Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 3, 2020

Hãy viết bài văn miêu tả hàng phượng vĩ và tiếng ve kêu vào một ngày mùa hè.

Đề bài : Hãy viết bài văn miêu tả hàng phượng vĩ và tiếng ve kêu vào một ngày mùa hè. Bài làm: "Là bạn của mùa hè Đâu phải những chú ve Mà còn là hoa phượng Là cảnh sắc mùa hè…"    Mỗi khi nghe thấy tiếng râm ran của những chú ve hòa cùng màu vàng óng của nắng và màu đỏ rực của phượng là biết khi ấy hè đã về. Hoa phượng biểu tượng cho tuổi học trò hồn nhiên, thơ ngây, cho những năm tháng cắp sách đến trường. Đây cũng là loài hoa được biết bao thế hệ học trò yêu quý, khắc ghi mãi trong tim.    Em không biết cây phượng được trồng tự bao giờ chỉ biết rằng cây to lớn, như một người canh gác khổng lồ đứng ở góc sân trường, lặng lẽ quan sát, chia sẻ mọi vui buồn với chúng em trong suốt những năm tháng tuổi học trò. Phượng đẹp nhất là mỗi khi hè về.    Từ xa cây phượng thật nổi bật giữa nền trời trong xanh. Cây phượng cao lớn, to sừng sững đứng ở góc sân trường. Thân phượng màu nâu nhạt, trải ...

Cảm nghĩ về nhân vật Dượng Hương Thư trong đoạn trích "Vượt thác"

Đề bài: Cảm nghĩ về nhân vật Dượng Hương Thư trong đoạn trích "Vượt thác" Bài làm: Vượt thác là một đoạn trích ngắn trong truyện Quê nội của nhà văn Võ Quảng. Với trích đoạn ngắn tác giả đã đưa người đọc đến với khung cảnh thiên nhiên vừa hiền hòa vừa hung bạo dọc hai bên dòng sông Thu Bồn. Nhưng nổi bật hơn cả, tác giả để lại ấn tượng sâu sắc nhất là hình ảnh những người lao động nơi đây mà điểm nhấn nằm ở chân dung dượng Hương Thư khỏe mạnh, oai phong trong quá trình vượt thác. Đoạn trích kể về công cuộc vượt thác đầy nguy hiểm, vất vả mà cũng thật oai phong, hùng dũng của dượng Hương Thư. Để chuẩn bị cho hành trình vượt thác, dượng Hương đã nấu cơm ăn trước cho chắc bụng, những chiếc sào tre bịt đầu sắt đã sẵn sàng. Bước vào quá trình vượt thác, dượng Hương Thư đã ngay lập tức phải đối đầu với con thác lớn, nước to cứ thế chồm lên, dượng Hương Thư đánh trần phóng chiếc sào đã chuẩn bị xuống nước "nghe tiếng soạc", cả người dượng Hương ra sức cản lạ...

Phát biểu cảm nghĩ của em sau khi đọc đoạn văn Vượt thác (trích trong truyện Quê nội của Võ Quảng)

Đề bài: Phát biểu cảm nghĩ của em sau khi đọc đoạn văn Vượt thác (trích trong truyện Quê nội của Võ Quảng) Bài làm: Đoạn văn này trích từ chương XI trong truyện Quê nội, một trong những tác phẩm thành công nhất của Võ Quảng. Truyện viết về cuộc sống ở một làng quê ven sông Thu Bồn (làng Hoà Phước), tỉnh Quảng Nam vào những ngày sau Cách mạng tháng Tám 1945 và những năm đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Nhân vật chính của truyện là hai em thiếu niên có tên là Cục và Cù Lao. Tác giả miêu tả dòng sông Thu Bồn và quang cảnh hai bên bờ trong một cuộc vượt thác của con thuyền do dượng Hương Thư chỉ huy, từ làng Hoà Phước lên thượng nguồn để lấy gỗ về dựng trường học cho làng. Qua đó làm nổi bật vẻ hùng dũng và sức mạnh của con người lao động trên cái nền là khung cảnh thiên nhiên tươi đẹp. Nghệ thuật tả cảnh, tả người xuất phát từ điểm nhìn trên con thuyền theo hành trình vượt thác nên rất tự nhiên, sinh động. Cuộc hành trình được kể lại theo trình tự thời gian. Con thuy...

