Trắc nghiệm giữa kì 1 môn địa lí 7
Bài 1: Dân số
Câu 1: Khái niệm dân số nào sau đây là hoàn chỉnh?
a.Dân số là số người.
b.Dân số là tổng số người.
c.Dân số là nguồn lao động.
d.Dân số là tổng số dân ở một địa phương trong một thời điểm nhất định.
Câu 2: Năm 2001 dân số thế giới khoảng:
A. 4 tỉ người.
B. 5 tỉ người.
C. 6,16 tỉ người
D. 6,5 tỉ người.
Câu 3: Người ta thường biểu thị dân số bằng :
A.Một tháp tuổi.
B. Một hình vuông
C. Một đường thẳng
D. Một vòng tròn
Câu 4: Hình dạng tháp tuổi đáy rộng thân hẹp cho thấy:
A. Số người trong độ tuổi lao động ít
B. Số người trong độ tuổi lao động trung bình
c. Số người trong độ tuổi lao động nhiều
D.Số người trong độ tuổi lao động đang tăng dần
Câu 5: Độ tuổi dưới tuổi lao động là những người có tuổi từ:
A. 0-14 tuổi
B. 0-15 tuổi
C. 0-16 tuổi
D. 0-17 tuổi
Câu 6: Dân số tăng nhanh vượt quá khả năng giải quyết các vấn đề gì?
A. Ăn, mặc
B. Thiếu nhà ở, thất nghiệp
C. Y tế, giáo dục chậm phát
D. Tất cả đều đúng
Câu 7: Dân số thế giới tăng nhanh trong khoảng thời gian nào?
A. Trước Công Nguyên
B. Từ công nguyên – thế kỷ XIX
C. Từ thế kỷ XIX – thế kỷ XX
D. Từ thế kỷ XX – nay.
Câu 8: Bùng nổ dân số xảy ra khi gia tăng dân số vượt ngưỡng :
A. 2,1%
B. 21%
C. 210%
D. 250%.
Câu 9: Quốc gia đông dân nhất thế giới là:
A. Mỹ
B. Nhật
C. Ấn Độ
D. Trung Quốc.
Câu 10: Căn cứ vào hình dáng của tháp tuổi ta không thể biết:
A. Các độ tuổi của dân số.
B. Số lượng nam và nữ.
C. Số người sinh, tử của một năm.
D. Số người dưới tuổi lao động.
Câu 11: Trường hợp nào dưới đây sẽ dẫn đến sự tăng nhanh dân số:
A. Tỉ lệ sinh cao, tỉ lệ tử cao.
B. Tỉ lệ sinh giảm, tỉ lệ tử giảm.
C. Tỉ lệ sinh cao, tỉ lệ tử giảm.
D. Tỉ lệ tử cao, tỉ lệ sinh giảm.
Câu 12: Sự bùng nổ dân số đang diễn ra ở các châu lục nào dưới đây:
A. Châu Đại Dương.
B. Bắc Mĩ.
C. Châu Âu.
D. Nam Mĩ.
Câu 13: Châu lục nào có tỉ lệ gia tăng tự nhiên dân số thấp nhất:
A. Châu Á.
B. Châu Âu.
C. Châu Phi.
D. Châu Đại Dương.
Câu 14: Theo em đến năm 2050 dân số thế giới sẽ là bao nhiêu:
A. 7,9 tỉ người.
B. 8,9 tỉ người.
C. 10 tỉ người.
D. 12 tỉ người.
Câu 15: Châu lục nào có số dân ít nhất (so với toàn thế giới)?
A. Châu Á.
B. Châu Âu.
C. Châu Phi.
D. Châu Đại Dương
Câu 16: Gia tăng dân số tự nhiên phụ thuộc vào:
A. Sự tương quan giữa số trẻ sinh ra và số người chết đi trong một năm.
B. Sự tương quan giữa số trẻ sinh ra và số người từ nơi khác đến trong một năm.
C. Sự tương quan giữa số trẻ sinh ra và số người chuyển đi trong một năm.
D. Sự tương quan giữa số người chuyển đi và số người từ nơi khác đến trong một năm.
Câu 17: Gia tăng cơ giới là sự gia tăng dân số do:
A. Sự tương quan giữa số trẻ sinh ra và số người chết đi.
B. Sự tương quan giữa số trẻ sinh ra và số người từ nơi khác đến.
C. Sự tương quan giữa số trẻ sinh ra và số người chuyển đi.
D. Sự tương quan giữa số người chuyển đi và số người từ nơi khác đến.
Bài 2: Sự phân bố dân cư. Các chủng tộc trên thế giới
Câu 1: Dân cư thế giới phân bố như thế nào?
A. Đều
B. Không đều
C. Tất cả mọi nơi đều đông đúc
D. Giống nhau ở mọi nơi.
Câu 2: Dân cư đông đúc ở những nơi nào?
A. Nông thôn
B. Đồi núi
C. Nội địa
D. Đồng bằng, ven biển
Câu 3: Khu vực nào sau đây có dân cư thưa thớt?
A. Đông Nam Bra-xin.
B. Tây Âu và Trung Âu.
C. Đông Nam Á.
D. Bắc Á.
Câu 4: Đặc điểm bên ngoài dễ phân biệt nhất giữa các chủng tộc chính trên thế giới là:
A. bàn tay.
B. màu da.
C. môi.
D. lông mày.
Câu 5: Tình hình phân bố dân cư của một địa phương, một nước được thể hiện qua:
A. mật độ dân số.
B. tổng số dân.
C. gia tăng dân số tự nhiên.
D. tháp dân số.
Câu 6: Những khu vực tập trung đông dân cư là:
A. Đông Á, Đông Nam Á, Bắc Phi.
B. Bắc Á, Bắc Phi, Đông Bắc Hoa Kì.
C. Nam Á, Bắc Á, Bắc Mĩ.
D. Nam Á, Đông Á, Đông Bắc Hoa Kì.
Câu 7: Hai khu vực có mật độ dân số cao nhất là:
A. Đông Bắc Hoa Kì, Nam Á.
B. Nam Á, Đông Á.
C. Đông Nam Á, Đông Á.
Câu 8: Đặc điểm ngoại hình của chủng tộc Ơ-rô-pê-ô-ít là:
A. Da vàng, tóc đen.
B. Da vàng, tóc vàng.
C. Da đen, tóc đen.
D. Da trắng, tóc xoăn.
Câu 9: Dân cư phân bố thưa thớt ở những khu vực nào sau đây?
