Từ cuộc đời của các nhân vật phụ nữ trong hai tác phẩm Vợ nhặt (Kim Lân) và Vợ chồng A Phủ (Tô Hoài). Anh (chị) hãy phát biểu suy nghĩ của mình về số phận người phụ nữ xưa và nay.
Đề bài: Từ cuộc đời của các nhân vật phụ nữ trong hai tác phẩm Vợ nhặt (Kim Lân) và Vợ chồng A Phủ (Tô Hoài). Anh (chị) hãy phát biểu suy nghĩ của mình về số phận người phụ nữ xưa và nay.
Bài làm:
Truyện ngắn Vợ nhặt của nhà văn Kim Lân và truyện ngắn Vợ chồng A Phủ của nhà văn Tô Hoài là những bức tranh thu nhỏ về hiện thực xã hội Việt Nam trong thời kì hấp hối của chế độ thực dân, phong kiến trước Cách mạng tháng Tám 1945 và trong cuộc kháng chiến chống Pháp trường kì. Bao phủ lên những bức tranh đó là gam màu xám lạnh, thê lương của cuộc sống khốn đốn, cùng cực của tầng lớp dân nghèo ở miền xuôi và miền ngược. Kim Lân, Tô Hoài tập trung thể hiện số phận bất hạnh của số đông phụ nữ – những nạn nhân đáng thương qua hình ảnh bà cụ Tứ, người "vợ nhặt" và Mị – cô "con dâu gạt nợ" nhà thống lí Pá Tra.
Nội dung tác phẩm Vợ nhặt kể về cuộc sống bức bối, ngột ngạt của nhân dân ta năm 1945 với nạn đói khủng khiếp làm chết hơn hai triệu người. Đó chính là hậu quả chính sách cai trị dã man của thực dân Pháp và phát xít Nhật ở Việt Nam. Cũng như một số tác phẩm khác viết về nạn đói, ngòi bút Kim Lân chứa chan thương cảm trước số phận bất hạnh của những con người nghèo khổ trong xã hội đương thời, nhất là đối với phụ nữ. Nhân vật bà cụ Tứ mẹ anh Tràng và chị "vợ nhặt" được tác giả miêu tả bằng sự thương cảm chân thành đã gây ấn tượng sâu đậm trong lòng người đọc.
Tội nghiệp thay cho người con gái mà anh Tràng "nhặt" về làm "vợ". Sinh ra làm người, ai cũng có một cái tên dù đẹp hay xấu. Thế nhưng chị ta không có đến một cái tên để gọi. Không tên, không tuổi, không cha mẹ, anh em. Không ai biết gốc gác quê hương, nhà cửa của chị ta ở đâu. Về hình thức, chị ta giống như bao kẻ đói khát khác: ...áo quần tả tơi như tổ đỉa... trên cái khuôn mặt lưỡi cày xám xịt chỉ còn thấy hai con mắt... Chị là hiện thân của hàng triệu nông dân bần cùng, tha phương cầu thực kiếm sống qua ngày, để rồi gục chết bất cứ lúc nào nơi đầu đường xó chợ.
Chị nhận lời làm vợ anh Tràng giống như một trò đùa, hay nói như tác giả là chuyện tầm phơ tầm phào đâu, gặp có hai bận giữa chị với Tràng người đàn ông nghèo khổ làm nghề kéo xe thuê. Gặp lại Tràng, chị ta đang đói lắm nên sỗ sàng vòi anh đãi ăn bánh đúc. Chị cặm cụi ăn liền một chập bốn bát bánh đúc. Ăn không kịp thở, ăn mà không nói tiếng nào. Ăn như thế là đói đã lâu rồi nên quên cả ý tứ, sĩ diện, thẹn thùng. Nhìn cảnh ấy, Tràng động lòng thương, bèn bảo : Này nói đùa chứ có về với tớ thì ra khuân hàng lên xe rồi cùng về. Tưởng nói giỡn chơi, ai dè chị ta theo về thật khiến anh chợn, nghĩ: thóc gạo này đến cái thân mình cũng chả biết có nuôi nổi không, lại còn đèo bòng. Một người đàn ông mới quen sơ sơ đôi lần, nay hào phóng đãi một bữa no nê, ngoài ra chẳng biết tí gì về anh ta; chỉ nghe nói là chưa có vợ, ai biết thật giả thế nào, ấy thế mà chị ta dám đi theo mà không hề đắn đo, sợ hãi. Có liều lĩnh, nhẹ dạ quá chăng? Mặc kệ! Trước mắt, cứ theo anh ta để được ăn cái đã, mọi chuyện tính sau. Vợ chồng là chuyện lâu dài, trong tình cảnh sống nay chết mai, biết thế nào mà nói trước. Có lẽ chị ta chỉ nghĩ đơn giản như vậy. Thế là Tràng đã "nhặt" được "vợ", giống như nhặt được một vật gì đó rơi trên đường . Tội nghiệp biết bao nhiêu cho người "vợ nhặt" ấy, vì xã hội phong kiến khinh bỉ và không chấp nhận loại "vợ" theo không như vậy.
