Đại sứ văn hóa đọc thủ đô 2020 đề 2

 Đại sứ văn hóa đọc thủ đô 2020 đề 2

Câu 1: sáng tác tác phẩm, bài thơ nhằm khích lệ mọi người đọc sách.


Mở trang sách lòng đầy rạo rực

Núi sông, đất trời, lịch sử, văn minh

Bao tri thức gói gọn trong tim mình

Nuôi dưỡng tâm hồn rọi sáng ánh bình minh

Lúc mệt mỏi, chán chường, hay thất vọng

Lật trang sách, bạn sẽ thấy yêu đời

Lời chia sẻ, động viên nơi dòng chữ

Sẽ thấy lòng mình đầy nhẹ nhõm, an yên

Những khi vui, hứng khởi không muộn phiền

Lật trang sách, bạn thấy lòng lắng lại

Ôi! Bao mảnh đời ngoài kia đầy ngang trái

Thương cảm, xót xa nhiều hãy mạnh mẽ vượt qua.

Trang sách nhỏ nhưng lớn lao tình ý

Hãy cho sách những tình cảm yêu thương

Trân trọng sách như người thân bè bạn

Trên mọi nẻo đường, tay- cuốn sách mang theo.

Câu 2: Nếu được chọn làm đại sứ văn hóa đọc em sẽ:

Vận động người thân trong gia đình làm thẻ thư viện mượn sách đọc trong thời gian nhàn rỗi.
Tìm đọc những cuốn sách hay có tại thư viện trường sau đó giới thiệu cho bạn bè cùng đọc.
Rủ các bạn thường xuyên đến thư viện tìm sách đọc.
Tích cực tham gia các hoạt động đọc sách báo do nhà trường tổ chức như ngày hội đọc sách, cuộc thi kể chuyện theo sách.
Cùng các bạn thường xuyên đến nơi nhiều sách để mua hay mượn về đọc như đến thư viện trường, các nhà sách trên địa bàn.
Giúp cô thư viện trường hướng dẫn các bạn tìm sách đọc, giữ gìn bảo quản sách và sắp xếp lại sách ở thư viện trường.
Tìm đọc những cuốn sách mới, những câu chuyện hay trong sách để kể lại cho các bạn.
Giúp cô thư viện trường trưng bày sách, giới thiệu những cuốn sách mới, trang trí làm mới, làm đẹp thư viện để thu hút các bạn đến đọc sách nhiều hơn.