A. đồng bằng.
B. các trục giao thông lớn.
C. ven biển, các con sông lớn.
D. hoang mạc, miền núi, hải đảo.
Câu 10: Người ta dựa vào yếu tố nào để phân chia các chủng tộc trên thế giới?
A. Vóc dáng
B. Thể lực
C. Cấu tạo bên trong
D. Đặc điểm hình thái.
Câu 11: Trên thế giới có bao nhiêu chủng tộc chính?
A. Hai
B. Ba
C. Bốn
D. Năm.
Câu 12: Dân cư thế giới thường tập trung đông đúc ở khu vực địa hình đồng bằng vì:
A. tập trung nguồn tài nguyên khoáng sản giàu có.
B. thuận lợi cho cư trú, giao lưu phát triển kinh tế.
C. khí hậu mát mẻ, ổn định.
D. ít chịu ảnh hưởng của thiên tai.
Câu 13: Châu lục tập trung dân cư đông đúc nhất thế giới là:
A. châu Âu.
B. châu Á.
C. châu Mĩ.
D. châu Phi.
Câu 14: Nhân tố nào sau đây tác động đến sự mở rộng phạm vi phân bố dân cư trên Trái Đất?
A. tài nguyên thiên nhiên.
B. tiến bộ khoa học kĩ thuật.
C. sự gia tăng dân số.
D. chính sách phân bố dân cư.
Bài 3: Quần cư. Đô thị hóa
Câu 1: Quần cư nông thôn là hình thức tổ chức sinh sống chủ yếu:
x
A. Thôn xóm, làng mạc
B. Hoạt động kinh tế chủ yếu là sản xuất nông nghiệp
C. Dân cư không tập trung với mật độ cao như thành thị
D. Các phương án trên đều đúng
Câu 2: Dân cư thế giới có mấy loại hình quần cư chính?
A. Hai loại hình
B. Ba loại hình
C. Bốn loại hình
D. Năm loại hình.
Câu 3: Hoạt động kinh tế nào không đúng của quần cư đô thị:
A. Sản xuất công nghiệp
B. Phát triển dịch vụ
C. Sản xuất nôngnghiệp, tiểu thủ công nghiệp
D. Thương mai, du lịch
Câu 4: Đơn vị quần cư nào sau đây không thuộc loại hình quần cư nông thôn?
A. Thôn xóm
B. Làng bản
C. Thị xã
D. Xã.
Câu 5: Siêu đô thị là đô thị có tổng số dân trên:
A. 5 triệu người
B. 8 triệu người
C. 10 triệu người
D. 15 triệu người.
Câu 6: Sự phát triển nhanh chóng các siêu đô thị ở nhóm nước đang phát triển gắn liền với:
A. gia tăng dân số nhanh và tình trạng di cư ồ ạt từ nông thôn đến đô thị.
B. sự phát triển mạnh mẽ nền sản xuất công nghiệp hiện đại.
C. chính sách phân bố dân cư của nhà nước.
D. sự phân bố các nguồn tài nguyên thiên nhiên giàu có.
Câu 7: Quần cư thành thị phổ biến hoạt động kinh tế nào sau đây?
A. Công nghiệp và dịch vụ.
B. Nông – lâm – ngư – nghiệp.
C. Công nghiệp và nông –lâm – ngư - nghiệp.
D. Dịch vụ và nông – lâm – ngư nghiệp.
Câu 8: Các đô thị bắt đầu xuất hiện rộng khắp thế giới vào thời kì nào?
A. Thời Cổ đại.
B. Thế kỉ XIX.
C. Thế kỉ XX.
D. Thế kỉ XV.
Câu 9: Châu lục tập trung nhiều siêu đô thị nhất là:
A. châu Âu.
B. châu Á.
C. châu Mĩ.
D. châu Phi.
Câu 10: Đơn vị quần cư nào sau đây không thuộc loại hình quần cư đô thị?
A. Tổ dân phố
B. Quận
C. Thị trấn
D. Huyện.
Câu 11: Hậu quả nào sau đây không đúng với tình trạng đô thị hóa tự phát
A.Ô nhiễm môi trường
B. Thất nghiệp
C. Thiếu nhà ở, ách tắc giao thông
D. Ngành công nghiệp kém phát triển
Câu 12: Đâu không phải là siêu đô thị thuộc châu Á?
A. Cai-rô.
B. Thiên Tân.
C. Mum-bai.
D. Tô-ki-ô.
Câu 13: Hai siêu đô thị đầu tiên trên thế giới là:
A. Niu-I-oóc và Bắc Kinh.
B. Niu-I-oóc và Luân Đôn.
C. Luân Đôn và Thượng Hải.
D. Pa-ri và Tô-ki-ô.
Câu 14: Số lượng các siêu đô thị tăng nhanh nhất ở nhóm các nước nào sau đây?
A. các nước phát triển.
B. các nước kém phát triển.
C. các nước đang phát triển.
D. các nước xuất khẩu dầu mỏ.
Câu 15: Đâu không phải là đặc điểm của quần cư thành thị?
A. Phố biến lối sống thành thị.
B. Mật độ dân số cao.
C. Hoạt động kinh tế chủ yếu là dịch vụ du lịch.
D. Nhà cửa tập trung với mật độ cao.
Câu 16: Ý nào dưới đây thể hiện đúng đặc điểm của quá trình đô thị hóa trên thế giới?