Chị ta theo Tràng về cái xóm ngụ cư: Ngã tư xóm chợ về chiều càng xác xơ, heo hút. Từng trận gió từ cánh đồng thổi vào, ngan ngắt hai bên dãy phố, úp súp, tối om, không nhà nào có ánh đèn, lửa. Dưới những gốc đa, gốc gạo xù xì, bóng những người đói dật dờ đi lại lặng lẽ như những bóng ma. Tiếng quạ kêu trên mấy cây gạo ngoài bãi chợ cứ gào lên từng hồi thê thiết. Quả là một khung cảnh ngập tràn tử khí! Con người đang mấp mé bên vực thẳm của cái chết.
Về đến nhà Tràng, chị "vợ nhặt" cứ ngồi mớm ở mép giường, hai tay ôm khư khư cái thúng, mặt bần thần. Tràng mời ngồi, sao chị ta lại không dám ngồi cho đàng hoàng, ngay ngắn? Thì ra cái thế ngồi rụt rè, chông chênh ấy là cái thế của lòng chị, đời chị. Chị băn khoăn không biết chỗ này có phải là chỗ của chị hay không ? Mái nhà xa lạ này liệu có phải là chỗ dung thân của chị ? Căn nhà xơ xác, dúm dó của mẹ con Tràng chắc cũng không khỏi làm cho chị thất vọng. Đúng là cảnh "đồ nát đụng nhau", không biết được mấy ngày? Mặt chị bần thần vì mải nghĩ đến chuyện thành vợ bỗng dưng của mình. Nó là thực mà cứ như không phải thực. Làm vợ, làm dâu mà thảm hại đến thế này ư? Lấy chồng, hạnh phúc lớn nhất của đời người con gái, chị có được hưởng chút nào đâu? Buồn lắm! Tủi lắm! Nỗi buồn tủi không thể nói thành lời. Trăm mối ngổn ngang trong lòng. Nỗi đau không trào ra theo nước mắt mà chảy ngược vào tim nên càng đau, càng tủi. Nhà văn Kim Lân viết về người "vợ nhặt" với ngòi bút chan chứa xót thương. Trong chế độ phong kiến thực dân thời ấy, có bao nhiêu người phụ nữ phải chịu thân phận bất hạnh như thế ? Ý nghĩa tố cáo hiện thực xã hội, ý nghĩa nhân đạo sâu xa của tác phẩm ẩn chứa trong số phận của nhân vật đáng thương này.
Hình ảnh bà cụ Tứ bổ sung cho hình ảnh chị "vợ nhặt" để hoàn chỉnh số phận tăm tối của phụ nữ nói chung trong xã hội đương thời. Có thể nói nhân vật này tuy là phụ nhưng lại chiếm được cảm tình của người đọc bởi nét chân phương của một bà mẹ nghèo rất đỗi thương con, bởi lòng nhân hậu rất đáng quý trọng. Khi thấy người con gái lạ mặt ngồi ở giường con trai mình, bà cụ Tứ ngạc nhiên lắm, chẳng hiểu ra làm sao cả. Nhưng đến lúc nghe Tràng bảo: Kìa nhà tôi nó chào u... thì bà vỡ lẽ ngay: Bà lão cúi đầu nín lặng. Bà lão hiểu rồi. Lòng người mẹ nghèo khổ ấy còn hiểu ra biết bao nhiêu cơ sự, vừa ai oán vừa xót thương cho số kiếp đứa con mình... Hóa ra là thằng con trai mình cũng đã kiếm được một cô vợ, dù là trông dở người dở ma. Bà tủi phận làm cha làm mẹ mà không cưới nổi vợ cho con. Trăm sự cũng tại cái nghèo mà ra cả : Chao ôi, người ta dựng vợ gả chồng cho con là lúc trong nhà ăn nên làm ra, mong sinh con đẻ cái mở mặt sau này. Còn mình thì... Trong kẽ mắt kèm nhèm của bà rỉ xuống hai dòng nước mắt. Bà vừa vui mừng, vừa lo lắng: Biết rằng chúng nó có nuôi nổi nhau sống qua được cơn đói khát này không ? Nhưng ngẫm tới thân phận nghèo khó của mình, bà lại tự an ủi: Người ta có gặp bước khó khăn, đói khổ này, người ta mới lấy đến con mình. Mà con mình mới có vợ được...
