Tả một chú bộ đội về thăm nhà nhân dịp nghỉ phép

 

Tả một chú bộ đội về thăm nhà nhân dịp nghỉ phép

Bài viết tham khảo:

Trong gia đình tôi thân nhất với anh Tuyên, anh họ nhà bác tôi. Vì hai bác không sinh con gái mà chỉ có hai anh Tuyên và Tuyển, nên hai bác rất quý tôi và các anh cũng rất thương tôi. Tuy vậy, anh đã đi bộ đội được gần nửa năm rồi, tôi rất nhớ anh nhưng rất vui vì hôm nay là ngày anh được nghỉ phép về thăm nhà.

Anh là con trai út của bác tôi, được cả gia đình rất yêu thương và cưng chiều, nhưng anh lại là người đáng yêu và hiền lành nhất mà tôi từng gặp. Chúng tôi lớn lên cùng nhau, khi tôi mới sinh ra thì anh đã đi học, vì thế tôi luôn là cái đuôi nhỏ đi theo anh. Anh tuy lớn hơn tôi nhưng từ lúc tôi biết nghĩ thì vẫn luôn là tôi bắt nạt anh còn anh thì luôn cười hiền lành và nhường nhịn tôi. Tôi còn nhớ rất rõ khi tôi nhận được giấy thông báo trúng tuyển vào trường cấp Hai của huyện cũng là lúc anh nhận được giấy gọi nhập ngũ. Ngày anh đi cả nhà tôi đều khóc rất nhiều, ai cũng rưng rưng, anh thì cứ cười hiền ngố, làm cả nhà càng buồn hơn. Anh hứa với cả nhà Tết sẽ về cùng ăn Tết với cả nhà nhưng vì mới đi nên anh không được nghỉ phép. Vì thế, vài ngày trước khi anh gọi điện thông báo nghỉ phép được về thì cả nhà tôi ai cũng vui lắm, chuẩn bị sắm sửa còn hơn cả sắm Tết.

Sáng sớm, bác gái và mẹ tôi đã dậy sớm quét nhà, sửa soạn để cúng các cụ thông báo rằng hôm nay anh sẽ về. Bác trai và bố tôi hôm nay cũng dậy sớm hơn hẳn ngày thường, anh Tuyển cùng với chị dâu cũng từ Hà Nội về từ hôm qua. Dường như cả nhà đều xoay quanh và hành động hướng về phía ông anh trai ngố của tôi mà thôi. Hôm qua khi về đến nhà anh Tuyển thấy mẹ và bác tôi đang ngồi thổi xôi còn cười và bảo: “ Mẹ cùng thím chuẩn bị cứ như thằng Tuyên nó mãn hạn tù về thăm nhà ý.” Anh nói vậy làm cả nhà bật cười và không khí cũng vui hơn hẳn.

Sau khi chuẩn bị cơm sáng xong, mẹ tôi cùng bác gái vội vàng đi chợ để mong mua được đồ ăn tươi ngon để chuẩn bị nấu cơm trưa. Vì anh Tuyên không cho cả nhà ra đón nên cả nhà tôi cứ ngồi trong nhà mà ngóng ra cửa để xem bao giờ anh về. Tôi thậm chí còn chạy ra ngõ để đón anh, cứ chốc lát lại ngó đồng hồ, rồi chạy vào hỏi cả nhà: “ Ba ơi, có phải xe hỏng không? Hay anh ý lại bị bắt quay lại đơn vị nhỉ? Sao giờ mà vẫn chưa về.” Cả nhà bật cười, bác trai còn cười trêu: “Ôi, cả nhà xem kìa, công chúa nó ngóng nô tài của nó hơn cả ngóng phò mã, ai da…ai da…” Cả nhà lại bật cười, còn tôi thì lại vội chạy ra ngõ.

Từ xa, tôi thấy bóng dáng của một chú bộ đội, mặc bộ quân phục trên người, đầu vẫn đội mũ, sau lưng là balo to đùng. Tôi không nghĩ rằng đó là ông anh của mình, bởi anh tôi ốm nhom, lại còn rất trắng. Nhưng khi anh đến gần, cười với tôi với nụ cười hiền lành quen thuộc thì đó đúng là Nô ngố của tôi rồi. Tôi vội xoa lại mắt và không dám tin vào mắt mình, Nô ngố hiền lành của tôi đã trở thành một chú bộ đội oai phong lẫm liệt giống trên tivi làm tôi càng không tin, nhưng anh lại nói với giọng điệu mà tôi quen thuộc suốt mười hai năm: “ Công chúa quên nô tài rồi sao.” Thì đây đúng là ông anh họ của tôi rồi. Tôi vội nhảy lên ôm chặt lấy anh, làm anh bật cười. Cả nhà trong nhà nghe thấy động tĩnh cũng vội chạy ra và ai cũng ngạc nhiên y như tôi vậy.