A. Tỉ lệ người sống ở nông thôn ngày càng tăng.
B. Dân cư tập trung vào các thành phố lớn và cực lớn.
C. Phổ biến các hoạt động sản xuất nông – lâm – ngư nghiệp.
D. Các đô thị đầu tiên mới xuất hiện vào thế kỉ XIX.
Câu 17: Đâu không phải là hậu quả của đô thị hóa tự phát?
A. Ô nhiễm môi trường.
B. Ách tắc giao thông đô thị.
C. Gia tăng tỉ lệ thất nghiệp ở thành thị.
D. Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
Bài 5: Đới nóng. Môi trường xích đạo ẩm
Câu 1: Đới nóng có vị trí trong khoảng từ đâu đến đâu?
A. Xích đạo đến Chí tuyến Bắc
B. Xích đạo đến Chí tuyến Nam.
C. Chí tuyến Bắc đến Chí tuyến Nam
D. Chí tuyến Bắc đến Vòng cực Bắc.
Câu 2: Môi trường có lượng mưa nhiều nhất ở đới nóng là:
A. Xích đạo ẩm
B. Nhiệt đới
C. Nhiệt đới gió mùa
D. Hoang mạc.
Câu 3: Đâu không đúng với đặc điểm khí hậu của môi trường xích đạo ẩm?
A. Khí hậu nóng và ẩm quanh năm.
B. Biên độ nhiệt độ giữa tháng thấp nhất và cao nhất rất nhỏ (30C).
C. Lượng mưa trung bình năm lớn, mưa tăng dần từ xích đạo về hai cực.
D. Độ ẩm không khí rất cao, trung bình trên 80%.
Câu 4: Tại sao rừng rậm xanh quanh năm có nhiều tầng cây?
A. Do nhiều loài cây sinh trưởng mạnh, chiếm hết diện tích của các loài còn lại.
B. Do trong rừng không đủ nhiệt độ và độ ẩm cho cây cối sinh trưởng.
C. Do mỗi loài cây thích hợp với điều kiện ánh sáng, nhiệt độ và độ ẩm khác nhau.
D. Do đất trong rừng nghèo dinh dưỡng, thường xuyên bị rửa trôi.
Câu 5: Môi trường khô hạn nhất ở đới nóng là:
A. Xích đạo ẩm
B. Nhiệt đới
C. Nhiệt đới gió mùa
D. Hoang mạc
Câu 6: Thảm thực vật điển hình cho môi trường xích đạo ẩm là:
a. Xa van
b. Rừng rậm
c. Rừng thưa
d. Rừng cây lá rộng.
Câu 7: Quan sát hình 5.1 (SGK) Việt Nam nằm ở môi trường:

A. Xích đạo ẩm
B. Nhiệt đới gió mùa
C. Nhiệt đới
D. Hoang mạc
Câu 8: Loại gió thổi quanh năm ở đới nóng là:
A. Gió Tây ôn đới.
B. Gió Tín phong.
C. Gió mùa.
D. Gió Đông cực.
Câu 9: Kiểu môi trường nào sau đây không thuộc đới nóng?
A. Môi trường xích đạo ẩm.
B. Môi trường nhiệt đới gió mùa.
C. Môi trường nhiệt đới.
D. Môi trường địa trung hải.
Câu 10: Từ 50B đến 50N là phạm vi phân bố của:
A. môi trường nhiệt đới.
B. môi trường xích đạo ẩm.
C. môi trường nhiệt đới gió mùa.
D. môi trường hoang mạc.
Câu 11: Đặc điểm khí hậu của môi trường xích đạo ẩm là:
A. lạnh, khô.
B. nóng, ẩm.
C. khô, nóng.
D. lạnh, ẩm.
Câu 12: Cảnh quan tiêu biểu của môi trường xích đạo ẩm là:
A. xa van, cây bụi lá cứng.
B. rừng lá kim.
C. rừng rậm xanh quanh năm.
D. rừng lá rộng.
Câu 13: Loại rừng nào thường phân bố ở vùng cửa sông, ven biển?
A. Rừng rậm nhiệt đới
B. Rừng rậm xanh quanh năm
C. Rừng thưa và xa van
D. Rừng ngập mặn
Câu 14: Đới nóng có giới sinh vật hết sức phong phú và đa dạng, nguyên nhân chủ yếu do:
A. khí hậu phân hóa đa dạng với nhiều kiểu khác nhau, dẫn đến sự phong phú về sinh vật.
B. là nơi gặp gỡ của các luồng sinh vật di cư và di lưu đến từ nhiều vùng miền.
C. do con người mang nhiều loài sinh vật từ nơi khác đến và nhân giống, lai tạo mới.
D. khí hậu nóng quanh năm, lượng mưa dồi dào và độ ẩm lớn.
Câu 15: Đới nóng có mấy kiểu môi trường?
A. 2
B. 3
C. 4
D. 5
Câu 16: Kiểu môi trường nào có rừng rậm xanh quanh năm, động thực vật phong phú?
