Tiếng việt 5 vì cuộc sống thanh bình

TIẾNG VIỆT 5
TUẦN 22: VÌ CUỘC SỐNG THANH BÌNH
Tập đọc: 
  Lập làng giữ biển
Nhụ nghe bố nói với ông .
      Lần này con sẽ họp làng để đưa đàn bà và trẻ con ra đảo. Con sẽ đưa thằng Nhụ ra trước. Rồi nhà con cũng ra. Ông cũng sẽ ra.
      Tao chết ở đây thôi. Sức không còn chịu được sóng.
      Ngay cả chết, cũng cần ông chết ở đấy.
    Ông đứng lên, tay giơ ra như cái bơi chèo:
     Thế là thế nào .  Giọng ông bỗng hổn hển. Người ông bỗng tỏa ra hơi muối .
     Bố Nhụ vẫn nói rất điềm tĩnh .
      Ở đấy đất rộng, bãi dài, cây xanh, nước ngọt, ngư trường gần. Chả còn gì hay hơn cho một làng biển. Ngày xưa, lúc nào cũng mong có đất để dân chài phơi được một vàng lưới, buộc được một con thuyền. Bây giờ đất đấy, rộng hết tầm mắt. Đất của nước mình, mình không đến ở thì để cho ai .
      Ông Nhụ bước ra võng. Cái võng làm bằng lưới đáy vẫn buộc lưu cữu ở ngoài hàng hiên. Ông ngồi xuống võng vặn mình. Hai má phập phồng như người súc miệng khan. Ông đã hiểu những ý tưởng hình thành trong suy tính của người con trai ông quan trọng nhường nào.
     Để có một ngôi làng như một ngôi làng ở trên đất liền, rồi sẽ có chợ, có trường học, có nghĩa trang .
     Bố Nhụ nói tiếp như trong một giấc mơ, rồi bất ngờ, vỗ vào vai Nhụ .
      Thế nào con, đi với bố chứ .
      Vâng . Nhụ đáp nhẹ .
      Vậy là việc đã quyết định rồi. Nhụ đi và sau đó cả nhà sẽ đi. Đã có một làng Bạch Đằng Giang do những người dân chài lập ra ở đảo Mõm Cá Sấu. Hòn đảo đang bồng bềnh đâu đó ở mãi tận chân trời .


Nội dung
Phản ảnh rõ khát vọng và quyết tâm của người dân chài, muốn xây dựng và phát triển một làng quê mới trù phú, đông vui trên đảo .

Câu 1
Bố và ông của Nhụ bàn với nhau việc gì ?
Lời giải :
Bố và ông của Nhụ bàn với nhau việc họp làng để di dân ra đảo, đưa dần cả nhà Nhụ ra đảo.

Câu 2 . 
Việc lập làng mới ngoài đảo có lợi gì ?
Lời giải .
Việc lập làng mới ngoài đảo rất có lợi, theo lời bố Nhụ . ngoài đảo có đất rộng, bãi dài, cây xanh, nước ngọt, ngư trường gần, đáp ứng được mong ước bây lâu của những người dân chài là có đất rộng để phơi được một vàng lưới, buộc được một con thuyền.

Câu 3
Tìm những chi tiết cho thấy ông của Nhụ suy nghĩ rất kĩ và cuối cùng đã đồng tình với kế hoạch lập làng giữ biển của bố Nhụ .
Lời giải :

Ông bước ra võng, ngồi xuống võng, vặn mình, hai má phập phồng như người súc miệng khan. Ông đã hiểu những ý tưởng hình thành trong suy tính của con trai ông quan trọng nhường nào.

Câu 4
Nhụ nghĩ về kế hoạch của bố như thế nào ?
Lời giải chi tiết:
Về kế hoạch của bố, Nhụ nghĩ là Nhụ đi, sau đó cả nhà sẽ đi. Một làng Bạch Đằng Giang ở đảo Mõm Cá Sấu đang bồng bềnh đâu đó phía chân trời. Nhụ tin kế hoạch của bố và mơ tưởng đến làng mới.