Nghĩ thế nên bà vui vẻ chấp nhận nàng dâu mới. Bà cư xử với chị dịu dàng, gọi chị là con, xưng là u và nhìn cô con dâu mới bằng ánh mắt xót thương, thông cảm.
Bữa cơm đầu tiên mẹ chồng đãi hàng dâu chỉ có món cháo loãng với muối hột và chè cám, ấy thế nhưng bà cụ Tứ cố tỏ ra vồn vã, tươi cười, chỉ toàn nói tới chuyện vui. Bà khen cháo cám ngon đáo để, nhà khác chẳng có mà ăn. Chao ôi ! Đói đến mức nào thì ăn cám thấy ngon ? Bà từ tốn nói với con trai và con dâu : Nhà ta thì nghèo con ạ. Vợ chồng chúng mày liệu mà bảo nhau làm ăn. Rồi ra may mà ông giời cho ... Biết thể nào hở con, ai giàu ba họ, ai khó ba đời ? Có ra thì rồi con cái chúng mày về sau... Bà cảm động bày tỏ ý muốn và nỗi khổ tâm của mình: Kể có ra làm được dăm ba mâm thì phải đấy, nhưng nhà mình nghèo, cũng chả ai người ta chấp nhặt chi cái lúc này. Cốt làm sao chúng mày hòa thuận là u mừng rồi. Năm nay thì đói to đấy. Chúng mày lấy nhau lúc này, u thương quá... Hình ảnh bà mẹ già nua cố bấu víu, hi vọng vào tương lai thật đáng thương và cũng đáng quý biết bao!
Nội dung truyện ngắn vợ chồng A Phủ kể về cuộc đời đầy biến cố của đôi vợ chồng trẻ người Mông ở vùng cao Tây Bắc dưới ách thống trị tàn bạo của bọn lang đạo chúa đất và thực dân Pháp. Nhân vật chính của truyện là Mị. Vì nghèo khổ, bố mẹ Mị phải vay tiền của thống lí Pá Tra để làm đám cưới. Mãi cho tới năm mẹ Mị qua đời vì bệnh tật và Mị cũng đã lớn khôn mà bố Mị vẫn không có tiền trả nợ. Mị là cô gái đẹp người đẹp nết, được nhiều chàng trai trong vùng đem lòng yêu mến. Lẽ ra Mị phải được sống trong tình yêu và hạnh phúc, thế nhưng chỉ vì món nợ không thể trả nổi của gia đình nên Mị bị bố con tên thống lí Pá Tra gian tham và tàn bạo bắt về làm "con dâu trừ nợ". Từ cuộc đời của người con gái xinh đẹp mà bất hạnh này, nhà văn Tô Hoài đã phản ánh chân thực và sinh động kiếp sống đau thương, tủi nhục của người phụ nữ vùng cao thuở trước.
Từ ngày bị bắt về làm vợ A Sử, sống trong nhà thống lí Pá Tra, Mị đã rơi vào cảnh đoạ đày của địa ngục trần gian. Cô đau đớn đến tuyệt vọng: Có đến hàng mấy tháng, đêm nào Mị cũng khóc. Một hôm, Mị trốn về nhà, hai tròng mắt còn đỏ hoe. Trông thấy bố, Mị quỳ lạy, úp mặt xuống đất, nức nở. Bố Mị cũng khóc, đoán biết lòng con gái:
Mày về lạy chào tao để mày đi chết đấy à? Mày chết nhưng nợ tao vẫn còn, quan lại bắt tao trả nợ. Mày chết rồi thì không lấy ai làm nương ngô giả được nợ người ta, tao thì ốm yếu quá rồi. Không được, con ơi!