A. Xích đạo ẩm
B. Nhiệt đới
C. Nhiệt đới gió mùa
D. Hoang mạc
Câu 17: Đặc điểm khí hậu của môi trường xích đạo ẩm:
A. Nóng và ẩm quanh năm
B. Nắng nóng và mưa nhiều quanh năm
C. Chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm hơn 10°c
D. Cả A, B, C đều đúng
Bài 6: Môi trường nhiệt đới
Câu 1: Đặc điểm nào sau đây không đúng với thiên nhiên của môi trường nhiệt đới:
A. Thay đổi theo mùa
B. Mùa mưa cây cỏ xanh tốt, mùa khô hạn cây cỏ úa vàng
C. Nhóm đất chủ yếu là đất feralit có màu đỏ vàng
D. Thực vật quanh năm xanh tốt, rậm rạp
Câu 2: Hai đặc điểm tiêu biểu của sinh vật môi trường nhiệt đới là:
A. Thưa thớt và giảm dần về hai chí tuyến
B. Thay đổi theo mùa và giảm dần về hai chí tuyến
C. Thay đổi theo mùa và tăng dần về hai chí tuyến
D. Sinh trưởng nhanh và tăng dần về hai chí tuyến.
Câu 3: Môi trường nhiệt đới nằm trong khoảng:
A. giữa 2 chí tuyến Bắc và Nam.
B. vĩ tuyến 50 đến chí tuyến Bắc (Nam).
C. vĩ tuyến 50B đến vòng cực Bắc.
D. chí tuyến Nam đến vĩ tuyến 400N.
Câu 4: Đặc trưng của khí hậu nhiệt đới là:
A. nhiệt độ trung bình năm không quá 200C, khí hậu mát mẻ quanh năm.
B. nhiệt độ cao, khô hạn quanh năm.
C. nhiệt độ cao quanh năm, trong năm có một thời kì khô hạn (tháng 3 – 9).
D. nóng ẩm quanh năm, lượng mưa và độ ẩm lớn.
Câu 5: Rừng thưa và xa van là cảnh quan đặc trưng của môi trường nào?
A. Môi trường xích đạo ẩm.
B. Môi trường nhiệt đới gió mùa.
C. Môi trường nhiệt đới.
D. Môi trường ôn đới.
Câu 6: Biện pháp bảo vệ đất ở môi trường nhiệt đới khỏi bị xói mòn, rửa trôi:
A. Canh tác hợp lí
B. Trồng cây che phủ đất
C. Cả A, B đều đúng
D. Cả A, B đều sai
Câu 7: Hạn chế của tài nguyên đất ở môi trường nhiệt đới là:
A. nghèo mùn, ít chất dinh dưỡng.
B. đất ngập úng, glây hóa
C. đất bị nhiễm phèn nặng.
D. dễ bị xói mòn, rửa trôi hoặc thoái hóa.
Câu 8: Chế độ nước của sông ngòi khí hậu nhiệt đới là:
A. phân hóa theo mùa, mùa lũ trùng mùa mưa, mùa cạn trùng mùa khô.
B. sông ngòi nhiều nước quanh năm.
C. sông ngòi ít nước quanh năm, do lượng mưa rất thấp.
D. chế độ nước sông thất thường.
Câu 9: Môi trường nhiệt đới rất thích hợp cho loại cây trồng nào?
A. Rau quả ôn đới.
B. Cây lương thực và cây công nghiệp nhiệt đới.
C. Cây dược liệu.
D. Cây công nghiệp có nguồn gốc ôn đới.
Câu 10: Thiên nhiên môi trường nhiệt đới chủ yếu thay đổi theo:
A. vĩ độ và độ cao địa hình.
B. đông – tây và theo mùa.
C. bắc – nam và đông – tây.
D. vĩ độ và theo mùa.
Câu 11: Đặc điểm nào sau đây không đúng với khí hậu của môi trường nhiệt đới?
A. Nhiệt độ cao quanh năm (trên 200C).
B. Trong năm có một thời kì khô hạn từ 3-9 tháng.
C. Có 2 lần Mặt Trời lên thiên đỉnh.
D. Lượng mưa trung bình năm rất lớn (từ 1500 – 2000mm).
Câu 12: Nguyên nhân hình thành đất feralit có màu đỏ vàng ở môi trường nhiệt đới là do:
A. Sự rửa trôi của các bazơ dễ tan như Ca+, K, M+.
B. Sự tích tụ ôxit sắt.
C. Sự tích tụ ôxit nhôm.
D. Sự tích tụ ôxit sắt và ôxit nhôm.
Câu 13: Đi từ vĩ tuyến 5⁰ về phía hai chí tuyến, các thảm thực vật của môi trường nhiệt đới là:
A. rừng rậm xanh quanh năm, rừng thưa, xavan.
B. rừng thưa, xa van, nửa hoang mạc.
C. xa van, rừng thưa, nửa hoang mạc.
D. rừng lá rộng, rừng thưa, xavan.
Bài 7: Môi trường nhiệt đới gió mùa
Câu 1: Hai khu vực điển hình cho môi trường nhiệt đới gió mùa là:
A. Bắc Á – Đông Á
B. Đông Á – Đông Nam Á
C. Đông Nam Á – Nam Á
D. Nam Á – Tây Nam Á.
Câu 2: Khí hậu nhiệt đới gió mùa không thích hợp trồng loại cây nào sau đây
A. Cà phê, chè
B. Cao su
C. Lúa nước
D. Lúa mì
Câu 3: Đặc điểm nổi bật của khí hậu nhiệt đới gió mùa là:
A. Lạnh – Khô – Ít mưa
B. Nóng – Ẩm - Mưa nhiều.
C. Nóng – Ẩm – Mưa nhiều theo mùa
D. Nóng - khô quanh năm
Câu 4: Kiểu cảnh quan nào sau đây không có ở môi trường nhiệt đới gió mùa:
A. Rừng rậm xanh quanh năm
B. Đồng cỏ cao nhiệt đới
C. Rừng thưa xa van
D. Rừng ngập mặn
Câu 5: Hướng gió chính vào mùa đông ở môi trường nhiệt đới gió mùa là:
A. Đông Bắc
B. Đông Nam
C. Tây Nam
D. Tây Bắc.
Câu 6: Hướng gió chính vào mùa hạ ở môi trường nhiệt đới gió mùa là:
A. Đông Bắc
B. Đông Nam
C. Tây Nam
D. Tây Bắc.
Câu 7: “Nhiệt độ, lượng mưa thay đổi theo mùa gió và thời tiết diễn biến thất thường”. Đặc điểm trên nói về môi trường tự nhiên nào?