Phân tích nhân vật em gái trong truyện "Bức tranh của em gái tôi".

Đề bài : Phân tích nhân vật em gái trong truyện "Bức tranh của em gái tôi". Bài làm:     Bức tranh của em gái tôi  của nhà văn Tạ Duy Anh là một câu chuyện đầy xúc động về tấm lòng vị tha, bao dung của người em gái đối với anh trai. Khép lại cuốn sách người đọc vô cùng cảm phục và yêu quý cô em gái nhỏ trong sáng, tài năng và nhờ tấm lòng độ lượng của mình, Kiều Phương đã giúp anh trai nhận ra những hạn chế của bản thân.    Kiều Phương - một cô bé đáng yêu, hồn nhiên có biệt danh là Mèo, biệt danh ngộ nghĩnh này cũng là do việc trên khuôn mặt em lúc nào cũng bị bôi bẩn. Kiều Phương là cô bé có niềm đam mê với bộ môn mĩ thuật. Để thỏa mãn đam mê của mình, cô bé đã tự chế màu bằng việc cạo hết đít xoong, đít chảo trong nhà. Việc làm đó đã bị anh trai phát hiện, nhưng trước những hành động kì lạ của em, người anh không hề để tâm đến.    Tài năng của Kiều Phương chỉ bị phát hiện khi Quỳnh - con gái bạn bố Kiều Phương đến chơi, hai ...

Viết một bài văn thuật lại tâm trạng của người anh trong truyện "Bức tranh của em gái tôi", khi đứng trước bức tranh được giải Nhất của em gái.

Đề bài: Viết một bài văn thuật lại tâm trạng của người anh trong truyện "Bức tranh của em gái tôi", khi đứng trước bức tranh được giải Nhất của em gái. Bài làm: Sau khi Kiều Phương tham gia cuộc thi vẽ quốc tế trở về, bố mẹ tôi vui lắm vì bức tranh của nó được trao giải nhất. Kiều Phương muốn tôi cùng đi nhận giải trong ngày lễ phát thưởng. Tuy trong lòng không vui nhưng tôi vẫn phải cùng bố mẹ dự triển lãm tranh thiếu nhi. Người xem đông lắm. Bố mẹ kéo tay tôi chen qua đám đông để xem bức tranh của Kiều Phương được đóng khung, lồng kính treo ở một vị trí trang trọng. Dưới bức tranh có hàng chữ đề: Giải nhất – Kiều Phương – 8 tuổi. Bức tranh vẽ một chú bé đang ngồi nhìn ra ngoài cửa sổ, nơi bầu trời trong xanh. Mặt chú bé như tỏa ra một thứ ánh sáng rất lạ. Toát lên từ cặp mắt, tư thế ngồi của chú không chỉ sự suy tư mà còn rất mơ mộng nữa. Khi nghe mẹ thì thầm hỏi: Con có nhận ra con không? thì tôi giật sững người và chẳng hiểu sao tôi phải bám chặt lấy tay mẹ. Một...

Phân tích truyện "Bức tranh của em gái tôi".

Đề bài: Phân tích truyện "Bức tranh của em gái tôi". Bài làm:     Bức tranh của em gái tôi của nhà văn Tạ Duy Anh như một lời tâm sự, thủ thỉ của tác giả với bạn đọc về thói đố kị trong cuộc sống. Câu chuyện xoanh quanh một bức tranh và cách hành xử giữa hai đứa trẻ với những lời nhắn nhủ sâu sắc về tình yêu thương, lòng vị tha, sự ích kỷ đáng để chúng ta suy ngẫm. Tác phẩm kể về Kiều Phương, cô bé đáng yêu có biệt danh là Mèo và người anh trai. Kiều Phương rất thích vẽ, cô bé vẽ tất cả mọi vật trong gia đình: con mèo, bát múc cám,… nhưng tất cả các bức vẽ ấy đều được đưa vào vòng bí mật và nó chỉ thực sự bị phát hiện khi Mèo chia sẻ những bức tranh với bé Quỳnh – con gái của bạn bố Kiều Phương. Từ đây tài năng hội họa của Kiều Phương mới được cả nhà biết đến. Trước tài năng hội họa của con gái, bố mẹ cô bé đã vô cùng ngỡ ngàng, ngạc nhiên “Con gái tôi vẽ đây ư?” “Ôi, con đã cho bố một bất ngờ quá lớn” . Tuy nhiên, khi tài năng của em gái được phát hiện cũng là lúc...

