Phân tích nhân vật em gái trong truyện "Bức tranh của em gái tôi".


Đề bài: Phân tích nhân vật em gái trong truyện "Bức tranh của em gái tôi".
Bài làm:
   Bức tranh của em gái tôi của nhà văn Tạ Duy Anh là một câu chuyện đầy xúc động về tấm lòng vị tha, bao dung của người em gái đối với anh trai. Khép lại cuốn sách người đọc vô cùng cảm phục và yêu quý cô em gái nhỏ trong sáng, tài năng và nhờ tấm lòng độ lượng của mình, Kiều Phương đã giúp anh trai nhận ra những hạn chế của bản thân.
   Kiều Phương - một cô bé đáng yêu, hồn nhiên có biệt danh là Mèo, biệt danh ngộ nghĩnh này cũng là do việc trên khuôn mặt em lúc nào cũng bị bôi bẩn. Kiều Phương là cô bé có niềm đam mê với bộ môn mĩ thuật. Để thỏa mãn đam mê của mình, cô bé đã tự chế màu bằng việc cạo hết đít xoong, đít chảo trong nhà. Việc làm đó đã bị anh trai phát hiện, nhưng trước những hành động kì lạ của em, người anh không hề để tâm đến.
   Tài năng của Kiều Phương chỉ bị phát hiện khi Quỳnh - con gái bạn bố Kiều Phương đến chơi, hai cô bạn nhỏ thủ thỉ tâm sự với nhau, Kiều Phương đã quyết định nói cho bạn biết bí mật của mình. Ngay khi nhìn thấy những bức tranh chú Tiến Lê đã phải ngỡ ngàng và công nhận Kiều Phương "là một thiên tài hội họa" và các bức tranh của em "có thể đem đóng khung treo ở bất cứ phòng tranh nào" . Tài năng của Kiều Phương được phát hiện ai nấy đều lấy làm vui mừng "bố mẹ tôi hào hứng mua sắm cho em gái tôi tất cả những gì cần cho công việc vẽ. Chú Tiến Lê tặng "đồng nghiệp" hẳn một hộp màu ngoại xịn" . Duy chỉ có người anh trai là tỏ ra buồn rầu, bực bội với em, bởi người anh không tìm thấy ở mình bất cứ tài năng gì, và cứ thế cậu càng ngày càng tạo khoảng cách xa hơn với người em. Kiều Phương thì vẫn vậy, được bố mẹ và chú Tiến Lê mua đồ vẽ cô bé tích cực phát huy tài năng, khuôn mặt "lúc nào cũng lem nhem" , khi bị anh quát thì "xịu xuống, miệng dẩu ra" , nhưng tất cả những cử chỉ, hành động của Kiều Phương càng làm người anh bực bội, khó chịu hơn.
   Người đọc cũng không khỏi bất ngờ khi Kiều Phương chẳng hề để tâm đến thái độ khó chịu, những lời mắng mỏ ấy của anh, mà vẫn hết mực yêu quý anh. Cô bé quả là một người có trái tim ấp ám, tâm hồn trong sáng và độ lượng. Điều đó được thể hiện rõ nhất trong bức tranh "Anh trai tôi" cô bé mang đi dự thi và đạt giải nhất. Khi biết tin Kiều Phương đạt giải cả nhà vui như tết, cô bé lao vào ôm cổ anh, trái lại người anh viện cớ bận để đẩy cô bé ra, nhưng Kiều Phương vẫn cố gắng thì thầm khẽ vào tai anh: "Em muốn cả anh cùng đi nhận giải" . Có lẽ người em cũng đủ nhạy cảm và tinh tế để nhận ra sự thay đổi trong tình cảm, hành động của anh trai dành cho mình, nhưng với tấm lòng nhân hậu cô bé không hề bận tâm đến việc ấy. Bị anh cự tuyệt đẩy ra cô bé vẫn cố gắng nói những lời thân thương nhất, mong anh cùng đi để chia sẻ niềm vui với mình. Chỉ bằng những hành động và lời nói giản đơn nhưng đã cho người đọc thấy sự đôn hậu, trong sáng trong tâm hồn người em.
   Người anh trong tranh hiện lên thật đẹp đẽ, hoàn hảo, đó chính là người anh trong tâm trí của Kiều Phương. Trong bức tranh người anh mang vẻ đẹp suy tư, mơ mộng và trên khuôn mặt còn tỏa ra một thứ ánh sáng rất lạ. Thứ ánh sáng trong bức tranh dường như soi chiếu vào tâm hồn người anh, khiến người anh hiểu được tấm lòng Kiều Phương dành cho mình, nhận ra những nhỏ nhen, ích kỉ, thói đố kị của bản thân. Nhân vật đã tự vấn bản thân: "Dưới mắt em tôi, tôi hoàn hảo đến mức kia ư?" chính lúc ấy người anh đã tự thức tỉnh bản thân và hoàn thiện nhân cách của mình.
   Vẻ đẹp tâm hồn Kiều Phương không được biểu lộ một cách trực tiếp qua hành động của nhân vật mà được cảm nhận qua lời kể của người anh, bởi vậy mà nó càng trở nên chân thực hơn. Vẻ đẹp tâm hồn ngày càng được bồi đắp và cho đến cuối chuyện có thể thấy bằng ánh sáng của sự thánh thiện, tấm lòng nhân hậu Kiều Phương đã cảm hóa, khiến người anh trai thoát khỏi thói ích kỉ tầm thường.

Bài đăng

Cách trả lời thông minh khi bị chửi bị cà khịa

Thuyết Minh Về Nhà Tù Sơn La

Ngữ văn 6 Bài 3 : Ký ( Hồi ký và du ký) - Cánh Diều

Ngữ văn 6 Bài 4 Đọc hiểu văn bản: Vẻ đẹp của một bài ca dao - Cánh Diều

Món quà sinh nhật

Bài thuyết trình về đất nước Việt Nam

Ngữ văn 6 Bài 3 Nói và nghe: Kể lại một trải nghiệm của em - Kết nối tri thức

Ngữ văn 6 Bài 4 Chùm ca dao về quê hương đất nước - Kết nối tri thức

TẢ QUYỂN SÁCH TIẾNG VIỆT LỚP 5 TẬP 1

Ngữ Văn 6 Bài 6 Đọc: Chiếc lá cuối cùng (O Hen-ri) - Chân trời sáng tạo

Bài đăng phổ biến từ blog này

Ngữ Văn 6 Bài 6 Đọc: Gió lạnh đầu mùa (Thạch Lam) - Chân trời sáng tạo

Ngữ văn 6 Bài 7: Cây khế - Kết nối tri thức

Cách trả lời thông minh khi bị chửi bị cà khịa

Ngữ văn 6 Bài 7: Vua chích chòe - Kết nối tri thức

Ngữ văn 6 Bài 7: Viết bài văn đóng vai nhân vật kể lại một truyện cổ tích - Kết nối tri thức