A. Môi trường xích đạo ẩm.
B. Môi trường nhiệt đới gió mùa.
C. Môi trường nhiệt đới.
D. Môi trường ôn đới.
Câu 8: Loại gió nào mang lại lượng mưa lớn cho môi trường nhiệt đới gió mùa?
A. gió mùa Tây Nam.
B. gió mùa Đông Bắc.
C. gió Tín phong.
D. gió Đông Nam.
Câu 9: Sự thất thường trong chế độ mưa ở môi trường nhiệt đới gió mùa đã gây ra thiên tai nào sau đây?
A. động đất, sóng thần.
B. bão, lốc.
C. hạn hán, lũ lụt.
D. núi lửa.
Câu 10: Thảm thực vật nào sau đây không thuộc môi trường nhiệt đới gió mùa?
A. rừng cây rụng lá vào mùa khô.
B. đồng cỏ cao nhiệt đới.
C. rừng ngập mặn.
D. rừng rậm xanh quanh năm.
Câu 11: Cây lương thực đặc trưng ở môi trường nhiệt đới gió mùa?
A. cây lúa mì.
B. cây lúa nước.
C. cây ngô.
D. cây lúa mạch.
Câu 12: Hạn chế của khí hậu nhiệt đới gió mùa là:
A. Nhiệt độ trung bình năm trên 200C.
B. Đất đai dễ xói mòn, sạt lở.
C. Thời tiết diễn biến thất thường.
D. Nhiệt độ, lượng mưa thay đổi theo mùa.
Câu 13: Việt Nam nằm trong môi trường:
A. Môi trường xích đạo ẩm
B. Môi trường nhiệt đới gió mùa
C. Môi trường nhiệt đới
D. Môi trường ôn đới
Câu 14: Đặc điểm khí hậu miền Bắc nước ta có một mùa đông lạnh là do:
A. nước ta nằm ở vĩ độ cao trong đới khí hậu ôn hòa.
B. do ảnh hưởng của dòng biển lạnh.
C. chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc có tính chất lạnh, khô.
D. địa hình núi cao nên khí hậu có sự phân hóa theo đai cao
Bài 9: Hoạt động sản xuất nông nghiệp ở đới nóng
Câu 1: Cây bông được trồng nhiều ở khu vực nào?
A. Nam Mĩ
B. Đông Nam Á
C. Tây Phi
D. Nam Á
Câu 2: Đặc điểm không đúng với hoạt động sản xuất nông nghiệp ở môi trường xích đạo ẩm:
A. Nhiệt độ và độ ẩm cao thích hợp với sản xuất nông nghiệp
B. Việc trồng trọt được tiến hành quanh năm
C. Có thể trồng gối vụ, xen canh nhiều loại cây
D. Trình độ thâm canh cao
Câu 3: Hạn chế của khí hậu nóng ẩm đối với sản xuất nông nghiệp là:
A. sâu bệnh dễ phát triển, gây hại cho cây trồng, vật nuôi.
B. sương muối, giá rét.
C. hạn hán, thiếu nước vào mùa khô.
D. động đất, núi lửa thường xuyên xảy ra.
Câu 4: Cây lương thực quan trọng nhất ở các đồng bằng của vùng nhiệt đới gió mùa là:
A. cây lúa mì.
B. cây ngô.
C. cây cao lương.
D. cây lúa nước.
Câu 5: Đặc điểm không đúng về sản xuất nông nghiệp ở đới nóng là:
A. Vùng thuận lợi cho sản xuất cây lương thực (đặc biệt cây lúa nước) và cây công nghiệp.
B. Các cây công nghiệp nhiệt đới rất phong phú (cà phê, cao su, mía,..).
C. Chăn nuôi phát triển hơn trồng trọt và mang lại hiệu quả kinh tế cao.
D. Phổ biến hình thức chăn thả dê, cừu, trâu, bò trên các đồng cỏ.
Câu 6: Cây cao su được trồng phổ biến ở khu vực nào sau đây?
A. Nam Á.
B. Tây Phi.
C. Đông Nam Á.
D. Nam Mĩ.
Câu 7: Điều kiện để đới nóng thâm canh tăng vụ là:
A.Nắng nóng ,mưa nhiều
B.Nguồn giống phong phú
C.Nhịp điệu mùa
D. Nguồn lao động dồi dào.
Câu 8: Điều kiện để đới nóng đa dạng hóa nông sản là:
A.Nắng nóng ,mưa nhiều
B.Nhịp điệu mùa
C.Nguồn giống phong phú
D. Nguồn đất tốt.
Câu 9: Loại nông sản việt Nam và Thái Lan xuất khẩu chiếm tỷ trọng lớn nhất thế giới là:
A.Cà phê
B.Cao su
C.Chè
D. Lúa gạo.
Câu 10: Chăn nuôi gia súc ở đới nóng chủ yếu phổ biến hình thức:
A. chăn thả.
B. công nghiệp.
C. bán công nghiệp.
D. chuồng trại.
Câu 11: Quốc gia châu Á có đàn bò và đàn trâu lớn nhất thế giới là:
A. Trung Quốc.
B. Ấn Độ.
C. Bra-xin.
D. In-đô-nê-xi-a.
Câu 12: Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến xói mòn đất ở môi trường xích đạo ẩm là:
A. mất lớp phủ thực vật trong điều kiện nhiệt độ cao, lượng mưa lớn.
B. con người sử dụng nhiều thuốc bảo vệ thực vật trong canh tác.
C. sông ngòi lớn, dòng chảy mạnh.
D. địa hình chủ yếu là đồi núi có độ dốc lớn.
Câu 13: Loại cây lương thực được trồng chủ yếu ở vùng đồi núi là:
A. cây ngô.
B. cây lúa nước.
C. cây sắn.
D. cây khoai lang.
Câu 14: Đâu không phải là biện pháp quan trọng góp phần khắc phục trực tiếp những khó khăn do khí hậu nhiệt đới gió mùa gây ra trong sản xuất nông nghiệp?
