Phân tích tình huống truyện trong “Chiếc thuyền ngoài xa”
Phân tích tình huống truyện trong “Chiếc thuyền ngoài xa”
Nguyễn Minh Châu là một nhà văn có phong cách rất độc đáo, trong mỗi tác phẩm của mình ông đều lồng ghép một triết lý sống sâu sắc gửi tới người đọc của mình.
Tác phẩm “Chiếc thuyền ngoài xa” là một tác phẩm hay. kể về số phận của người đàn bà vùng biển nghèo khổ lam lũ, hy sinh cho chồng cho con không than thở, oán hận nửa lời. Một đức hy sinh nhẫn nhịn, cam chịu tới tận cùng của mọi nỗi đau làm lay động trái tim người đọc sâu sắc.
Trong truyện ngắn của mình tác giả đã tạo ra tình huống truyện vô cùng độc đáo. Anh phóng viên, nhiếp ảnh gia Phùng đi thực tế săn ảnh nghệ thuật tìm cái đẹp hoàn mỹ trong cuộc sống để làm lịch.
Nhưng rồi tình cờ anh gặp được một người đàn bà tuổi trung niên, rồi phát hiện ra một bức tranh tuyệt tác đó chính là hình ảnh chuyến thuyền ngoài xa thấp thoáng trong sương sớm, khi ẩn khi hiện, thiên nhiên hiện lên bao la trước mắt anh khiến cho anh vô cùng mừng rỡ vì tìm được tuyệt phẩm của đời mình.
Chiếc thuyền ngoài xa thật đẹp biết bao, nhưng khi nó lại gần thì anh phóng viên Phùng phải chứng kiến một sự thật đau lòng, bị thương đó hình ảnh những người nông dân lao động nghèo khổ,. Họ đang làm việc một cách cực nhọc không hề hạnh phúc.
Anh nghe thấy người ngư dân quát tháo vợ với những lời lẽ tức giận, căm phẫn “Cứ ngồi yên đấy. Động đậy tao giết cả mày bây giờ”. Hình ảnh người ngư dân hiện lên khuôn mặt đỏ căng, phừng phừng tức giận lão rút chiếc thắt lưng da ngày xưa quật tới tấp vào người phụ nữ trước mặt, rồi đánh xong dường như mệt qua hắn há mồm thở hồng hộc như con lợn đói ăn, hai hàm răng nghiến lại, cứ mỗi lên vung dây lưng lên rồi quăng xuống hắn lại rít lên “mày chết đi cho ông nhờ”
Hình ảnh người đàn bà nhẫn nhịn, chịu đựng mọi đòn roi những lời lăng nhục xỉa xói của chồng không một lời oán thán, hay cãi lại, không một sự chống cự dù là yếu ớt nhất khiến cho Phùng sững người kinh ngạc. Rồi Phùng thấy một người con trai chạy tới chỗ người đàn ông trung niên kia cướp lấy thắt lưng trong tay ông bố của mình.
Nó uất ức cầm chiếc thắt lưng và vung tay mạnh quật chiếc thắt lưng da vào vùng ngực của người đàn ông trung niên- Chính là bố mình để bảo vệ người đàn bà tội nghiệp là mẹ nó. Một hành động bộc phát, một tình huống nghịch lý.
Tình huống truyện của tác giả vô cùng éo le, giữa một bên là sự huyền ảo, mê đắm của cái đẹp tựa như thần tiên long lanh trong sương sớm đó chính là hình ảnh chiếc thuyền đánh cá ngoài khơi, với sự thật phũ phàng về những thân phận con người sở hữu chiếc thuyền đánh cá đó.
Những số phận bị cuộc sống ngược đãi, lam lũ không có hạnh phúc. Một tình huống truyện thật éo le, bi kịch tạo nên dấu ấn khó phai trong lòng người đọc. Đồng thời thể hiện quan điểm của tác giả là nghệ thuật trước hết phải gắn liền với đời sống thực tế của con người.
Cũng giống như nhà văn Nam Cao đã từng nói “nghệ thuật không cần phải là ánh trăng lừa dối, không nên là ánh trăng lừa dối, nghệ thuật chỉ là sự đau khổ thoát ra từ những kiếp người lầm than”
Một tình huống nữa khá bi kịch độc đáo được tác giả xây dựng lên khiến người đọc không khỏi ám ảnh và suy nghĩ: Đó là người đàn bà được quan tòa mời đến để nhằm giải quyết vụ việc con đánh cha và khuyên người đàn bà hãy ly dị với người chồng vũ phu hà khắc kia đi, bởi chính quyền đã nhiều lần khuyên nhủ răn đe anh ta nhưng không hề có sự cải thiện. Anh chồng vẫn thường xuyên đánh vợ rất tàn nhẫn.
Tuy nhiên, người đàn bà đã giải thích, rằng đàn bà sống ở thuyền chúng tôi phải sống cho con chứ không sống như những người trên đất được. Một người đàn bà cam chịu, và hiểu rõ nỗi khổ của thân phận mình, nên bà không bao giờ oán thán.
Những lời lẽ chân thành của người đàn bà kia đã giúp cho những người đại diện cho quan toàn, cho công lý công bằng trong xã hội hiểu ra nghịch lý của cuộc đời đó là “Sống ở thuyền cần phải có một người đàn ông chèo lái dù hắn tàn bạo độc ác”
Những người làm công lý luôn muốn mang tới cuộc sống tốt đẹp cho những số phận những hoàn cảnh tăm tối, nhưng phải có giải pháp thực tế phù hợp, còn nếu giải pháp không thỏa đáng thì lòng tốt sẽ trở thành thứ lý thuyết xa rời thực tế, xa xỉ, xa hoa mà thôi.
Thông qua tình huống truyện này khiến cho nhân vật Phùng nhận ra được bản chất thật sự của cuộc sống không thể nhìn từ bên ngoài mà phải đi sâu vào bên trong nhiều phương diện khác nhau thì mới có thể cảm nhận rõ được. Có những thứ khi nhìn từ xa ta thấy chúng rất đẹp nhưng lại gần mới hiểu được những xấu xa, đau khổ bên trong nó.