Hãy viết bài văn miêu tả hàng phượng vĩ và tiếng ve kêu vào một ngày mùa hè.


Đề bài: Hãy viết bài văn miêu tả hàng phượng vĩ và tiếng ve kêu vào một ngày mùa hè.
Bài làm:

"Là bạn của mùa hè

Đâu phải những chú ve

Mà còn là hoa phượng

Là cảnh sắc mùa hè…"

   Mỗi khi nghe thấy tiếng râm ran của những chú ve hòa cùng màu vàng óng của nắng và màu đỏ rực của phượng là biết khi ấy hè đã về. Hoa phượng biểu tượng cho tuổi học trò hồn nhiên, thơ ngây, cho những năm tháng cắp sách đến trường. Đây cũng là loài hoa được biết bao thế hệ học trò yêu quý, khắc ghi mãi trong tim.

   Em không biết cây phượng được trồng tự bao giờ chỉ biết rằng cây to lớn, như một người canh gác khổng lồ đứng ở góc sân trường, lặng lẽ quan sát, chia sẻ mọi vui buồn với chúng em trong suốt những năm tháng tuổi học trò. Phượng đẹp nhất là mỗi khi hè về.
   Từ xa cây phượng thật nổi bật giữa nền trời trong xanh. Cây phượng cao lớn, to sừng sững đứng ở góc sân trường. Thân phượng màu nâu nhạt, trải qua nhiều sương gió đã bạc đi vài phần, thân cây to lớn, xù xì phải ba người chúng em ôm mới hết. Lên cao độ khoảng hai mét, thân phượng tách làm ba nhánh, tỏa ra các hướng. Cành phượng như những cánh tay sải dài đến hàng mét, vươn bàn tay khổng lồ che mát cho chúng em trong những ngày hè nóng bức. Những chiếc rễ to tướng, ngoằn ngoèo nổi gồ lên mặt đất chẳng khác nào những con rắn khổng lồ đang đội đất nhô lên. Thân cây to lớn là vậy, nhưng lá phượng lại rất nhỏ bé, mong manh. Lá phượng chỉ to bằng nửa đầu ngón tay, đan lại với nhau thành nhiều tầng, nhiều lớp che mát cho chúng em. Mỗi khi có cơn gió đi qua, lá phượng mỏng manh lại ào ào rơi xuống tựa như những cơn mưa, khiến cho không gian trở nên vô cùng lãng mạn.

   Đẹp nhất của cây phượng có lẽ là những bông hoa đỏ rực rỡ. Hoa phượng của chúng em khắc hẳn hoa phượng những nơi khác, nó không mang màu đỏ cam mà mang sắc đỏ rực, đỏ thẫm như màu máu, đó là hoa phượng Hải Phòng, loài hoa này cũng chính là biểu tượng của quê hương em. Hoa phượng có năm cánh, cánh phượng không quá dày, tròn tròn, nhìn rất đáng yêu. Trong một bông hoa năm cánh, sẽ luôn có một cánh mang màu trắng với những đốm đỏ mà chúng em vẫn thường gọi là cánh phượng sữa, cánh phượng này làm cho bông hoa trở nên đặc biệt hơn.


   Phượng trở thành người bạn thân thiết với chúng em. Khi hoa phượng bắt đầu bung nở, cùng với tiếng ve râm ran cũng là lúc vào mùa thi cử bận rộn. Phượng luôn bên cạnh cổ vũ động viên chúng em học tập tốt hơn để đạt kết quả cao nhất trong kì thi. Trong những ngày cuối cùng của năm học, phượng buồn thiu khi cánh cổng trường khép lại, các bạn học sinh lần lượt về hết và bắt đầu kì nghỉ hè của mình.
   Em còn nhớ mãi kí ức về cây phượng thân yêu trong năm học cuối cùng ở trường tiểu học. Dưới gốc phượng chúng em đã mang quyển sổ nhỏ xinh để ghi những lời chúc cho nhau trước khi chia tay. Mỗi dòng lưu bút lại đi kèm một cánh phượng, hay một con bướm làm từ cánh phượng. Làm sao em có thể quên những giây phút đẹp đẽ và thân thương ấy. Phượng là bạn, người thân của chúng em.
   Cây phượng mãi là người bạn thân thiết của em, nơi lưu giữ những kí ức học trò hồn nhiên, đẹp đẽ. Dù sau này sẽ phải rời xa mái trường thân yêu nhưng em cũng sẽ không bao giờ quên người bạn này.

Bài đăng

Cách trả lời thông minh khi bị chửi bị cà khịa

Ngữ Văn 6 Bài 1 : Đọc hiểu văn bản: Thánh Gióng - Cánh Diều

Ngữ văn 6 - Bài 6: Truyện (Truyện đồng thoại, Truyện của Pu-skin và An-đéc-xen) - Cánh diều

Thuyết Trình Về Gia Đình

Ngữ Văn 6 Bài 6 Đọc: Con gái của mẹ (Thái Bá Dũng) - Chân trời sáng tạo

Món quà sinh nhật

Ngữ Văn 6 Bài 6 Đọc: Tuổi thơ tôi (Nguyễn Nhật Ánh) - Chân trời sáng tạo

Ngữ văn 6 Bài 3 : Ký ( Hồi ký và du ký) - Cánh Diều

Thuyết Minh Về Bài Thơ Ánh Trăng

Viết thư Quốc tế UPU lần thứ 54 năm 2025: "Hãy tưởng tượng bạn là đại dương"

Bài đăng phổ biến từ blog này

Ngữ Văn 6 Bài 6 Đọc: Gió lạnh đầu mùa (Thạch Lam) - Chân trời sáng tạo

Ngữ văn 6 Bài 7: Cây khế - Kết nối tri thức

Cách trả lời thông minh khi bị chửi bị cà khịa

Ngữ văn 6 Bài 7: Vua chích chòe - Kết nối tri thức

Ngữ văn 6 Bài 7: Viết bài văn đóng vai nhân vật kể lại một truyện cổ tích - Kết nối tri thức