A. Làm thủy lợi.
B. Trồng rừng che phủ đất.
C. Đa dạng hóa cơ cấu cây trồng vật nuôi.
D. Phát triển công nghiệp chế biến.
Câu 15: Việc bố trí và lựa chọn các loại cây trồng ở môi trường nhiệt đới và nhiệt đới gió mùa bị chi phối bởi lượng mưa và chế độ mưa trong năm. Nguyên nhân sâu xa là do:
A. Lượng mưa có sự phân hóa sâu sắc.
B. Khí hậu có nhiệt độ và độ ẩm cao.
C. Đất đai đa dạng, màu mỡ.
D. Lượng mưa trung bình năm lớn (trên 1500mm).
Bài 10: Dân số và sức ép dân số tới tài nguyên, môi trường ở đới nóng
Câu 1: Đới nóng tập trung khoảng bao nhiêu phần trăm dân số thế giới?
A. 50%
B. 60%
C. 70%
D. 80%
Câu 2: Tài nguyên khoáng sản ở đới nóng nhanh chóng bị cạn kiệt. Nguyên nhân chủ yếu là do:
A. công nghệ khai thác lạc hậu.
B. cung cấp nguyên liệu cho sản xuất công nghiệp trong ngước.
C. tác động của biến đổi khí hậu toàn cầu.
D. khai thác quá mức nguyên liệu thô để xuất khẩu.
Câu 3: Bùng nổ dân số ở đới nóng đã dẫn đến hậu quả nghiêm trọng về mặt xã hội là:
A. tài nguyên thiên nhiên cạn kiệt.
B. đời sống người dân chậm cải thiện.
C. ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí.
D. nền kinh tế chậm phát triển.
Câu 4: Hiện nay, tài nguyên rừng ở đới nóng đang bị suy giảm nguyên nhân chủ yếu không phải do:
A. mở rộng diện tích đất canh tác.
B. nhu cầu sử dụng gỗ, củi tăng lên.
C. chiến tranh tàn phá.
D. con người khai thác quá mức.
Câu 5: Phần lớn nền kinh tế các nước thuộc khu vực đới nóng còn chậm phát triển, nguyên nhân sâu xa là do:
A. tài nguyên thiên nhiên nghèo nàn.
B. trình độ lao động thấp.
C. nhiều năm dài bị thực dân xâm chiếm.
D. điều kiện khí hậu khắc nghiệt, địa hình hiểm trở.
Câu 6: Ở nước ta, sông Tô Lịch bị ô nhiễm nghiêm trọng (bốc mùi hôi thối, màu đen đục), nguyên nhân chủ yếu do:
A. chất thải sinh hoạt của dân cư đô thị.
B. hoạt động sản xuất nông nghiệp.
C. hoạt động dịch vụ du lịch.
D. hoạt động sản xuất công nghiệp.
Câu 7: Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến bình quân lương thực theo đầu người ở châu Phi rất thấp và ngày càng giảm là:
A. sử dụng giống cây trồng có năng suất, chất lượng thấp.
B. điều kiện tự nhiên cho sản xuất hạn chế.
C. dân số đông và tăng nhanh.
D. thường xuyên chịu ảnh hưởng của thiên tai bão, lũ lụt.
Câu 8: Tại sao sản lượng lương thực tăng mà bình quân lương thực giảm?
A. Sản lượng tăng chậm
B. Dân số tăng nhanh
C. Sản lượng tăng nhanh
D. Dân số tăng chậm.
Câu 9: Biện pháp nào sau đây không có vai trò trong việc giảm sức ép của dân số tới tài nguyên, môi trường ở đới nóng?
A. Giảm tỉ lệ gia tăng dân số.
B. Đẩy mạnh phát triển kinh tế.
C. Nâng cao đời sống người dân.
D. Tăng cường khai thác các nguồn tài nguyên có giá trị.
Câu 10: Vấn đề ô nhiễm môi trường ở đới nóng chủ yếu liên quan đến:
A. sản xuất công nghiệp.
B. sản xuất nông nghiệp.
C. gia tăng dân số.
D. hoạt động du lịch.
Câu 11: Về tài nguyên nước, vấn đề cần quan tâm hàng đầu ở các nước đới nóng hiện nay là:
A. xâm nhập mặn.
B. sự cố tràn dầu trên biển.
C. khô hạn, thiếu nước sản xuất.
D. thiếu nước sạch.
Câu 12: Châu lục nghèo đói nhất thế giới là:
A. châu Á.
B. châu Phi.
C. châu Mĩ.
D. châu đại dương.
Bài 11: Di dân và sự bùng nổ đô thị ở đới nóng
Câu 1: Nhân tố nào tác động đến sự di dân ở các nước thuộc đới nóng?
A. Kinh tế chậm phát triển, thiếu việc làm
B. Thiên tai, nghèo đói
C. Chiến tranh
D. Tất cả đều đúng
Câu 2: Những nguyên nhân chính dẫn đến di dân là:
A. Chiến tranh
B. Thiên tai, kinh tế chận phát triển
C. Nghèo đói, thiếu việc làm
D. Tất cả các ý trên.
Câu 3: Đô thị hóa tự phát để lại những hậu quả về môi trường, việc làm, tệ nạn xã hội và:
A. Kinh tế chậm phát triển
B. Ách tắt giao thông
C. Mất mĩ quan đô thị
D. Tất cả các ý trên.
Câu 4: Dân số đô thị ở đới nóng tăng nhanh chủ yếu do:
A. gia tăng dân số tự nhiên ở đô thị lớn.
B. nông dân di cư tự do vào đô thị kiếm việc làm.
C. chính sách di dân của nhà nước.
D. kinh tế phát triển nên thu hút nhiều lao động trình độ cao.
Câu 5: Tình trạng di dân tị nạn diễn ra phổ biến ở khu vực nào sau đây?