Tất cả những ước muốn chính đáng dù là nhỏ nhoi của Mị đều bị thằng chồng tàn bạo ngăn cấm và dập tắt một cách phũ phàng. Đêm xuân, Mị uống rượu, lòng bồi hồi nhớ tới những đêm xuân thuở còn con gái. Mị thả hồn về ngày trước. Tiếng sáo gọi bạn yêu vẫn lửng lơ bay ngoài đường khiến Mị muốn đi chơi. Mị định thay váy áo đẹp để đi chơi. A Sử đi đâu về, thấy thế liền bước lại, nắm Mị, lấy thắt lưng trói hai tay Mị. Nó xách cả một thúng sợi đay ra trói đứng Mị vào cột nhà. Tóc Mị xõa xuống, A Sử quấn luôn tóc lên cột, làm cho Mị không cúi, không nghiêng được đầu nữa. Trói xong vợ, A Sử thắt nối cái thắt lưng xanh ra ngoài áo rồi A Sử tắt đèn, đi ra, khép cửa buồng lại. Hắn để mặc Mị trong đau đớn, tủi hờn giữa bóng đêm đen kịt.
Sau bao năm bị đọa đày trong nhà thống lí, mọi cảm xúc và tinh thần phản kháng của Mị hầu như bị tê liệt. Cuộc sống của Mị không còn ý nghĩa bởi cô cho rằng mình sống mà như đã chết. Tội ác của bọn lang đạo, trong chế độ phong kiến thực dân chính là ở chỗ đã nhẫn tâm tước đoạt quyền sống chính đáng của con người, nhất là đối với phụ nữ. Cuộc đời Mị sẽ cứ thế trôi đi trong vô vọng nếu không có một sự việc bất ngờ xảy ra: cô đã cắt dây trói cứu A Phủ và cùng anh chạy trốn khỏi nhà thống lí, sang tới tận Phiềng Sa. Cuối cùng, nhờ gặp được cán bộ cách mạng, được giác ngộ, Mị và A Phủ đã trở thành những nhân tố tích cực ở khu du kích Phiềng Sa. Cô đã thực sự được sống, được làm người.
Trong xã hội phong kiến thực dân trước đây, người phụ nữ bị rẻ rúng, coi thường, bị tước đoạt quyền sống, quyền tự do. Những ràng buộc bất công, phi lí đã kìm hãm phụ nữ về mọi mặt. Họ hầu như bị lệ thuộc hoàn toàn vào người đàn ông. Không gian sống của người phụ nữ xưa chỉ quanh quẩn trong phạm vi gia đình với công việc nội trợ, chăm sóc chồng con; vì thế mà họ không thể phát huy được những khả năng tiềm ẩn của mình để đóng góp cho xã hội..
Ngày nay, quan niệm trọng nam khinh nữ tuy chưa thay đổi hoàn toàn nhưng người phụ nữ cũng đã được hưởng những quyền lợi như nam giới và được xã hội tôn trọng. Phụ nữ được học tập, làm việc, cống hiến trong mọi lĩnh vực, kể cả lĩnh vực chính trị hay nghiên cứu khoa học tưởng chừng chỉ dành riêng cho nam giới, ở nhiều nước trên thế giới, phụ nữ đã vươn tới những địa vị tối cao như Tổng thống, Thủ tướng, Bộ trưởng,... còn ở nước ta cũng đã có Phó Chủ tịch nước và nhiều phụ nữ là giáo sư, bác sĩ, doanh nhân... xuất sắc, mang lại vinh quang cho đất nước.
Được hưởng quyền bình đẳng với nam giới không có nghĩa là người phụ nữ coi nhẹ thiên chức làm vợ, làm mẹ. Ở ngoài xã hội, phụ nữ là những người tài giỏi, nhưng trong gia đình, họ vẫn là vợ hiền, con thảo, là người mẹ tận tụy và giàu tình yêu thương đối với các con.
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tặng phụ nữ Việt Nam tám chữ vàng: Anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang. Trong thời đại mới, họ xứng đáng với lời khen: Giỏi việc nước, đảm việc nhà. Có sự thay đổi lớn lao như vậy trong số phận của người phụ nữ là nhờ sự nghiệp cách mạng giải phóng giành lại chủ quyền độc lập, tự do cho dân tộc và đất nước. Điều đặc biệt quan trọng là nhận thức về vai trò của phụ nữ ngày càng đúng đắn, tiến bộ. Do đó mà đóng góp của phụ nữ cho xã hội cũng ngày càng to lớn hơn.
