như: báo, tạp chí, sách khoa học, … Câu 2 (trang 78 sgk ngữ văn 6 tập 2) - Sự sống muôn màu: sự sống trên Trái Đất đa dạng, phong phú với nhiều loài thực vật, động vật và cả con người.  Ví dụ: Thế giới hữu sinh thật muôn màu muôn vẻ.  + Có loài chỉ có thể quan sát được bằng kính hiển vi như vi sinh vật. Có loài mang kích thước khổng lồ: cây bao báp, cá voi xanh, khủng long,… Có vô số loài thực vật, động vật sinh sôi nảy nở,…Tất cả tồn tại, phát triển theo những quy luật sinh học lạ lùng, bí ẩn.  + Con người – đỉnh cao tiến hóa của vật chất sống trên Trái Đất. Sự xuất hiện của loà...

Ngữ văn 6 – Bài 9: Đọc: Tri thức ngữ văn - Kết nối tri thức

  Ngữ văn 6 – Bài 9: Trái đất - ngôi nhà chung Đọc: Tri thức ngữ văn 1. Văn bản:  Là một đơn vị giao tiếp, có tính hoàn chỉnh về nội dung và hình thức, tồn tại ở dạng viết hoặc dạng nói. Văn bản được dùng để trao đổi thông tin, trình bày suy nghĩ, cảm xúc. 2. Đoạn văn trong văn bản:  Đoạn văn là bộ phận quan trọng của văn bản, có sự hoàn chỉnh tương đối về ý nghĩa và hình thức, gồm nhiều câu (có khi chỉ một câu) được tổ chức xoay quanh một ý nhỏ. Đoạn văn bắt đầu bằng chữ viết hoa lùi đầu dòng và kết thúc bằng một dấu chấm câu.

Ngữ văn 6 - Bài 8: Thực hành đọc: Tiếng cười không muốn nghe - Kết nối tri thức

  Soạn bài 8: Thực hành đọc: Tiếng cười không muốn nghe (Minh Đăng) I. Tìm hiểu chung 1. Tác giả : Minh Đăng. 2. Tác phẩm - PTBĐ chính: Nghị luận. - Xuất xứ: Tạp chí Hồng Linh, 2020. Tóm tắt tác phẩm Mọi người sẽ thấy ấm lòng khi được nghe những tiếng cười mang ý nghĩa trao gửi tin yêu hay lời cảm ơn, lời hài hước, dí dỏm. Nhưng sẽ chẳng ai muốn nghe những tiếng cười cợt chế nhạo, chê bai người khác. Trên đời này không có ai là hoàn hảo, ai cũng có khiếm khuyết. Trước lời cười nhạo, mỗi người phản ứng một cách khác nhau. Nhân vật tôi nhớ tới chú Nam, vì chú bị dị tật nên hay bị cười nhạo và trêu chọc, nhưng sau này chú đã trở thành người biểu diễn đàn bầu có hạng khiến ai cũng thán phục. Chúng ta nên dùng lòng nhân ái, sự cảm thông để góp ý với người khác thay vì chế nhạo họ. Bố cục văn bản Có thể chia văn bản thành 3 phần: - Phần 1 (Từ đầu đến  ...hôm sau người cười ): Giới thiệu vấn đề - Phần 2 (Tiếp theo đến  …thái độ thán phục ): Chứng minh vấn đ...

Ngữ văn 6 - Bài 8: Củng cố, mở rộng - Kết nối tri thức

  Soạn bài ngữ văn 6 - Bài 8: Củng cố, mở rộng 1. Qua việc học các văn bản trong bài, hãy trả lời các câu hỏi sau: a)   Vì sao việc khẳng định cái riêng của mỗi người luôn là điều cần thiết? Cái riêng của mỗi người luôn là điều cần thiết. Bởi vì chính cái riêng, sự độc đáo trong mỗi một con người sẽ làm cho một tập thể, cộng đồng trở nên phong phú, đóng góp được cho tập thể cái là của chính mình. b) Vì sao trong cuộc sống, giữa mọi người cần có sự thấu hiểu, chia sẻ? Trong cuộc sống, giữa mọi người cần có sự thấu hiểu, chia sẻ vì chính những sự thấu hiểu, chia sẻ đó làm cho người trở nên gần gũi với nhau hơn, sát lại gần nhau hơn, và càng làm cho mỗi con người tự hoàn thiện mình hơn. 2. Sau đây là hai đoạn văn có mục đích giao tiếp khác nhau. Kẻ bảng vào vở theo mẫu và điền các thông tin thể hiện sự khác nhau giữa hai đoạn văn.

Ngữ văn 6 - Bài 8: Nói và nghe: Trình bày ý kiến về một hiện tượng đời sống - Kết nối tri thức

  Soạn bài 8: Nói và nghe: Trình bày ý kiến về một hiện tượng (vấn đề) đời sống Trong sinh hoạt, học tập hàng ngày, có nhiều hiện tượng (vấn đề) nảy sinh. chẳng hạn: quan hệ bạn bè, cách chọn sách để đọc, yêu cầu bảo vệ môi trường,... Những hiện tượng (vấn đề) đó tác động đến đời sống của em, đòi hỏi em phải tìm hiểu và phát biểu ý kiến. Tuy nhiên, trước một hiện tượng (vấn đề), các ý kiến được nêu ra có thể rất khác nhau. Vì thế, trao đổi, thảo luận là điều cần thiết. Khi trao đổi, thảo luận, mỗi người cần biết cách trình bày ý kiến của mình và phản hồi về ý kiến của người khác. 1. Trước khi nói a) Chuẩn bị nội dung nói - Tóm lược nội dung bài viết thành dạng đề cương. - Chú ý sự khác nhau về cách mở đầu, cách triển khai, cách kết thúc giữa bài viết và bài nói để trình bày các nội dung bằng ngôn ngữ nói phù hợp. - Đánh dấu những chỗ cần nhấn mạnh, ghi chú thêm các số liệu, các bằng chứng,... b) Tập luyện Đối với bài nói trình bày ý kiến về một hiện tượng (vấn đề) đ...