CHÍNH TẢ
BÀI: HÀ NỘI
Câu 1
Nghe - viết: 
Hà Nội
Hà Nội có chong chóng
Cứ tự xoay trong nhà .
Không cần trời nổi gió .
Không cần bạn chạy xa.
Hà Nội có Hồ Gươm .
Nước xanh như pha mực .
Bên hồ ngọn Tháp Bút .
Viết thơ lên trời cao .
Mấy năm giặc bắn phá .
Ba Đình vẫn xanh cây .
Trăng vàng chùa Một Cột .
Phủ Tây Hồ hoa bay .

Câu 2
Đọc đoạn văn và thực hiện yêu cầu dưới đây:
Vậy là việc đã quyết định rồi. Nhụ đi và sau đó cả nhà sẽ đi. Đã có một làng Bạch Đằng Giang do những người dân chài lập ra ở đảo Mõm Cá Sấu. Hòn đảo đang bồng bềnh đâu đó ở mãi phía chân trời .
a)  Tìm danh từ riêng là tên người, tên địa lí trong đoạn văn.
b)  Nhắc lại quy tắc viết hoa tên người, tên địa lí Việt Nam (đã học ở lớp 4).
Lời giải chi tiết:
a) Trong đoạn trích, có một danh từ riêng là tên người (Nhụ) và có hai đanh từ riêng là tên địa lý Việt Nam (Bạch Đằng Giang, Mõm Cá Sấu).
b) Khi viết tên người, tên địa lí Việt Nam cần viết hoa chữ cái đầu của mỗi tiếng tạo thành tên

Câu 3
Viết một số tên người, tên địa lí mà em biết.
a)  Tên người :
   Tên một bạn nam và một bạn nữ trong lớp.
   Tên một anh hùng nhỏ tuổi trong lịch sử nước ta.
b)  Tên địa lí:
   Tên một dòng sông (hoặc hồ, núi, đèo).
   Tên một xã (hoặc phường).           
Lời giải chi tiết:
a) 
  Hoàng Quốc Hải . Bạn nam .
  Trần Thị Thanh Lan . Bạn nữ  .     
  Trần Quốc Toản . anh hùng nhỏ tuổi .
b) 
  Sông Cửu Long .
  Xã Tân Thới .



LUYỆN TỪ VÀ CÂU
1 lớn. Nhận xét
1. Cách nối và cách sắp xếp các vế câu trong hai câu ghép sau đây có gì khác nhau ?
a) Nếu trời trở rét thì con phải mặc thật ấm.
b) Con phải mặc ấm, nếu trời rét.
Trả lời:
a) Nếu trời trở rét . thì con phải mặc thật ấm.
b) Con phải mặc ấm . nếu trời trở rét.

câu a . cách nối . Nối với nhau bằng cặp quan hệ từ  nếu . thì thể hiện quan hệ điều kiện .  kết quả . Cách sắp xếp các vế câu . Vế 1 chỉ điều kiện, vế 2 chỉ kết quả.
câu b . cách nối . Nối với nhau chỉ bằng một quan hệ từ nếu thể hiện quan hệ điều kiện .  kết quả . Cách sắp xếp các vế câu . Vế 1 chỉ kết quả, vế 2 chỉ điều kiện. 

2. Tìm thêm những cặp quan hệ từ có thể nối các vế câu có quan hệ điều kiện . kết quả, giả thiết . kết quả.
Trả lời:
Cặp quan hệ từ nối các vế câu thể hiện quan hệ điều kiện . kết quả . giả thiết . kết quả . nếu . thì . nếu như . vì . hễ . thì . hễ mà . thì . giá . thì . giả sử . thì .

2 lớn . Luyện tập
1. Tìm vế câu chỉ điều kiện . giả thiết , vế câu chỉ kết quả và các quan hệ từ nối chúng trong những ví dụ sau :
a) Nếu ông trả lời đúng ngựa của ông đi một ngày được mấy bước thì tôi sẽ nói cho ông biết trâu của tôi cày một ngày được mấy đường.
Theo CẬU BÉ THÔNG MINH
b) Nếu là chim, tôi sẽ là loài bồ câu trắng .
    Nếu là hoa, tôi sẽ là một đóa hướng dương .
    Nếu là mây, tôi sẽ là một vầng mây ấm .
    Là người, tôi sẽ chết cho quê hương .
TRƯƠNG QUỐC KHÁNH
Trả lời:
câu a . vế điều kiện . kết quả . Nếu ông trả lời đúng ngựa của ông đi một ngày mây bước  . Vế điều kiện . Vế kết quả . thì tôi sẽ nói cho ông biết trâu của tôi một ngày cày được mấy đường . Quan hệ từ . nếu thì . 
câu b . nếu là chim . vế giả thiết . tôi sẽ là loài bồ câu trắng . Vế kết quả . quan hệ từ . nếu .
câu b . Nếu là hoa .Vế giả thiết . tôi sẽ là một vầng mây ấm .Vế kết quả . quan hệ từ . nếu .
câu b . Nếu là mây . vế giả thiết . tôi sẽ là một vầng mây ấm . Vế kết quả . quan hệ từ . nếu .