Phát biểu cảm nghĩ của em sau khi đọc truyện Bức tranh của em gái tôi (trích trong tập Con dế ma của Tạ Duy Anh)

Đề bài: Phát biểu cảm nghĩ của em sau khi đọc truyện Bức tranh của em gái tôi (trích trong tập Con dế ma của Tạ Duy Anh) Bài làm:    Tạ Duy Anh là một cây bút trẻ xuất hiện trong thời kì đổi mới của văn học. Tác giả đã có những truyện ngắn hay, gây được sự chú ý của bạn đọc. Truyện Bức tranh của em gái tôi đoạt giải nhì trong cuộc thi viết với đề tài Tương lai vẫy gọi của báo Thiếu niên tiền phong.    Qua câu chuyện về người anh và cô em gái có tài hội hoạ, truyện ngắn Bức tranh của em gái tôi cho thấy tình cảm trong sáng hồn nhiên và lòng nhân hậu của cô em đã giúp cho người anh nhận ra những hạn chế ở chính mình. Từ đó có suy nghĩ và thái độ ứng xử đúng đắn, thắng được thói xấu ghen tị trước tài năng hay thành công của người khác.    Cốt truyện đơn giản: Người anh coi thường cô em gái Kiều Phương của mình nên đặt tên là Mèo vì mặt cô bé thường bị bôi bẩn. Rồi một hôm, người anh phát hiện cô em tự chế ra màu vẽ, nhưng vẫn dửng dưng vô tình. Khi tài...

Hai đoạn văn Sông nước Cà Mau và Vượt thác đều miêu tả cảnh sông nước. Em hãy nêu những nét đặc sắc của phong cảnh thiên nhiên được miêu tả ở mỗi đoạn văn và nghệ thuật miêu tả của từng tác giả.

Đề bài: Hai đoạn văn Sông nước Cà Mau và Vượt thác đều miêu tả cảnh sông nước. Em hãy nêu những nét đặc sắc của phong cảnh thiên nhiên được miêu tả ở mỗi đoạn văn và nghệ thuật miêu tả của từng tác giả. Bài làm:       Đoạn văn Sông nước Cà Mau trích từ chương XVIII, truyện Đất rừng phương Nam nổi tiếng của Đoàn Giỏi - một nhà văn chuyên viết về đề tài thiên nhiên và con người Nam Bộ. Những trang viết của ông mang đậm màu sắc hoang sơ của một vùng đất mới - mũi Cà Mau - mảnh đất cuối cùng của Tổ quốc Việt Nam giàu đẹp. Có thể nói đây là xứ sở đặc biệt được tạo nên từ trăm ngàn sông rạch nối với nhau cùng với những rừng tràm, rừng đước bạt ngàn, tạo thành cái tên quen thuộc: rừng U Minh.    Bài Vượt thác trích trong truyện Quê nội của nhà văn Võ Quảng - người con của dải đất miền Trung Trung Bộ. Bằng ngòi bút tài hoa, tác giả đã vẽ nên một bức tranh sinh động về dòng sông Thu Bồn thân yêu của quê hương mình. Tuy cả hai bài văn đều tả về con người và dòng sông ...

Cảm nhận của em sau khi học xong đoạn trích Sông nước Cà Mau trong tác phẩm Đất rừng phương Nam của nhà văn Đoàn Giỏi.