A. Châu Phi, Nam Á và Tây Nam Á.
B. Châu Phi, Nam Á và Đông Nam Á.
C. Nam Mĩ, Nam Á, Đông Nam Á.
D. Nam Mĩ, Nam Á và Trung Á.
Câu 6: Siêu đô thị không thuộc đới nóng là:
A. La-gốt.
B. Niu- I-ooc.
C. Mum-bai.
D. Ma-ni-la.
Câu 7: Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng di dân tị nạn ở khu vực Nam Á và Tây Nam Á là:
A. Thiên tai và kinh tế chậm phát triển.
B. Xung đột tộc, tôn giáo triền miên.
C. Sự nghèo đói và thiếu việc làm.
D. Ô nhiễm môi trường và chiến tranh.
Câu 8: Khu vực có tỉ lệ thị dân tăng nhanh nhất trong giai đoạn 1950 – 2001 là:
A. châu Á.
B. châu Phi.
C. châu Âu.
D. Nam Mĩ.
Câu 9: Một thành phố được công nhận là thành phố sạch nhất thế giới là:
A. Niu – Yook
B. Bắc Kinh
C. Singapore
D. Hà Nội.
Câu 10: Giai đoạn 1950 – 2001, khu vực có tỷ lệ thị dân gia tăng nhanh nhất là:
A. Châu Á
B. Châu Phi
C. Châu Âu
D. Nam Mỹ.
Câu 11: Sự di dân có tác động tích cực trong việc phát triển kinh tế:
A. Di dân tự do vào các đô thị
B. Di dân có tổ chức, kế hoạch, xây dựng vùng kinh tế mới
C. Di dân tự do lên các vùng núi, ven biển để khai hoang, lập đồn điền trồng cây xuất khẩu
D. Di dân về các vùng nông thôn
Câu 12: Di dân tự do vào các đô thị không gây ra hậu quả:
A. Dân số đô thị tăng nhanh
B. Thất nghiệp
C. Ô nhiễm môi trường
D. Thiếu hụt lao động
Câu 13: Ngày nay các siêu đô thị phần lớn nằm ở:
A. Đới nóng
B. Đới lạnh
C. Đới ôn hoà
D. Tất cả đều đúng
Câu 14: Đâu không phải là mục đích của các cuộc di dân có tổ chức, có kế hoạch của một số nước ở đới nóng?
A. khai hoang, lập đồn điền trồng cây xuất khẩu.
B. xây dựng các công trình công nghiệp mới.
C. phát triển kinh tế ở các vùng núi hay vùng ven biển.
D. hạn chế tác động của thiên tai.
Câu 15: Biểu hiện của quá trình đô thị hóa ở đới nóng không phải là:
A. Tốc độ đô thị hóa cao.
B. Trình đô đô thị hóa cao.
C. Tỉ lệ dân thành thị tăng nhanh.
D. Số siêu đô thị ngày càng nhiều.
Câu 16: Đô thị hóa tự phát ở đới nóng không có tác động nào sau đây?
A. ô nhiễm môi trường.
B. thất nghiệp, thiếu việc làm.
C. phân bố dân cư hợp lí hơn.
D. sinh ra nhiều tệ nạn xã hội.
Bài 13: Môi trường đới ôn hòa
Câu 1: Môi trường đới ôn hòa trong khoảng
A. Giữa hai đường chí tuyến
B. Từ chí tuyến đến vòng cực ở mỗi bán cầu
C. Từ vòng cực đến cực ở mỗi bán cầu
D. Từ xích đạo đến hai chí tuyến mỗi bán cầu
Câu 2: Môi trường đới ôn hòa thay đổi từ vùng này sang vùng khác tùy thuộc vào:
A. Vĩ độ
B. Ảnh hưởng của dòng biển
C. Gió Tây ôn đới
D. Tất cả đều đúng
Câu 3: Thảm thực vật đới ôn hoà thay đổi:
A. Từ Tây sang Đông
B. Từ rừng lá rộng đến rừng hỗn giao và rừng lá kim
C. Từ rừng hỗn giao đến rừng lá kim và rừng lá rộng
D. Tất cả đều đúng
Câu 4: Sự biến động thời tiết ớ đới ôn hoà không phải do nguyên nhân nào sau đây:
A. Các đợt khí nóng ờ chí tuyến
B. Các đợt khí lạnh ớ vùng cực
C. Gió Tây ôn đới và các dòng biển ven bờ
D. Gió mùa đông bắc lạnh
Câu 5: Môi trường nào sau đây không thuộc đới ôn hòa:
A. Môi trường ôn đới hải dương.
B. Môi trường địa trung hải.
C. Môi trường ôn đới lục địa.
D. Môi trường nhiệt đới gió mùa.
Câu 6: Chiếm diện tích lớn nhất ở đới ôn hòa là:
A. Môi trường ôn đới hải dương.
B. Môi trường ôn đới lục địa.
C. Môi trường hoang mạc.
D. Môi trường địa trung hải.
Câu 7: Thảm thực vật đới ôn hòa từ tây sang đông là:
A. rừng lá rộng, rừng lá kim, rừng hỗn giao.
B. rừng lá kim, rừng hỗn giao, rừng cây bụi gai.
C. rừng lá kim, rừng hỗn giao, rừng lá rộng.
D. rừng lá rộng, rừng hỗn giao, rừng lá kim.
Câu 8: Đặc điểm khí hậu của môi trường Địa Trung Hải là:
A. ẩm ướt quanh năm, mùa hạ mát mẻ, mùa đông không lạnh lắm.
B. khô hạn quanh năm, lượng mưa rất thấp.
C. mùa hạ nóng và khô, mùa đông ấm áp, mưa vào thu – đông.
D. mùa đông rất lạnh và kéo dài, mùa hạ ngắn.
Câu 9: Khí hậu đới ôn hòa mang tính chất trung gian, biểu hiện là:
A. Nhiệt độ trung bình năm trên 200C, lượng mưa trung bình từ 1000 – 1500mm.
B. Nhiệt độ trung bình năm khoảng 100C, lượng mưa trung bình từ 600 - 800mm.
C. Nhiệt độ trung bình năm khoảng -10C, lượng mưa trung bình khoảng 500mm.
D. Nhiệt độ trung bình năm trên 250C, lượng mưa trung bình từ 1500 – 2500mm.
Câu 10: Khí hậu ẩm ướt quanh năm, mùa hạ mát mẻ, mùa đông không lạnh lắm là đặc điểm của môi trường:
A. ôn đới lục địa.
B. ôn đới hải dương.
C. địa trung hải.
D. cận nhiệt đới ẩm.
Câu 11: Vị trí trung gian đã ảnh hưởng đến đặc điểm thời tiết ở đới ôn hòa như thế nào?