Bài làm:
Truyện ngắn Vợ nhặt của nhà văn Kim Lân và truyện ngắn Vợ chồng A Phủ của nhà văn Tô Hoài là những bức tranh thu nhỏ về hiện thực xã hội Việt Nam trong thời kì hấp hối của chế độ thực dân, phong kiến trước Cách mạng tháng Tám 1945 và trong cuộc kháng chiến chống Pháp trường kì. Bao phủ lên những bức tranh đó là gam màu xám lạnh, thê lương của cuộc sống khốn đốn, cùng cực của tầng lớp dân nghèo ở miền xuôi và miền ngược. Kim Lân, Tô Hoài tập trung thể hiện số phận bất hạnh của số đông phụ nữ – những nạn nhân đáng thương qua hình ảnh bà cụ Tứ, người "vợ nhặt" và Mị – cô "con dâu gạt nợ" nhà thống lí Pá Tra.
Nội dung tác phẩm Vợ nhặt kể về cuộc sống bức bối, ngột ngạt của nhân dân ta năm 1945 với nạn đói khủng khiếp làm chết hơn hai triệu người. Đó chính là hậu quả chính sách cai trị dã man của thực dân Pháp và phát xít Nhật ở Việt Nam. Cũng như một số tác phẩm khác viết về nạn đói, ngòi bút Kim Lân chứa chan thương cảm trước số phận bất hạnh của những con người nghèo khổ trong xã hội đương thời, nhất là đối với phụ nữ. Nhân vật bà cụ Tứ mẹ anh Tràng và chị "vợ nhặt" được tác giả miêu tả bằng sự thương cảm chân thành đã gây ấn tượng sâu đậm trong lòng người đọc.
Tội nghiệp thay cho người con gái mà anh Tràng "nhặt" về làm "vợ". Sinh ra làm người, ai cũng có một cái tên dù đẹp hay xấu. Thế nhưng chị ta không có đến một cái tên để gọi. Không tên, không tuổi, không cha mẹ, anh em. Không ai biết gốc gác quê hương, nhà cửa của chị ta ở đâu. Về hình thức, chị ta giống như bao kẻ đói khát khác: ...áo quần tả tơi như tổ đỉa... trên cái khuôn mặt lưỡi cày xám xịt chỉ còn thấy hai con mắt... Chị là hiện thân của hàng triệu nông dân bần cùng, tha phương cầu thực kiếm sống qua ngày, để rồi gục chết bất cứ lúc nào nơi đầu đường xó chợ.
Chị nhận lời làm vợ anh Tràng giống như một trò đùa, hay nói như tác giả là chuyện tầm phơ tầm phào đâu, gặp có hai bận giữa chị với Tràng người đàn ông nghèo khổ làm nghề kéo xe thuê. Gặp lại Tràng, chị ta đang đói lắm nên sỗ sàng vòi anh đãi ăn bánh đúc. Chị cặm cụi ăn liền một chập bốn bát bánh đúc. Ăn không kịp thở, ăn mà không nói tiếng nào. Ăn như thế là đói đã lâu rồi nên quên cả ý tứ, sĩ diện, thẹn thùng. Nhìn cảnh ấy, Tràng động lòng thương, bèn bảo : Này nói đùa chứ có về với tớ thì ra khuân hàng lên xe rồi cùng về. Tưởng nói giỡn chơi, ai dè chị ta theo về thật khiến anh chợn, nghĩ: thóc gạo này đến cái thân mình cũng chả biết có nuôi nổi không, lại còn đèo bòng. Một người đàn ông mới quen sơ sơ đôi lần, nay hào phóng đãi một bữa no nê, ngoài ra chẳng biết tí gì về anh ta; chỉ nghe nói là chưa có vợ, ai biết thật giả thế nào, ấy thế mà chị ta dám đi theo mà không hề đắn đo, sợ hãi. Có liều lĩnh, nhẹ dạ quá chăng? Mặc kệ! Trước mắt, cứ theo anh ta để được ăn cái đã, mọi chuyện tính sau. Vợ chồng là chuyện lâu dài, trong tình cảnh sống nay chết mai, biết thế nào mà nói trước. Có lẽ chị ta chỉ nghĩ đơn giản như vậy. Thế là Tràng đã "nhặt" được "vợ", giống như nhặt được một vật gì đó rơi trên đường . Tội nghiệp biết bao nhiêu cho người "vợ nhặt" ấy, vì xã hội phong kiến khinh bỉ và không chấp nhận loại "vợ" theo không như vậy.
