Hướng dẫn tham gia Cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc 2020


Hướng dẫn tham gia Cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc 2020

Khi làm bài dự thi, thí sinh cần chú ý đến những điểm sau:
1. Về nội dung
Chia sẻ về một cuốn sách mà em yêu thích hoặc một cuốn sách đã làm thay đổi nhận thức hoặc cuộc sống của em: Các em cần giới thiệu được các yếu tố xuất bản của tác phẩm: tên tác phẩm, tác giả, nhà xuất bản, nơi xuất bản, số trang, khổ cỡ…; cấu trúc/khái quát nội dung của tác phẩm; sự độc đáo, đặc sắc của tác phẩm; Phân tích giá trị khoa học/giá trị nghệ thuật của tác phẩm; Nêu ý nghĩa, tác dụng của tác phẩm: Đối với bản thân (có hiệu quả và làm thay đổi nhận thức, mở rộng hiểu biết, truyền cảm hứng...) và đối với cộng đồng.
Khi sáng tác một tác phẩm nhằm khích lệ mọi người đọc sách: Các em có thể sáng tác một câu chuyện hoặc một bài thơ. Các em cần đặt tên cho tác phẩm; tác phẩm phải có cấu trúc chặt chẽ, logic, hợp lý; Khuyến khích thí sinh vẽ tranh minh họa.
Viết tiếp lời cho một câu chuyện hoặc cuốn sách mà em đã đọc: Các em cần nêu được tác phẩm lựa chọn để phát triển; triển khai tiếp nội dung của tác phẩm một cách hợp lý, logic, chặt chẽ; đảm bảo nội dung có ý tưởng sáng tạo, có ý nghĩa thiết thực. Khuyến khích thí sinh vẽ tranh minh họa hoặc có lời song ngữ tiếng Anh.
Khi lập kế hoạch và biện pháp để khuyến khích các bạn và mọi người đọc sách nhiều hơn: Các em xây dựng được kế hoạch hợp lý phù hợp với lứa tuổi; Kế hoạch có tính thực tế, tính khả thi và có tác động đối với cộng đồng; Nêu được nội dung các biện pháp phù hợp với kế hoạch, với đối tượng cần phát triển văn hóa đọc.
2. Về trình bày bài dự thi
Đối với bài viết: Chú ý đảm bảo viết đúng chính tả, ngữ pháp, văn phong lưu loát, truyền cảm.
Đối với bài thuyết trình thể hiện bằng video clip:
- Tên video clip do thí sinh tự sáng tác (trong đó cung cấp đầy đủ các thông tin cá nhân theo yêu cầu của Ban Tổ chức: Số điện thoại, email để tiện liên hệ).
- Có độ phân giải tối thiểu là 640 x 480 pixel, phải được lưu bằng định dạng phổ biến mp4, avi, mpeg, mkv, klv...; Thời lượng tối thiểu là 5 phút, tối đa là 15 phút, đảm bảo về chất lượng hình ảnh và âm thanh.
- Có thể sử dụng các hiệu ứng, kỹ xảo về hình ảnh và âm thanh, thí sinh không nên sử dụng các hình ảnh, bài hát hoặc âm thanh có bản quyền. Trường hợp có sử dụng các hình ảnh, bài hát hoặc âm thanh có bản quyền phải ghi rõ nguồn.
3. Về trích dẫn
Thí sinh cần phải mô tả nguồn đầy đủ khi sử dụng trích dẫn, các nội dung, đoạn văn, câu nói, tranh, hình ảnh… của người khác trong bài dự thi.
4. Về các bài tham dự chung kết
Bài thi khi được lựa chọn tham dự vòng chung kết phải được hoàn thiện lại, có chỉnh sửa lỗi chính tả, lỗi văn bản và không có bất kì ký hiệu hoặc ghi chú nào khác ghi trên bài của vòng sơ khảo (Ví dụ: Lời phê, ghi điểm của ban giám khảo vòng sơ khảo…)
Ngoài ra, Ban tổ chức có điểm cộng đối với các thí sinh đã tham gia hoạt động khuyến đọc dưới nhiều hình thức (có chứng nhận của các nơi tham gia) hoặc có bài viết, ý tưởng chia sẻ cho cộng đồng đã được công nhận hoặc đã được thực hiện và có thêm giải phụ cho các thí sinh có hoạt động khuyến đọc hiệu quả.
Thí sinh nộp bài dự thi kèm theo thông tin đầy đủ (theo biểu mẫu quy định) theo địa chỉ đã được Ban tổ chức Cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc 2020 vòng sơ khảo quy định.
Đối với những tỉnh/thành và các trường không tổ chức vòng sơ khảo, các thí sinh có thể gửi bài dự thi tham gia vòng sơ khảo theo từng lứa tuổi tới các địa chỉ sau:
Học sinh tiểu học và trung học cơ sở có thể tham gia bằng cách gửi bài thi đến: Báo Thiếu niên tiền phong và Nhi đồng, số 3, Nguyễn Quý Đức, quận Thanh Xuân, Hà Nội. Bài dự thi có thể gửi qua email: daisuvanhoadoc2020@gmail.com
Học sinh trung học phổ thông có thể tham gia bằng cách gửi bài thi đến: Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, Tầng 2, số 73, Lò Đúc, phường Phạm Đình Hổ, quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội. Bài dự thi có thể gửi qua email: daisuvanhoadoc2020@oes.edu.vn
Sinh viên có thể tham gia bằng cách gửi bài dự thi đến: Chuyên trang Sinh viên Việt Nam, báo Tiền phong, Ô D29, Khu đô thị mới Cầu Giấy, Phạm Văn Bạch, thành phố Hà Nội. Bài dự thi có thể gửi qua email: svvn@baotienphong.com.vn
Do có nhiều đơn vị tổ chức vòng sơ khảo, đề nghị thí sinh chỉ gửi đến một nơi để tránh trùng lặp khi lựa chọn các bài thi tham dự vòng chung kết.

