Đề thi học kì 1 Giáo dục công dân lớp 6

I/ Trắc Nghiệm


Câu 1. Lịch sự là:

A. là những cử chỉ, hành vi dùng trong giao tiếp ứng xử phù hợp với qui định của xã hội, thể hiện truyền thống đạo đức của dân tộc.

B. là những cử chỉ, hành vi dùng trong giao tiếp ứng xử phù hợp với xã hội và dân tộc.

C. là tình cảm dùng trong trong giao tiếp ứng xử phù hợp với qui định của xã hội, thể hiện truyền thống đạo đức của dân tộc.

D. là tình cảm của một nhóm người chơi chung cùng một sở thích.

Câu 2. Theo em, dòng nào sau đây thể hiện đúng nhất về tôn trọng kỉ luật?

A. Chấp hành quy định của trường, lớp, của cơ quan.

B. Tự giác chấp hành những quy định chung và sự phân công của tập thể mọi nơi, mọi lúc.

C. Chấp hành sự phân công của tập thể khi mình thấy thoải mái.

D. Chấp hành những quy định và sự phân công của tập thể.

Câu 3. Tế nhị là:

A. làm cho con người thấy mệt mỏi.

B. làm cho cuộc sống phức tạp.

C. làm cho con người biết tự hoàn thiện để sống tốt hơn.

D. là sự khéo léo sử dụng những cử chỉ, ngôn ngữ, thề hiện sự hiểu biết và văn hóa trong giao tiếp ứng xử.

Câu 4. Biểu hiện của lịch sự, tế nhị là:

A. là lời nói và hành vi theo ý thích của người giao tiếp.

B. là lời nói và hành vi làm người đối diện vui vẻ, vừa ý.

C. là lời nói và hành vi hiểu biết những phép tắc, qui định chung của xã hội, thể hiện sự tôn trọng người giao tiếp.

D. là lời nói và hành vi tự do, tôn trọng lẽ phải, không quan tâm đến cảm xúc người giao tiếp.

Câu 5. Hành vi nào sau đây thể hiện lịch sự, tế nhị?

A. Vừa đi vừa chào thầy/cô giáo.

B. Đứng nghiêm, xin phép thầy/cô giáo khi ra vào lớp.

C. Nói to tại nơi công cộng.

D. Quát mắng người khác

Câu 6. Hành vi nào sau đây không thể hiện lịch sự, tế nhị?

A. Biết cảm ơn, xin lỗi.

B. Ăn nói thô tục.

C. Nói nhẹ nhàng.

D. Biết lắng nghe

Câu 7. Đặc điểm của người lịch sự, tế nhị là gì?

A. Người có hiểu biết, có văn hóa.

B. Người giàu sang,phú quí.

C. Những người nghèo khổ, thông cảm với nhau.

D. Không quan tâm đến nhau.

Câu 8. Câu nói nào sau đây thể hiện lịch sự, tế nhị?

A. Thuốc đắng dã tật

Sự thật mất lòng

B. Lời nói gió bay

C. Nói thánh nói tướng.

D. Lời nói chẳng mất tiền mua

Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau.

Câu 9. Em tán thành với ý kiến nào sau đây về lịch sự, tế nhị?

A. Lịch sự, tế nhị làm mọi người giữ ý, khách sáo với nhau.

B. Lịch sự, tế nhị là bao che, bảo vệ nhau trong mọi trường hợp.

C. Lịch sự, tế nhị là không nói những lỗi lầm của người khác vì sợ mất lòng.

D. Lịch sự, tế nhị giúp con người sống chan hòa, vui vẻ trong tập thể.

Câu 10. Tích cực trong học tập là:

A. luôn luôn cố gắng, vượt khó, kiên trì học tập, làm việc và rèn luyện.

B. cố gắng trong khả năng của mình.

C. học hỏi những điều tốt đẹp của người khác phát triển thành cái của mình.

D. chê bai người khác.

Câu 11. Tự giác trong học tập là:

A. Học hỏi kinh nghiệm học tập của các bạn khác.

B. Chủ động làm việc, học tập, không cần ai nhắc nhở, giám sát.

C. Làm việc, học tập khi đươc thầy cô giáo hướng dẫn.

D. Sẵn sàng chia sẻ và tiếp thu những bài học mới.

Câu 12. Người tích cực, tự giác trong học tập là:

A. Khi đến kì thi, học ngày học đêm để có kết quả cao.

B. Học tủ, học trọng tâm, đoán đề thi để học cho đỡ mất công.

C. Người có ước mơ, có quyết tâm thực hiện kế hoạch đã định ra.

D. Người chăm chỉ làm theo lời thầy cô giáo nhắc nhở, dặn dò.

Câu 13. Em không đồng ý với ý kiến nào sau đây?

A. An thường tưới nước cho cây ở vườn hoa tổ dân phố.

B. Sáng chủ nhật mọi người thường tập trung dọn vệ sinh khu phố

C. Các em học sinh trồng hoa trên đường làng

D. Những thanh niên khỏe mạnh từ chối hiến máu nhân đạo.

Câu 14. Em không đồng ý với ý kiến nào sau đây?

A. Tham gia văn nghệ, thể dục thể thao của trường.

B. Tham gia phụ trách Sao Nhi đồng.

C. Trời mưa không đến sinh hoạt Đội.

D. Hưởng ứng phong trào ủng hộ đồng bào bị thiên tai.

Câu 15. Hôm sau là ngày kiểm tra, Nam chưa học xong bài nhưng vẫn đi chơi . Nếu là bạn của Nam, em sẽ:

A. Mặc kệ Nam.

B. Đi chơi cùng Nam.

C. Khuyên Nam nên học xong bài trước khi đi chơi.

D. Chê cười Nam với các bạn.

Câu 16. Câu tục ngữ nào sau đây thể hiện tính tích cực, tự giác trong học tập?

A. Học, học nữa, học mãi.

B. Biết thì thưa thì thốt

Không biết thì dựa cột mà nghe.

C. Không thầy đố mày làm nên.

D. Ăn vóc học hay.

Câu 17. Ý nghĩa của việc tôn trọng kỉ luật?

A. Mọi người sẽ luôn chấp hành tuyệt đối mệnh lệnh của cấp trên.

B. Gia đình, nhà trường, xã hội sẽ có nề nếp, kỉ cương.

C. Mỗi cá nhân sẽ rất khuôn khổ, gò bó.

D. Trẻ em sẽ bị kỉ luật nếu vi phạm nội qui, qui định.

Câu 18. Theo em, hành vi nào sau đây thể hiện tôn trọng kỉ luật?

A. Vân luôn đi học đúng giờ.

B. Nam rủ bạn đá bóng dưới lòng đường.

C. Mạnh đi xe vượt đèn đỏ.

D. Hoa không trực nhật lớp mà bỏ về.

Câu 19. Em tán thành ý kiến nào dưới đây

A. Hoa thường xuyên đi học đúng giờ.

B. Lan làm bài tập toán trong giờ lịch sử.

C. Tuấn quét lớp không đổ rác vào nơi quy định.

D. Nam không chấp hành sự phân công của tập thể.

Câu 20. Em không tán thành ý kiến nào dưới đây

A. Hoàng đi lao động khi lớp phân công.

B. Phương chép bài giúp Lan khi bạn ốm.

C. Tuấn không viết báo tường cho lớp nhân dịp 20/11.

D. Nam thường đi sinh hoạt Sao nhi đồng.


II/ TỰ LUẬN (5 điểm)

Câu 1 (3 đ)

a, Thế nào là tích cực ? Cho ví dụ.

b, Việc tích cực, tự giác trong hoạt động tập thể và hoạt động xã hội sẽ đem lại lợi ích gì cho mỗi người? Hãy kể tên 4 việc làm thể hiện tích cực, tự giác của bản thân em tại nhà trường.