Chị ta theo Tràng về cái xóm ngụ cư: Ngã tư xóm chợ về chiều càng xác xơ, heo hút. Từng trận gió từ cánh đồng thổi vào, ngan ngắt hai bên dãy phố, úp súp, tối om, không nhà nào có ánh đèn, lửa. Dưới những gốc đa, gốc gạo xù xì, bóng những người đói dật dờ đi lại lặng lẽ như những bóng ma. Tiếng quạ kêu trên mấy cây gạo ngoài bãi chợ cứ gào lên từng hồi thê thiết. Quả là một khung cảnh ngập tràn tử khí! Con người đang mấp mé bên vực thẳm của cái chết.
Về đến nhà Tràng, chị "vợ nhặt" cứ ngồi mớm ở mép giường, hai tay ôm khư khư cái thúng, mặt bần thần. Tràng mời ngồi, sao chị ta lại không dám ngồi cho đàng hoàng, ngay ngắn? Thì ra cái thế ngồi rụt rè, chông chênh ấy là cái thế của lòng chị, đời chị. Chị băn khoăn không biết chỗ này có phải là chỗ của chị hay không ? Mái nhà xa lạ này liệu có phải là chỗ dung thân của chị ? Căn nhà xơ xác, dúm dó của mẹ con Tràng chắc cũng không khỏi làm cho chị thất vọng. Đúng là cảnh "đồ nát đụng nhau", không biết được mấy ngày? Mặt chị bần thần vì mải nghĩ đến chuyện thành vợ bỗng dưng của mình. Nó là thực mà cứ như không phải thực. Làm vợ, làm dâu mà thảm hại đến thế này ư? Lấy chồng, hạnh phúc lớn nhất của đời người con gái, chị có được hưởng chút nào đâu? Buồn lắm! Tủi lắm! Nỗi buồn tủi không thể nói thành lời. Trăm mối ngổn ngang trong lòng. Nỗi đau không trào ra theo nước mắt mà chảy ngược vào tim nên càng đau, càng tủi. Nhà văn Kim Lân viết về người "vợ nhặt" với ngòi bút chan chứa xót thương. Trong chế độ phong kiến thực dân thời ấy, có bao nhiêu người phụ nữ phải chịu thân phận bất hạnh như thế ? Ý nghĩa tố cáo hiện thực xã hội, ý nghĩa nhân đạo sâu xa của tác phẩm ẩn chứa trong số phận của nhân vật đáng thương này.
Hình ảnh bà cụ Tứ bổ sung cho hình ảnh chị "vợ nhặt" để hoàn chỉnh số phận tăm tối của phụ nữ nói chung trong xã hội đương thời. Có thể nói nhân vật này tuy là phụ nhưng lại chiếm được cảm tình của người đọc bởi nét chân phương của một bà mẹ nghèo rất đỗi thương con, bởi lòng nhân hậu rất đáng quý trọng. Khi thấy người con gái lạ mặt ngồi ở giường con trai mình, bà cụ Tứ ngạc nhiên lắm, chẳng hiểu ra làm sao cả. Nhưng đến lúc nghe Tràng bảo: Kìa nhà tôi nó chào u... thì bà vỡ lẽ ngay: Bà lão cúi đầu nín lặng. Bà lão hiểu rồi. Lòng người mẹ nghèo khổ ấy còn hiểu ra biết bao nhiêu cơ sự, vừa ai oán vừa xót thương cho số kiếp đứa con mình... Hóa ra là thằng con trai mình cũng đã kiếm được một cô vợ, dù là trông dở người dở ma. Bà tủi phận làm cha làm mẹ mà không cưới nổi vợ cho con. Trăm sự cũng tại cái nghèo mà ra cả : Chao ôi, người ta dựng vợ gả chồng cho con là lúc trong nhà ăn nên làm ra, mong sinh con đẻ cái mở mặt sau này. Còn mình thì... Trong kẽ mắt kèm nhèm của bà rỉ xuống hai dòng nước mắt. Bà vừa vui mừng, vừa lo lắng: Biết rằng chúng nó có nuôi nổi nhau sống qua được cơn đói khát này không ? Nhưng ngẫm tới thân phận nghèo khó của mình, bà lại tự an ủi: Người ta có gặp bước khó khăn, đói khổ này, người ta mới lấy đến con mình. Mà con mình mới có vợ được...