A. Thời tiết thay đổi thất thường.
B. Thời tiết quanh năm ôn hòa, mát mẻ.
C. Quanh năm chịu ảnh hưởng của các đợt khí lạnh.
D. Nhiệt độ không quá nóng, không quá lạnh.
Câu 12: Đâu là biểu hiện của sự thay đổi thiên nhiên theo bắc nam ở đới ôn hòa?
A. Một năm có bốn mùa: xuân, hạ, thu, đông.
B. Bờ Tây lục địa có khí hậu ẩm ướt, càng vào sâu đất liền tính lục địa càng rõ rệt.
C. Ở vĩ độ cao có mùa đông rất lạnh và kéo dài, gần chí tuyến có mùa đông ấm áp.
D. Thảm thực vật thay đổi từ rừng lá rộng sang rừng hỗn giao và rừng lá kim.
Câu 13: Trên lãnh thổ châu Á, xuất hiện môi trường hoang mạc với diện tích khá rộng lớn. Nguyên nhân chủ yếu là do:
A. có dòng biển lạnh chạy ven bờ.
B. địa hình khuất gió.
C. lãnh thổ nằm sâu trong nội địa.
D. đón gió tín phong khô nóng.
Câu 14: Ở các vĩ độ cao, thảm thực vật thay đổi:
A. Từ Bắc xuống Nam
B. Từ Đông sang Tây
C. Từ Nam lên Bắc
D. Từ Tây sang Đông
Câu 15: Khí hậu của đới ôn hòa so với đới nóng và đới lạnh là:
A. Thất thường hơn
B. Ổn định hơn
C. Tính trung gian
D. Mưa nhiều hơn.
Bài 14: Hoạt động nông nghiệp đới ôn hòa
Câu 1: Hộ gia đình và trang trại là hai hình thức:
A. Sản xuất tiên tiến giông nhau về quy mô
B. Khác nhau về quy mô nhưng trình độ sản xuất tiên tiến
C. Sử dụng nhiều diện tích đất nông nghiệp
D. Khác nhau về chất lượng sản phẩm
Câu 2: Cây trồng nổi tiếng ở vùng khí hậu Địa Trung Hải
A. Cây lúa nước
B. Nho
C. Đại mạch
D. Cây lúa mì
Câu 3: Theo em, biện pháp nào được coi là cần thiết nhất để tạo ra một khối lượng nông sản lớn, có giá trị cao của đới ôn hoà:
A. Áp dụng khoa học - kĩ thuật để khắc phục những khó khăn của thời tiết và khí hậu.
B. Tuyển chọn, lai tạo giống cây trồng vật nuôi cho năng suất cao.
C. Tổ chức sản xuất nông nghiệp theo hướng chuyên môn hóa, quy mô lớn.
D. Lai tạo giống cây trồng năng suất cao và sản xuất qui mô lớn.
Câu 4: Các hình thức sản xuất nông nghiệp ở đới ôn hòa là:
A. Hộ gia đình.
B. Vùng chuyên canh.
C. Hợp tác xã.
D. Đồn điền.
Câu 5: Các nước ở đới ôn hòa nổi tiếp về xuất khẩu:
A. Lúa gạo, lúa mì.
B. Lúa mì, ngô.
C. Cà phê, cao su.
D. Lúa mì, cà phê.
Câu 6: Vùng hoang mạc ôn đới chủ yếu chăn nuôi:
A. Trâu.
B. Gà.
C. Cừu.
D. Bò sữa.
Câu 7: Vùng ôn đới lạnh chủ yếu trồng:
A. Lúa gạo.
B. Lúa mì.
C. Lúa mạch đen.
D. Cà phê.
Câu 8: Đạt được nhiều thành tựu là do nền nông nghiệp đới ôn hòa đã:
A. Lai tạo giống tốt
B. Áp dụng khoa học – kỹ thuật
C. Tổ chức sản xuất theo kiểu CN
D. Tất cả các ý trên.
Câu 9: Đặc điểm nổi bật của nền nông nghiệp đới ôn hòa là:
A. Quy mô lớn.
B. Quy mô nhỏ.
C. Tiên tiến.
D. Lạc hậu.
Câu 10: Cừu được nuôi nhiều ở môi trường:
A. Ôn đới hải dương.
B. Ôn đới lục địa.
C. Địa Trung Hải.
D. Hoang mạc ôn đới.
Câu 11: Các nông sản ở đới ôn hòa biến đổi theo:
A. Vĩ độ.
B. Kinh độ.
C. Nhiệt độ.
D. Lượng mưa.
Câu 12: Nền nông nghiệp của nước phát triển kinh tế ở ôn đới không có đặc điểm:
A. Sản xuất chuyên môn hóa với qui mô lớn.
B. Tổ chức chặt chẽ theo kiểu công nghiệp.
C. Áp dụng rộng rãi các thành tựu khoa học – kĩ thuật.
D. Xây dựng các trang trại và hợp tác xã hiện đại.
Câu 13: Rượu vang nổi tiếng ở vùng có khí hậu:
A. Địa Trung Hải.
B. Cận nhiệt đới gió mùa.
C. Ôn đới hải dương.
D. Hoang mạc ôn đới.