Câu 2 (2 đ) Sau tiếng trống, thầy Hùng vào lớp. Ba, bốn bạn học sinh đi học muộn chạy ào vào, có bạn không chào, có bạn lại chào rất to : “Em chào thầy ạ”. Bạn Tuyết đứng nép ngoài cửa, nghe thầy nói hết câu, mới ra trước cửa đứng nghiêm chào thầy.

a, Em có nhận xét gì về cách cư xử của các bạn trong tình huống trên? Vì sao?

b, Nếu là em, em cư xử như thế nào cho đúng mực?


Đáp án: Đề thi học kì 1 lớp 6 môn GDCD

PHẦN I (5 đ) – Mỗi câu đúng cho 0,25 điểm

Câu

Đáp án

1

A

2

B

3

D

4

C

5

B

6

B

7

A

8

D

9

D

10

A

11

B

12

C

13

D

14

C

15

C

16

A

17

B

18

A

19

A

20

C

PHẦN II (5đ)

Câu 1 (3đ)

a/ (1đ) Trình bày đúng khái niệm tích cực, lấy ví dụ chính xác.

*Tích cực là luôn luôn cố gắng, vượt khó, kiên trì học tập, làm việc và rèn luyện (0,5đ).

* Lấy ví dụ chính xác (0,5đ).

b/ (2đ)

*Ý nghĩa (1đ) - Mỗi ý đúng 0,5đ

- Mở rộng sự hiểu biết về mọi mặt, rèn luyện những kĩ năng cần thiết của bản thân.

- Góp phần xây dựng quan hệ tập thể, tình cảm thân ái với mọi người xung quanh, được mọi người yêu quý.

* Những việc em cần làm. (1đ)- Mỗi ý đúng 0,25đ.

- Tích cực tham gia dọn vệ sinh trường lớp.

- Tham gia văn nghệ, thể dục thể thao của nhà trường.

- Hưởng ứng phong trào ủng hộ đồng bào bị thiên tai.

- Tham gia các câu lạc bộ học tập.

Câu 2 (2đ)

- Hành vi của các bạn đi học muộn, không chào thầy, không xin phép là không thể hiện lịch sự, tế nhị. (0,25đ)

- Vì: (0,25đ)

+ Các bạn đó gây mất trật tự, ảnh hưởng đến người xung quanh, là vi phạm nội qui trường lớp.

- Hành vi của Tuyết thể hiện lịch sự, tế nhị. (0,25đ)

- Vì: (0,25đ)

+ Tuyết thấy hành vi đi học muộn là sai nên đã khép nép đứng bên cửa, chờ thầy nói hết câu, xin phép thầy vào lớp.

- Liên hệ (1đ) - Mỗi ý cho 0,25đ

+ Tôn trọng nội quy nơi công cộng.

+ Nói năng nhỏ nhẹ, từ tốn.

+ Không nói to, sỗ sàng.

+ Biết cảm ơn, xin lỗi.


Đề 2:

I/ Trắc Nghiệm

Câu 1 (0,25 điểm). Việc làm nào sau đây là biết tự chăm sóc, rèn luyện thân thể?

A. Luôn cố gắng ăn thật nhiều.
B. Tối nào trước khi đi ngủ An cũng không đánh răng.
C. Đi ngoài trời nắng về là tắm nước lạnh ngay.
D. Ăn uống điều độ, tập thể dục thể thao đều đặn.

Câu 2 (0,25 điểm). Ý nào dưới đây em cho là chưa biết tự chăm sóc và rèn luyện thân thể?

A. Ăn mặc phong phanh khi trời lạnh.
B. Luyện tập thể dục hằng ngày.
C. Súc miệng nước muối mỗi sáng.
D. Ăn uống điều độ, giữ gìn quần áo sạch sẽ.