Sau khi anh vào nhà thì là bao nhiêu ánh mắt ngạc nhiên, vui mừng xen lẫn tự hào của cả nhà. Anh dường như đã thay da đổi thịt vậy, không còn là chàng ngố của cả nhà nữa. Anh cao hơn, đen hơn và trông nam tính hơn rất nhiều, đã trở thành chàng trai đích thực. Anh chào cả nhà với dáng điệu nhà binh trông càng ngầu hơn. Tất cả mọi người đều hỏi anh xem môi trường quân đội như thế nào, có khổ không có vất vả không? Anh bình tĩnh trả lời mọi người rồi lại kể cho mọi người nghe những câu chuyện khi trong quân ngũ, nhiều khi đến đoạn cao trào anh còn cố tình làm trò hề làm cả nhà cùng bật cười.

Nghe anh kể về những chuyện mình đã trải qua trong quân ngũ trong nửa năm càng thương và khâm phục anh nhiều hơn. Xa gia đình vào môi trường quân đội anh không còn là chàng ngố của cả nhà mà trở thành chàng trai bảo vệ đất nước. Môi trường quân đội làm anh đen hơn và trở nên nam tính hơn nhiều, anh càng trưởng thành và chín chắn hơn.

Cả nhà vui vẻ nói chuyện rồi khi đi ăn cơm, không khí trong gia đình dường như trở nên vui vẻ hơn hẳn ngày thường hẳn là vì có anh về. Mọi người đều ăn nhiều hơn hẳn ngày thường. Ba ngày được nghỉ phép anh ở nhà nói chuyện với mọi người, và giúp đỡ bác tôi nhiều việc, làm không khí trong nhà như trở lại lúc anh chưa đi nhập ngũ, tôi vẫn bắt nạt anh như ngày thường, và anh vẫn nhường nhịn chiều chuộng tôi.

Hết ba ngày phép, anh lại phải trở về quân đội, chính điều này làm tôi ý thức được, anh đã trở thành chú bộ đội làm việc vì đất nước. Cả nhà cần anh nhưng đất nước cũng cần anh, anh đang làm những việc mà một người dân Việt nam nên làm và đáng phải làm cho đất nước mình. Tuy buồn nhưng vì đây không phải là lần đầu nên cả nhà cũng vui vẻ hơn rất nhiều. Mẹ tôi và bác gói nhiều đặc sản để anh mang lên đơn vị chia cho mọi người. Cả nhà tôi dõi theo anh đến tận lúc chỉ còn lại bóng dáng nhỏ xíu của anh. Nhìn bóng lưng của anh là tôi tự thấy anh đã trưởng thành hơn và cũng tự hứa với lòng sẽ cố gắng học hành thật tốt để có thể góp phần xây dựng Tổ quốc, và làm những việc cho Tổ quốc như anh.



Bài đăng

Ngữ văn 6 Bài 3 : Ký ( Hồi ký và du ký) - Cánh Diều

Ngữ Văn 6 Bài 6 Đọc: Con gái của mẹ (Thái Bá Dũng) - Chân trời sáng tạo

Cách trả lời thông minh khi bị chửi bị cà khịa

Ngữ văn 6 Bài 2 Tự đánh giá: Những điều bố yêu - Cánh Diều

Thuyết Trình Về Gia Đình

Ngữ văn 6 Bài 5 Đọc: Cô Tô - Kết nối tri thức

Món quà sinh nhật

Ngữ Văn 6 Bài 5 Đọc: Đánh thức trầu (Trần Đăng Khoa) - Chân trời sáng tạo

Ngữ văn 6 Bài 2 À ơi tay mẹ - Cánh Diều

Ngữ văn 6 - Bài 6: Truyện (Truyện đồng thoại, Truyện của Pu-skin và An-đéc-xen) - Cánh diều

Bài đăng phổ biến từ blog này

Ngữ Văn 6 Bài 6 Đọc: Gió lạnh đầu mùa (Thạch Lam) - Chân trời sáng tạo

Ngữ văn 6 Bài 7: Cây khế - Kết nối tri thức

Cách trả lời thông minh khi bị chửi bị cà khịa

Ngữ văn 6 Bài 7: Vua chích chòe - Kết nối tri thức

Ngữ văn 6 Bài 7: Viết bài văn đóng vai nhân vật kể lại một truyện cổ tích - Kết nối tri thức