Một số biện pháp giúp trẻ em đọc sách nhiều hơn

1. Đưa trẻ đến các thư viện
Khi trẻ được đưa đến các thư viện và gặp các thủ thư, nhân viên thư viện trẻ sẽ được tiếp xúc với môi trường sách vở thực sự. Trong chuyến tham quan này các giáo viên và thủ thư sẽ chỉ cho trẻ các cuốn sách hấp dẫn, chỉ cho trẻ cách sắp xếp các cuốn sách và làm như thế nào để chọn được các cuốn sách hay.
2. Chia sẻ kế hoạch đọc sách với trẻ
Trẻ cần một hình mẫu để hiểu cách lập kế hoạch cho việc đọc. Phụ huynh có thể cho trẻ xem kế hoạch đọc sách trong hè của mình và chia sẻ những gì bạn nghĩ sau khi đọc xong một cuốn sách. Điều đó sẽ khiến trẻ nghĩ về việc đọc của chúng.
3. Chỉ ra cho trẻ làm thế nào để lập kế hoạch khi đọc sách
Phụ huynh khuyến khích con nói về kế hoạch cho gia đình cho kì nghỉ hè: khi nào con ở nhà? khi nào con đi chơi? khi nào con đến thăm họ hàng? khi nào con đi du lịch?... Khi trẻ được tự mình lập kế hoạch, chúng sẽ có trách nhiệm hơn đối với thời khóa biểu mà chúng đặt ra. Và công việc của phụ huynh chỉ là nhắc con bổ sung thêm thời gian đọc sách và giám sát.
4. Nói với trẻ về không gian cho việc đọc sách
Phụ huynh có thể chia sẻ cùng với con những địa điểm đọc sách mà con muốn. Đó có thể là một góc yên lặng với chiếc ghế thoải mái? Hoặc một không gian trong lành, thoáng mát ngoài công viên?... việc thảo luận giúp trẻ nghĩ về nơi mà chúng sẽ đọc và cảm thấy thoải mái nhất khi đọc.
6. Xây dựng kế hoạch cho việc trao đổi sách trong mùa hè:
Trước khi kì nghỉ kết thúc, hãy tổ chức các nhóm trao đổi sách cho con của bạn. Bạn có thể lập một nhóm những người bạn của bạn - những người mà có con trong cùng độ tuổi, sau đó cho trẻ tự trao đổi các cuốn sách mà chúng đọc để được đọc những cuốn sách mới. Điều này vừa tạo cơ hội để trẻ nói về các cuốn sách mà không phải tốn chi phí. Nếu trẻ vẫn không nhận đủ sách để đọc, hãy mở rộng mạng lưới trao đổi sách.
7. Mở các sự kiện trao đổi sách
Nếu bạn là giáo viên trong trường, bạn có thể mở các sự kiện trao đổi sách. Bạn gửi cho các phụ huynh lịch hẹn “trao đổi sách” trong hè, điều này tạo cơ hội để trẻ vẫn được gặp mặt nhau trong kì nghỉ đồng thời giúp duy trì việc đọc.
8. Tham gia các câu lạc bộ đọc sách
Một số giáo viên, gia đình và học sinh tổ chức các câu lạc bộ sách trong mùa hè. Học sinh đọc một cuốn sách nào đó sau đó sẽ cùng nhau thảo luận. Các hoạt động này sẽ mang đến sự hứng thú đối với việc đọc.
9. Giúp học sinh lập kế hoạch cho những cuốn sách mà chúng sẽ đọc
Phụ huynh cần tạo chút “áp lực” cho việc đọc bằng cách giới hạn thời gian trẻ đọc. Chúng ta giúp trẻ sắp xếp thời gian, lựa chọn các thể loại sách để đọc như: truyện tranh, tiểu thuyết, sách khoa học, sách kĩ năng, tạp chí, và cả đọc trên mạng.
10. Ghi nhận và khuyến khích những gì trẻ đã đọc được trong mùa hè
Khi kì nghỉ hè kết thúc, năm học mới bắt đầu, giáo viên có thể tổ chức một buổi “book talk” để chia sẻ về những gì trẻ đã đọc trong kì nghỉ. Nếu không khí hào hứng, tích cực đến từ một số bạn thực sự yêu sách nó sẽ lan tỏa một cách tự nhiên đến các học sinh khác. Sự tham gia của phụ huynh, những phần thưởng cũng là yếu tố khiến trẻ cảm thấy được “ghi nhận” về những nỗ lực trong kì nghỉ vừa qua.

Bài đăng

Ngữ văn 6 Bài 3 : Ký ( Hồi ký và du ký) - Cánh Diều

Ngữ Văn 6 Bài 6 Đọc: Con gái của mẹ (Thái Bá Dũng) - Chân trời sáng tạo

Cách trả lời thông minh khi bị chửi bị cà khịa

Ngữ văn 6 Bài 2 Tự đánh giá: Những điều bố yêu - Cánh Diều

Thuyết Trình Về Gia Đình

Ngữ văn 6 Bài 5 Đọc: Cô Tô - Kết nối tri thức

Món quà sinh nhật

Ngữ Văn 6 Bài 5 Đọc: Đánh thức trầu (Trần Đăng Khoa) - Chân trời sáng tạo

Ngữ văn 6 Bài 2 À ơi tay mẹ - Cánh Diều

Ngữ văn 6 - Bài 6: Truyện (Truyện đồng thoại, Truyện của Pu-skin và An-đéc-xen) - Cánh diều

Bài đăng phổ biến từ blog này

Ngữ Văn 6 Bài 6 Đọc: Gió lạnh đầu mùa (Thạch Lam) - Chân trời sáng tạo

Ngữ văn 6 Bài 7: Cây khế - Kết nối tri thức

Cách trả lời thông minh khi bị chửi bị cà khịa

Ngữ văn 6 Bài 7: Vua chích chòe - Kết nối tri thức

Ngữ văn 6 Bài 7: Viết bài văn đóng vai nhân vật kể lại một truyện cổ tích - Kết nối tri thức