Câu hỏi Đại sứ văn hóa đọc thủ đô cho học sinh

Đề 1

Câu 1: Chia sẻ về một cuốn sách mà em yêu thích hoặc một cuốn sách đã làm thay đổi nhận thức hoặc cuộc sống của em.

Câu 2: Nếu được chọn là Đại sứ Văn hóa đọc, em có kế hoạch và biện pháp gì để khuyến khích các bạn và mọi người đọc sách nhiều hơn?

Đề 2

Câu 1: Sáng tác một tác phẩm (câu chuyện hoặc bài thơ) nhằm khích lệ mọi người đọc sách (Khuyến khích thí sinh vẽ tranh minh họa)

Câu 2: Nếu được chọn làm Đại sứ văn hóa đọc, em có kế hoạch và biện pháp gì để khuyến khích các bạn và mọi người đọc sách nhiều hơn.

Đề 3

Câu 1: Viết tiếp lời cho một câu chuyện hoặc cuốn sách mà em đã đọc, khuyến khích thí sinh vẽ tranh minh họa hoặc có lời song ngữ tiếng Anh.

Câu 2: Nếu được chọn là Đại sứ văn hóa đọc, em có kế hoạch và biện pháp gì để khuyến khích các bạn và mọi người đọc sách nhiều hơn.

Câu hỏi Đại sứ văn hóa đọc thủ đô cho sinh viên

Đề 1

Câu 1: Chia sẻ về một cuốn sách mà anh (chị) yêu thích, một cuốn sách đã làm thay đổi nhận thức hoặc cuộc sống của anh (chị).

Câu 2: Nếu được chọn là Đại sứ Văn hóa đọc, em có kế hoạch và biện pháp gì để khuyến khích các bạn và mọi người đọc sách nhiều hơn?

Đề 2

Câu 1: Chia sẻ về phương pháp đọc sách hiệu quả và tác động của phương pháp đọc đó đối với học tập, công tác và phát triển kiến thức, kỹ năng của bản thân.

Câu 2: Nếu được chọn là Đại sứ Văn hóa đọc, anh (chị) có kế hoạch và biện pháp gì để khuyến khích mọi người đọc sách nhiều hơn?


Bài đăng

Cách trả lời thông minh khi bị chửi bị cà khịa

Ngữ Văn 6 Bài 6 Đọc: Con gái của mẹ (Thái Bá Dũng) - Chân trời sáng tạo

Ngữ Văn 6 Bài 1 : Đọc hiểu văn bản: Thánh Gióng - Cánh Diều

Viết thư Quốc tế UPU lần thứ 54 năm 2025: "Hãy tưởng tượng bạn là đại dương"

Ngữ văn 6 - Bài 6: Truyện (Truyện đồng thoại, Truyện của Pu-skin và An-đéc-xen) - Cánh diều

Ngữ Văn 6 Bài 6 Đọc: Tuổi thơ tôi (Nguyễn Nhật Ánh) - Chân trời sáng tạo

Thuyết Minh Về Bài Thơ Đoàn Thuyền Đánh Cá

Ngữ Văn 6 Bài 6 Đọc: Chiếc lá cuối cùng (O Hen-ri) - Chân trời sáng tạo

Món quà sinh nhật

Thuyết Trình Về Gia Đình

Bài đăng phổ biến từ blog này

Ngữ Văn 6 Bài 6 Đọc: Gió lạnh đầu mùa (Thạch Lam) - Chân trời sáng tạo

Ngữ văn 6 Bài 7: Cây khế - Kết nối tri thức

Cách trả lời thông minh khi bị chửi bị cà khịa

Ngữ văn 6 Bài 7: Vua chích chòe - Kết nối tri thức

Ngữ văn 6 Bài 7: Viết bài văn đóng vai nhân vật kể lại một truyện cổ tích - Kết nối tri thức