Chứng minh câu tục ngữ: “Ở hiền gặp lành”

 Bài viết tham khảo:

Kho tàng ca dao, tục ngữ nước ta rất đa dạng và phong phú với nhiều chủ đề, đề tài như: lao động sản xuất, ứng xử, tình cảm trong gia đình… Trong đó em thích nhất câu tục ngữ “Ở hiền gặp lành”.

Ca dao, tục ngữ được cha ông ta đúc kết từ kinh nghiệm thực tế. Mỗi câu, mỗi bài đều ẩn chứa những bài học sâu sắc về nhiều lĩnh vực trong đời sống. câu tục ngữ: “Ở hiền gặp lành” cũng không ngoại lệ.Vậy ta nên hiểu câu tục ngữ này như thế nào và nó đem lại bài học gì cho thế hệ ngày nay và mai sau?

Trước hết “ở hiền” nghĩa là cách đối xử tốt với mọi người, luôn làm những điều tốt đẹp. Họ là người luôn đặt lợi ích chung lên trên lợi ích cá nhân và biết suy nghĩ vì mọi người. Mà trong đó phải là những hành động thiết thực chứ không phải chỉ là lời lẽ, lí thuyết suông. Từ việc làm tốt đẹp tất sẽ dẫn đến quan hệ nhân quả đó là “gặp lành” . Ở đây, “gặp lành” nghĩa là gặp những điều may mắn, được người khác giúp đỡ lại. Như vậy có thể thấy nếu chúng ta làm những điều tốt đẹp, không suy nghĩ trục lợi thì chúng ta sẽ được đền bù xứng đáng, gặp nhiều may mắn, hạnh phúc. Đây là điều mà cha ông ta muốn nhắn nhủ cho các thế hệ sau.

Câu tục ngữ: “Ở hiền gặp lành” thể hiện luật nhân quả thường thấy trong đạo Phật. Giống như ta thường hay bắt gặp câu “gieo gió gặt bão” hay thấy những câu chuyện cố tích về những người hiền lương, thục đức ắt sẽ gặp may mắn, được mọi người tương trợ và kết thúc có hậu. Ngược lại những người làm điều ác sẽ bị trừng phạt. Đại diện cho những người “ở hiền” như nhân vật Thạch Sanh thật thà, chất phác nên dù bị Lý Thông năm lần bảy lượt hãm hại thì Thạch Sanh vẫn cưới được công chúa, sống cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Hay câu chuyện kinh điển về chị em Tấm Cám và bà mẹ kế cũng vậy. Kẻ ác là mẹ con Cám sau khi làm nhiều chuyện hại cô Tấm cuối cùng nhận lấy cái chết thảm hại mà không nhận được sự thương xót của người khác. Còn cô Tấm vì sống hiền lành, nhẫn nhịn đã được hạnh phúc sau bao gian nan, hiểm họa.

“Ở hiền” làm những điều tốt đẹp không phải là làm những việc lớn lao, to tát. Nó có thể bắt đầu từ những lời ăn tiếng nói hằng ngày đến những hành động nhỏ bé khi giúp đỡ người khác. Hình ảnh cậu bé dắt tay bà cụ sang đường, cô bé giúp đỡ người phụ nữ mang thai xách đồ…đó là những điều nhỏ bé nhứng mang ý nghĩa tốt đẹp biết bao. Vì thế mỗi người dù ở bất kì lứa tuổi nào cũng cần rèn luyện cho mình làm những điều tốt, từ những việc nhỏ bé nhất. Ngược lại, có những người tự cho rằng: mình không làm gì, không hại cũng không giúp ai, đó là ở “hiền” thì đây là một quan niệm sai lầm. Những người như vậy là những người bo bo chỉ viết giữ cho mình, những người vô cảm trước những mảnh đời khó khăn, trước những hành vi sai trái đang diễn ra ngay trước mắt. Người như vậy không thể coi là “ở hiền” được. Bên cạnh đó có những người khi làm việc tốt luôn băn khoăn suy nghĩ xem mình có hại gì không, có nhận được lời ích gì qua việc làm đó mà cụ thể là lợi ích vật chất. Có thể thấy những người như vậy họ làm việc tốt không xuất phát từ tấm lòng hướng thiện mà là có chủ đích riêng. Ví như có một số người đi làm từ thiện họ luôn muốn tất cả mọi người biết về điều đó, mong muốn tư lợi cá nhân, quảng bá hình ảnh bản thân chứ không xuất phát từ tấm lòng.

Là một học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường, mỗi chúng ta cần chăm chỉ học tập, rèn luyện đạo đức tốt và ứng dụng vào cuộc sống thường ngày. Hãy trở thành người có ích cho gia đình và xã hội, làm nhiều việc tốt, giúp đỡ mọi người xung quanh. Có như vậy mỗi chúng ta mới có thể vui vẻ, thoải mái và tự hào về bản thân, được mọi người yêu mến và giúp đỡ khi chúng ta gặp khó khăn.


Bài đăng

Ngữ văn 6 Bài 3 : Ký ( Hồi ký và du ký) - Cánh Diều

Ngữ Văn 6 Bài 6 Đọc: Con gái của mẹ (Thái Bá Dũng) - Chân trời sáng tạo

Cách trả lời thông minh khi bị chửi bị cà khịa

Ngữ văn 6 Bài 2 Tự đánh giá: Những điều bố yêu - Cánh Diều

Thuyết Trình Về Gia Đình

Ngữ văn 6 Bài 5 Đọc: Cô Tô - Kết nối tri thức

Món quà sinh nhật

Ngữ Văn 6 Bài 5 Đọc: Đánh thức trầu (Trần Đăng Khoa) - Chân trời sáng tạo

Ngữ văn 6 Bài 2 À ơi tay mẹ - Cánh Diều

Ngữ văn 6 - Bài 6: Truyện (Truyện đồng thoại, Truyện của Pu-skin và An-đéc-xen) - Cánh diều

Bài đăng phổ biến từ blog này

Ngữ Văn 6 Bài 6 Đọc: Gió lạnh đầu mùa (Thạch Lam) - Chân trời sáng tạo

Ngữ văn 6 Bài 7: Cây khế - Kết nối tri thức

Cách trả lời thông minh khi bị chửi bị cà khịa

Ngữ văn 6 Bài 7: Vua chích chòe - Kết nối tri thức

Ngữ văn 6 Bài 7: Viết bài văn đóng vai nhân vật kể lại một truyện cổ tích - Kết nối tri thức