Nghĩ thế nên bà vui vẻ chấp nhận nàng dâu mới. Bà cư xử với chị dịu dàng, gọi chị là con, xưng là u và nhìn cô con dâu mới bằng ánh mắt xót thương, thông cảm.
Bữa cơm đầu tiên mẹ chồng đãi hàng dâu chỉ có món cháo loãng với muối hột và chè cám, ấy thế nhưng bà cụ Tứ cố tỏ ra vồn vã, tươi cười, chỉ toàn nói tới chuyện vui. Bà khen cháo cám ngon đáo để, nhà khác chẳng có mà ăn. Chao ôi ! Đói đến mức nào thì ăn cám thấy ngon ? Bà từ tốn nói với con trai và con dâu : Nhà ta thì nghèo con ạ. Vợ chồng chúng mày liệu mà bảo nhau làm ăn. Rồi ra may mà ông giời cho ... Biết thể nào hở con, ai giàu ba họ, ai khó ba đời ? Có ra thì rồi con cái chúng mày về sau... Bà cảm động bày tỏ ý muốn và nỗi khổ tâm của mình: Kể có ra làm được dăm ba mâm thì phải đấy, nhưng nhà mình nghèo, cũng chả ai người ta chấp nhặt chi cái lúc này. Cốt làm sao chúng mày hòa thuận là u mừng rồi. Năm nay thì đói to đấy. Chúng mày lấy nhau lúc này, u thương quá... Hình ảnh bà mẹ già nua cố bấu víu, hi vọng vào tương lai thật đáng thương và cũng đáng quý biết bao!
Nội dung truyện ngắn vợ chồng A Phủ kể về cuộc đời đầy biến cố của đôi vợ chồng trẻ người Mông ở vùng cao Tây Bắc dưới ách thống trị tàn bạo của bọn lang đạo chúa đất và thực dân Pháp. Nhân vật chính của truyện là Mị. Vì nghèo khổ, bố mẹ Mị phải vay tiền của thống lí Pá Tra để làm đám cưới. Mãi cho tới năm mẹ Mị qua đời vì bệnh tật và Mị cũng đã lớn khôn mà bố Mị vẫn không có tiền trả nợ. Mị là cô gái đẹp người đẹp nết, được nhiều chàng trai trong vùng đem lòng yêu mến. Lẽ ra Mị phải được sống trong tình yêu và hạnh phúc, thế nhưng chỉ vì món nợ không thể trả nổi của gia đình nên Mị bị bố con tên thống lí Pá Tra gian tham và tàn bạo bắt về làm "con dâu trừ nợ". Từ cuộc đời của người con gái xinh đẹp mà bất hạnh này, nhà văn Tô Hoài đã phản ánh chân thực và sinh động kiếp sống đau thương, tủi nhục của người phụ nữ vùng cao thuở trước.
Từ ngày bị bắt về làm vợ A Sử, sống trong nhà thống lí Pá Tra, Mị đã rơi vào cảnh đoạ đày của địa ngục trần gian. Cô đau đớn đến tuyệt vọng: Có đến hàng mấy tháng, đêm nào Mị cũng khóc. Một hôm, Mị trốn về nhà, hai tròng mắt còn đỏ hoe. Trông thấy bố, Mị quỳ lạy, úp mặt xuống đất, nức nở. Bố Mị cũng khóc, đoán biết lòng con gái:
Mày về lạy chào tao để mày đi chết đấy à? Mày chết nhưng nợ tao vẫn còn, quan lại bắt tao trả nợ. Mày chết rồi thì không lấy ai làm nương ngô giả được nợ người ta, tao thì ốm yếu quá rồi. Không được, con ơi!