Câu 3 (0,25 điểm). Việc làm nào sau đây thể hiện sự siêng năng?

A. Mai thường xuyên giúp mẹ làm việc nhà.
B. Tuấn chỉ lo việc học của mình, ngoài ra không làm việc gì giúp gia đình.
C. Mỗi lần lớp tổ chức lao động là Hải xin phép nghỉ vì bị bệnh.
D. Ngày nào Lan cũng ngủ sớm và không làm bài tập về nhà.

Câu 4 (0,25 điểm). Hành vi nào sau đây thể hiện không tiết kiệm?

A. Lan giữ gìn vở và bộ sách giáo khoa cẩn thận.
B. Trước khi ra khỏi nhà bao giờ Huấn cũng tắt điện.
C. Bình mang đôi giày cũ đi học vì nó chưa hư.
D. Hòa thường đổ bỏ thức ăn dư thừa, mặc dù chưa bị hư.

Câu 5 (0,25 điểm). Hãy cho biết hành vi nào dưới đây biểu hiện tính tiết kiệm?

A. Ăn diện theo mốt.
B. Tắt hết các thiết bị điện khi ra khỏi phòng.
C. Bị ốm nhưng không mua thuốc chữa bệnh, để bệnh tự khỏi.
D. Bỏ thừa không ăn hết suất cơm.

Câu 6 (0,25 điểm). Hành vi nào sau đây thể hiện tính Lễ độ?

A. Không nhường chỗ cho người già trên xe khách.
B. Nói trống không với người khác.
C. Gặp thầy, cô giáo không dạy lớp mình nhưng Bình vẫn chào.
D. Đến nhà bạn chơi, gặp mẹ của bạn thì không chào.

Câu 7 (0,25 điểm). Hãy cho biết hành vi nào dưới đây biểu hiện thiếu lễ độ với mọi người?

A. Chào hỏi người lớn tuổi
B. Nói năng thưa gửi đúng mực với mọi người.
C. Nhường chỗ cho em nhỏ trên xe buýt.
D. Ngắt lời khi người khác đang nói.

Câu 8: (0,25 điểm). Hãy đánh dấu X vào ô tương ứng trong bảng sau để thể hiện ý kiến của em

Ý kiến 
Đồng ý
Không đồng ý



A. Người thông minh không cần siêng năng, kiên trì cũng thành công.  
B. Chỉ học sinh mới cần siêng năng, kiên trì  
C. Siêng năng là đức tính cần có ở mỗi người.  
D. Siêng năng, kiên trì giúp chúng ta thành công trong công việc

  

II. TỰ LUẬN: (8đ)

Câu 1:  Thế nào là siêng năng, kiên trì? Để là người siêng năng, kiên trì trong cuộc sống, em cần phải làm gì?

Câu 2:  Vì sao cần phải tự chăm sóc, rèn luyện thân thể?

Câu 3:  Cho tình huống sau:

Một lần đến nhà Hải chơi, Hạnh thấy nước chảy tràn bể liền nhắc bạn khóa vòi nước nhưng Hải Bảo: “Nước rẻ lắm, chẳng đáng bao nhiêu, kệ cho nó chảy, tớ đang xem phim hay tuyệt! Em có đồng tình với Hải không? Nếu là em, em sẽ khuyên bạn như thế nào?

Câu 4

Theo em, vì sao tuy bận nhiều công việc nhưng Bác Hồ vẫn thường xuyên luyện tập thể dục - thể thao ?

Đáp án đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 6

I. Trắc nghiệm: 

Trả lời đúng mỗi câu: 0. 25 điểm

Câu  :    1   2   3   4   5   6   7

Trả lời:   D  A  A  D  B  C  D

 Câu 8
Đồng ý: C, D
 Không đồng ý: A, B



II. Tự luận:

Câu 1: 


- Siêng năng: Là phẩm chất đạo đức của con người, là sự cần cù, tự giác miệt mài, thường xuyên, đều đặn

- Kiên trì: Là sự quyết tâm làm đến cùng dù có gặp khó khăn, gian khổ.