Ngữ văn 6 - Bài 8: Viết bài văn trình bày ý kiến về một hiện tượng mà em quan tâm - Kết nối tri thức

  Soạn bài 8: Viết bài văn trình bày ý kiến về một hiện tượng (vấn đề) mà em quan tâm Xem người ta kìa!  và  Hai loại khác biệt  là những văn bản nghị luận em đã đọc. Vấn đề được nêu và bàn luận trong đó rất gần gũi với đời sống của mỗi người. Hàng ngày, xung quanh chúng ta còn có bao nhiêu điều đáng suy nghĩ. Nắm được đặc điểm của văn bản nghị luận qua các bài đã học, em hãy viết một bài văn bàn về một hiện tượng (vấn đề) mà em quan tâm. Yêu cầu đối với bài văn nghị luận trình bày ý kiến về một hiện tượng (vấn đề): - Nêu được hiện tượng (vấn đề) cần bàn luận. - Thể hiện được ý kiến của người viết. - Dùng lí lẽ và bằng chứng để thuyết phục người đọc. Phân tích bài viết tham khảo:  Câu chuyện đồng phục Nêu hiện tượng (vấn đề) cần bàn luận: quy định mặc đồng phục đối với học sinh khi đến trường. "Lên lớp 6... người hưởng ứng cậu ấy.". - Thể hiện ý kiến của người viết tán thành quy định mặc đồng phục đối với học sinh: "Tôi không tán thành... điều cầ...

Ngữ văn 6 - Bài 8: Bài tập làm văn - Kết nối tri thức

 Soạn bài 8:  Đọc: Bài tập làm văn (trích Nhóc Ni-cô-la: những chuyện chưa kể, Rơ-nê Gô-xi-nhi và Giăng-giắc Xăng-pê) I. Tìm hiểu chung 1. Tác giả : Rơ-nê Gô-xi-nhi và Giăng-giắc Xăng-pê. 2. Tác phẩm - Xuất xứ: Trích  Nhóc Ni-cô-la: những chuyện chưa kể . - PTBĐ chính: Tự sự. Tóm tắt tác phẩm: Tôi nhờ bố mình làm hộ bài tập làm văn với đầu bài là “Tình bạn” – hãy miêu tả người bạn thân nhất của em. Khi hai bố con đang làm bài thì ông Blê – đúc đến ông là hàng xóm và ông rất muốn cùng bố giúp tôi làm bài văn để đạt được điểm cao. Vì ông nghĩ hai người cùng làm chắc chắn sẽ nhanh hơn. Bố tôi không đồng ý để ông Blê – đúc làm bài văn của tôi giữa hai người đã cãi nhau rất to. Và tôi quyết định sẽ tự làm bài văn của mình một mình. Kết quả bài kiểm tra đó đạt điểm rất cao. Nhưng bố và ông Blê – đúc không còn nói chuyện với nhau nữa. Bố cục văn bản: Có thể chia văn bản thành 3 phần: - Phần 1 (Từ đầu đến  ...hôm sau người cười ): Bố Ni-cô-la gi...

Ngữ văn 6 - Bài 8: Lựa chọn từ ngữ, lựa chọn cấu trúc câu - Kết nối tri thức

Soạn bài 8:  Thực hành tiếng Việt: Lựa chọn từ ngữ, lựa chọn cấu trúc câu *Lựa chọn từ ngữ 1. Trả lời các câu hỏi sau: a)   Với câu  "Nhớ các bạn trong lớp tôi ngày trước, mỗi người một vẻ, sinh động biết bao."  có thể dùng từ  kiểu  để thay cho  vẻ  được không? Vì sao? Không thể dùng từ ‘kiểu” để thay cho từ “vẻ” được . 2 từ này tuy gần nghĩa nhưng vẫn có những nét khác nhau.  + Từ “kiểu” thường dùng để nói về hành động của con người (kiểu ăn nói, kiểu đi đứng, kiểu ăn mặc,…) hoặc một dạng riêng của đối tượng (kiểu nhà, kiểu quần áo, kiểu tóc, kiểu bài, …) + Từ “vẻ” dùng để chỉ đặc điểm, tính cách của con người (vẻ trầm ngâm, vẻ sôi nổi, vẻ lo lắng,...)  b)   Từ  khuất  được dùng trong câu " Giờ đây, mẹ tôi đã khuất và tôi cũng đã lớn. " có phù hợp hơn so với một số từ khác cũng có nghĩa là chết như:  mất, từ trần, hi sinh ? Từ “khuất” dùng trong câu phù hợp hơn so với một số từ khác cũng có nghĩa là ...

Bài đăng

Ngữ văn 6 Bài 3 : Ký ( Hồi ký và du ký) - Cánh Diều

Ngữ Văn 6 Bài 6 Đọc: Con gái của mẹ (Thái Bá Dũng) - Chân trời sáng tạo

Cách trả lời thông minh khi bị chửi bị cà khịa

Ngữ văn 6 Bài 2 Tự đánh giá: Những điều bố yêu - Cánh Diều

Thuyết Trình Về Gia Đình

Ngữ văn 6 Bài 5 Đọc: Cô Tô - Kết nối tri thức

Món quà sinh nhật

Ngữ Văn 6 Bài 5 Đọc: Đánh thức trầu (Trần Đăng Khoa) - Chân trời sáng tạo

Ngữ văn 6 Bài 2 À ơi tay mẹ - Cánh Diều