Tất cả những ước muốn chính đáng dù là nhỏ nhoi của Mị đều bị thằng chồng tàn bạo ngăn cấm và dập tắt một cách phũ phàng. Đêm xuân, Mị uống rượu, lòng bồi hồi nhớ tới những đêm xuân thuở còn con gái. Mị thả hồn về ngày trước. Tiếng sáo gọi bạn yêu vẫn lửng lơ bay ngoài đường khiến Mị muốn đi chơi. Mị định thay váy áo đẹp để đi chơi. A Sử đi đâu về, thấy thế liền bước lại, nắm Mị, lấy thắt lưng trói hai tay Mị. Nó xách cả một thúng sợi đay ra trói đứng Mị vào cột nhà. Tóc Mị xõa xuống, A Sử quấn luôn tóc lên cột, làm cho Mị không cúi, không nghiêng được đầu nữa. Trói xong vợ, A Sử thắt nối cái thắt lưng xanh ra ngoài áo rồi A Sử tắt đèn, đi ra, khép cửa buồng lại. Hắn để mặc Mị trong đau đớn, tủi hờn giữa bóng đêm đen kịt.
Sau bao năm bị đọa đày trong nhà thống lí, mọi cảm xúc và tinh thần phản kháng của Mị hầu như bị tê liệt. Cuộc sống của Mị không còn ý nghĩa bởi cô cho rằng mình sống mà như đã chết. Tội ác của bọn lang đạo, trong chế độ phong kiến thực dân chính là ở chỗ đã nhẫn tâm tước đoạt quyền sống chính đáng của con người, nhất là đối với phụ nữ. Cuộc đời Mị sẽ cứ thế trôi đi trong vô vọng nếu không có một sự việc bất ngờ xảy ra: cô đã cắt dây trói cứu A Phủ và cùng anh chạy trốn khỏi nhà thống lí, sang tới tận Phiềng Sa. Cuối cùng, nhờ gặp được cán bộ cách mạng, được giác ngộ, Mị và A Phủ đã trở thành những nhân tố tích cực ở khu du kích Phiềng Sa. Cô đã thực sự được sống, được làm người.
Trong xã hội phong kiến thực dân trước đây, người phụ nữ bị rẻ rúng, coi thường, bị tước đoạt quyền sống, quyền tự do. Những ràng buộc bất công, phi lí đã kìm hãm phụ nữ về mọi mặt. Họ hầu như bị lệ thuộc hoàn toàn vào người đàn ông. Không gian sống của người phụ nữ xưa chỉ quanh quẩn trong phạm vi gia đình với công việc nội trợ, chăm sóc chồng con; vì thế mà họ không thể phát huy được những khả năng tiềm ẩn của mình để đóng góp cho xã hội..
Ngày nay, quan niệm trọng nam khinh nữ tuy chưa thay đổi hoàn toàn nhưng người phụ nữ cũng đã được hưởng những quyền lợi như nam giới và được xã hội tôn trọng. Phụ nữ được học tập, làm việc, cống hiến trong mọi lĩnh vực, kể cả lĩnh vực chính trị hay nghiên cứu khoa học tưởng chừng chỉ dành riêng cho nam giới, ở nhiều nước trên thế giới, phụ nữ đã vươn tới những địa vị tối cao như Tổng thống, Thủ tướng, Bộ trưởng,... còn ở nước ta cũng đã có Phó Chủ tịch nước và nhiều phụ nữ là giáo sư, bác sĩ, doanh nhân... xuất sắc, mang lại vinh quang cho đất nước.
Được hưởng quyền bình đẳng với nam giới không có nghĩa là người phụ nữ coi nhẹ thiên chức làm vợ, làm mẹ. Ở ngoài xã hội, phụ nữ là những người tài giỏi, nhưng trong gia đình, họ vẫn là vợ hiền, con thảo, là người mẹ tận tụy và giàu tình yêu thương đối với các con.
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tặng phụ nữ Việt Nam tám chữ vàng: Anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang. Trong thời đại mới, họ xứng đáng với lời khen: Giỏi việc nước, đảm việc nhà. Có sự thay đổi lớn lao như vậy trong số phận của người phụ nữ là nhờ sự nghiệp cách mạng giải phóng giành lại chủ quyền độc lập, tự do cho dân tộc và đất nước. Điều đặc biệt quan trọng là nhận thức về vai trò của phụ nữ ngày càng đúng đắn, tiến bộ. Do đó mà đóng góp của phụ nữ cho xã hội cũng ngày càng to lớn hơn.