Để trở thành người siêng năng, kiên trì trong cuộc sống, em cần phải:

+ Chăm chỉ học hành, quyết tâm phấn đấu đạt mục tiêu trong học tập, như: đi học đều, học bài và làm bài đầy đủ, gặp bài khó không nản lòng.

+ Tham gia lao động, làm những công việc phù hợp với sức lực của mình, sống gọn gàng ngăn nắp, tích cực tham gia các hoạt động do trường, lớp và địa phương tổ chức.

Câu 2:

Tự chăm sóc, rèn luyện thân thể là biết giữ gìn vệ sinh cá nhân, ăn uống điều độ, thường xuyên luyện tập thể dục, năng chơi thể thao, tích cực phòng và chữa bệnh.



Câu 3: 



- Em không đồng tình với suy nghĩ và việc làm của Hải, vì Hải đã để nước chảy tràn lan, gây lãng phí không cần thiết. Hải đã không có đức tính tiết kiệm.

- Dù giá nước có rẻ cũng không nên sử dụng một cách tùy tiện, vì Nhà nước đang yêu cầu nhân dân tiết kiệm nước, bảo vệ nguồn tài nguyên nước.

Câu 4

Bác Hồ có tinh thần tự chăm sóc, rèn luyện thân thể. Dù bận nhiều công việc nhưng Bác vẫn thường xuyên tập tập thể dục -thể thao. Bác tâm niệm rằng tập thể dục thể thao rất vui, gần gũi với mọi người. Về mùa hè, những lần Bác đi công tác phải qua sông, suối, anh em bảo vệ đều chuẩn bị thuyên hoặc mảng để Bác dùng. Nhưng chỉ khi nào nước sông suối lớn, chảy xiết, Bác mới đi thuyền. Còn không, Bác nhất định không chịu ngồi thuyền mà tự bơi cùng anh em trong đoàn-. Khi lên bờ, Bác còn nói vui : "Bơi thế này vừa sạch người, vừa khoẻ !".Bác là tấm gương sáng cho chúng em học tập rèn luyện thể dục thể thao. 

Bài đăng

Ngữ văn 6 Bài 3 : Ký ( Hồi ký và du ký) - Cánh Diều

Ngữ Văn 6 Bài 6 Đọc: Con gái của mẹ (Thái Bá Dũng) - Chân trời sáng tạo

Cách trả lời thông minh khi bị chửi bị cà khịa

Ngữ văn 6 Bài 2 Tự đánh giá: Những điều bố yêu - Cánh Diều

Thuyết Trình Về Gia Đình

Ngữ văn 6 Bài 5 Đọc: Cô Tô - Kết nối tri thức

Món quà sinh nhật

Ngữ Văn 6 Bài 5 Đọc: Đánh thức trầu (Trần Đăng Khoa) - Chân trời sáng tạo

Ngữ văn 6 Bài 2 À ơi tay mẹ - Cánh Diều

Ngữ văn 6 - Bài 6: Truyện (Truyện đồng thoại, Truyện của Pu-skin và An-đéc-xen) - Cánh diều

Bài đăng phổ biến từ blog này

Ngữ Văn 6 Bài 6 Đọc: Gió lạnh đầu mùa (Thạch Lam) - Chân trời sáng tạo

Ngữ văn 6 Bài 7: Cây khế - Kết nối tri thức

Cách trả lời thông minh khi bị chửi bị cà khịa

Ngữ văn 6 Bài 7: Vua chích chòe - Kết nối tri thức

Ngữ văn 6 Bài 7: Viết bài văn đóng vai nhân vật kể lại một truyện cổ tích - Kết nối tri thức