Đề bài: Cảm nhận của em sau khi học xong đoạn trích Sông nước Cà Mau trong tác phẩm Đất rừng phương Nam của nhà văn Đoàn Giỏi. Bài làm    Bài văn Sông nước Cà Mau trích từ chương XVIII truyện Đất rừng phương Nam (1987) của nhà văn Đoàn Giỏi. Đây là một trong những tác phẩm xuất sắc nhất của văn học thiếu nhi nước ta, được nhiều thế hệ bạn đọc nhỏ tuổi yêu thích. Tác phẩm được in lại nhiều lần, được dựng thành phim khá thành công. Bộ phim Đất Phương Nam ra đời đã chiếm được tình cảm mến mộ của công chúng. Tuy trích từ một tác phẩm truyện nhưng văn bản này có thể xem là miêu tả khá hoàn chỉnh về cảnh quan sông nước vùng Cà Mau ở cực nam của Tổ quốc. Đoàn Giỏi miêu tả cảnh quan sông nước vùng Cà Mau theo một trình tự: bắt đầu từ những ấn tượng chung về thiên nhiên vùng đất Cà Mau, rồi tập trung miêu tả và thuyết minh về các kênh rạch, sông ngòi với cảnh vật hai bên bờ. Cuối cùng là cảnh chợ Năm Căn họp ngay trên sông nước. Với trình tự tự nhiên, hợp lý những hình ảnh trong b...

Soạn văn 6: tìm hiểu chung về văn miêu tả

TÌM HIỂU CHUNG VỀ VĂN MIÊU TẢ I. KIẾN THỨC CƠ BẢN CẦN NẮM VỮNG 1. Văn miêu tả là loại văn nhằm giúp người đọc, người nghe hình dung những đặc  điểm, tính chất nổi bật của một sự vật, sự việc, con người, phong cảnh .... làm cho những  cái đó như hiện lên trước mắt người ta. 2. Trong văn miêu tả, năng lực quan sát của người viết, người nói thường bộc lộ  rõ nhất. II. HƯỚNG DẪN TÌM HIỂU BÀI 1.Tình huống 1: Muốn cho khách nhận ra được nhà em, em phải chỉ cho khách đường  đi tới nhà, đặc điểm của nhà mình, tức là phải miêu tả. - Tình huống 2: Muốn làm cho người bán lấy đúng chiếc áo em định mua, cần phải  nói cho họ biết màu sắc, kích cỡ, vị trí của chiếc áo đó. - Tình huống 3: Muốn cho em học sinh đó hình dung được người lực sĩ, em phải nói  về dáng vẻ bề ngoài, thân hình, đặc biệt là sức lực của người được gọi là lực  sĩ. - Tình huống khác: Bạn em không đi xem buổi biểu diễn của ca sĩ H, nhưng rất hâm  mộ ca sĩ này. Bạn...

Về bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng, có ý kiến cho rằng: "Bài thơ Tây Tiến có phảng phất những nét buồn, những nét đau, nhưng đó là cái đau bi tráng, chứ không phải cái buồn đau bi lụy." (Quang Dũng – Tác phẩm chọn lọc, Trần Lê Văn, H1988) Từ cảm nhận của anh (chị) về bài thơ Tây Tiến. Hãy làm sáng tỏ nhận định trên.

Đề bài: Về bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng, có ý kiến cho rằng: "Bài thơ Tây Tiến có phảng phất những nét buồn, những nét đau, nhưng đó là cái đau bi tráng, chứ không phải cái buồn đau bi lụy." (Quang Dũng – Tác phẩm chọn lọc, Trần Lê Văn, H1988) Từ cảm nhận của anh (chị) về bài thơ Tây Tiến. Hãy làm sáng tỏ nhận định trên. Bài làm Tây Tiến là bài thơ tiêu biểu khẳng định tài năng của nhà thơ Quang Dũng. Bàn về bài thơ có ý kiến cho rằng: "Bài thơ Tây Tiến có phảng phất những nét buồn, những nét đau nhưng đó là cái đau bi tráng chứ không phải là cái buồn đau bi lụy". Với ý kiến này chúng ta có thể hiểu một cách trọn vẹn về bài thơ Tây Tiến. Mạch cảm xúc của bài thơ chính là nỗi nhớ, nỗi nhớ như một sợi chỉ đỏ xuyên suốt bài thơ đưa nhà thơ trở về với những kỉ niệm đẹp. Trong hành trình của nỗi nhớ có phảng phất những nỗi đau, nỗi buồn. Những nỗi đau, nỗi buồn được nhà thơ tái hiện chân thật bằng cảm xúc chân thành. Tây Tiến vẽ lên một chặng đường dài đầy khó khă...

Vẻ đẹp của đoàn quân ra trận trong hai bài thơ Tây Tiến và Việt Bắc

Đề bài : Cùng tái hiện vẻ đẹp của những đoàn quân ra trận, mỗi nhà thơ lại có cách khám phá và thể hiện riêng:     Trong bài “tây Tiến”, Quang Dũng viết:     “Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc     Quân xanh màu lá dữ oai hùm     Mắt trừng gửi mộng qua biên giới     Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm”     (Tây Tiến – Quang Dũng)     Trong thi phẩm “Việt Bắc”, Tố Hữu viết:     “Những đường Việt Bắc của ta     Đêm đêm rầm rập như là đất rung     Quân đi điệp điệp trùng trùng     Ánh sao đầu súng bạn cùng mũ nan”     (Việt Bắc – Tố Hữu) Cảm nhận của anh, chị về hai đoạn thơ trên. Bài văn  Đề tài người lính luôn mang lại cảm hứng và tạo nên những đứa con tinh thần xuất sắc của các nhà thơ nổi tiếng trong đó có Quang Dũng và Tố Hữu.Với hồn thơ phóng khoáng, lãng mạn và hào hoa, Quang...

Từ cuộc đời của các nhân vật phụ nữ trong hai tác phẩm Vợ nhặt (Kim Lân) và Vợ chồng A Phủ (Tô Hoài). Anh (chị) hãy phát biểu suy nghĩ của mình về số phận người phụ nữ xưa và nay.

Đề bài: Từ cuộc đời của các nhân vật phụ nữ trong hai tác phẩm Vợ nhặt (Kim Lân) và Vợ chồng A Phủ (Tô Hoài). Anh (chị) hãy phát biểu suy nghĩ của mình về số phận người phụ nữ xưa và nay. Bài làm: Truyện ngắn Vợ nhặt của nhà văn Kim Lân và truyện ngắn Vợ chồng A Phủ của nhà văn Tô Hoài là những bức tranh thu nhỏ về hiện thực xã hội Việt Nam trong thời kì hấp hối của chế độ thực dân, phong kiến trước Cách mạng tháng Tám 1945 và trong cuộc kháng chiến chống Pháp trường kì. Bao phủ lên những bức tranh đó là gam màu xám lạnh, thê lương của cuộc sống khốn đốn, cùng cực của tầng lớp dân nghèo ở miền xuôi và miền ngược. Kim Lân, Tô Hoài tập trung thể hiện số phận bất hạnh của số đông phụ nữ – những nạn nhân đáng thương qua hình ảnh bà cụ Tứ, người "vợ nhặt" và Mị – cô "con dâu gạt nợ" nhà thống lí Pá Tra. Nội dung tác phẩm Vợ nhặt kể về cuộc sống bức bối, ngột ngạt của nhân dân ta năm 1945 với nạn đói khủng khiếp làm chết hơn hai triệu người. Đó chính là hậu quả chính...

Bài đăng

Ngữ văn 6 Bài 3 : Ký ( Hồi ký và du ký) - Cánh Diều

Ngữ Văn 6 Bài 6 Đọc: Con gái của mẹ (Thái Bá Dũng) - Chân trời sáng tạo

Cách trả lời thông minh khi bị chửi bị cà khịa

Ngữ văn 6 Bài 2 Tự đánh giá: Những điều bố yêu - Cánh Diều

Thuyết Trình Về Gia Đình

Ngữ văn 6 Bài 5 Đọc: Cô Tô - Kết nối tri thức

Món quà sinh nhật

Ngữ Văn 6 Bài 5 Đọc: Đánh thức trầu (Trần Đăng Khoa) - Chân trời sáng tạo

Ngữ văn 6 Bài 2 À ơi tay mẹ - Cánh Diều