Là người, tôi sẽ chết cho quê hương . được coi là một câu đơn được mở đầu bằng trạng ngữ .Là người .


2. Tìm quan hệ từ thích hợp với mỗi chỗ trống để tạo ra những câu ghép chỉ điều kiện . kết quả hoặc giả thiết . kết quả :
a)   chủ nhật này trời đẹp . chúng ta sẽ đi cắm trại.
b)    bạn Nam phát biểu ý kiến . cả lớp lại trầm trồ khen ngợi.
c)    ta chiếm được điểm cao này . trận đánh sẽ rất thuận lợi.
Gợi ý:
Một số quan hệ từ chỉ điều kiện . kết quả hoặc giả thiết . kết quả có thể dùng được là: nếu . thì . hễ  . thì . giá . thì .
Trả lời:
a)  Nếu chủ nhật này đẹp trời thì chúng ta sẽ đi tham quan. giả thiết . kết quả .
b)  Hễ bạn Nam phát biểu ý kiến thì cả lớp im lặng lắng nghe . giả thiết . kết quả .
c)  Giá ta chiếm được điểm cao này thì trận đánh sẽ rất thuận lợi. giả thiết . kết quả . 

3. Thêm vào chỗ trống một vế câu thích hợp để tạo thành câu ghép chỉ điểu kiện . kết quả hoặc giả thiết . kết quả :
a)  Hễ em được điểm tốt .
b)  Nếu chúng ta chủ quan .
. thì Hồng đã có nhiều tiến bộ trong học tập.
Gợi ý:
 Lựa chọn một vế câu nữa có liên quan đến nội dung câu trên theo quan hệ điều kiện . kết quả, giả thiết . kết quả.
 Lựa chọn một số quan hệ từ chỉ điều kiện . kết quả hoặc giả thiết . kết quả có thể dùng được là: nếu . thì . hễ . thì . giá . thì .
Trả lời:
a)  Hễ em được điểm tốt thì bố lại tặng em một món quà nho nhỏ.
b) Nếu chúng ta chủ quan thì việc này khó thành công.
c)  Giá Hồng chịu khó học hành thì Hồng đã có nhiều tiến bộ trong học tập.


KỂ CHUYỆN: ÔNG NGUYỄN KHOA ĐĂNG
Câu 1
Dựa theo lời kể của cô giáo (thầy giáo) và các tranh vẽ dưới đây, kể lại từng đoạn câu chuyện.

Lời giải chi tiết:
 Tranh số 1: Anh hàng dầu mất tiền. Bởi vì trước đó có người mù cứ lảng vảng hàng của anh đuổi thế nào cũng không đi nên anh đâm ra nghi ngờ. Tìm người mù đòi tiền. Nhưng người mù lại nhất mực từ chối.
 Tranh số 2: Quan sai người đem một chậu nước, rồi đem túi tiền mà người mù tự nhận là của mình vào chậu nước. Trên mặt nước nổi lên váng dầu từ đó biết được đó là tiền của anh bán dầu. Quan vừa vạch trần người mù là kẻ ăn cắp, vừa vạch trần hắn là kẻ giả mù đi ăn xin.
 Tranh số 3: Để bắt được bọn cướp ở truông  nhà Hồ . quan sai chế một chiếc hòm đặc biệt để người bên trong có thể ngồi ở đó và bật nắp ra dễ dàng. Đồng thời phao tin có vị quan lớn sắp đi qua truông mang theo nhiều vàng bạc của cải để thu hút bọn cướp. Đồng thời sai quân mặc quần áo dân thường khênh những hòm có các võ sĩ ở trong đi qua truông. Bọn giặc quả nhiên sập bẫy.
 Tranh số 4: Về tới hang ổ của bọn cướp các võ sĩ bật nắp xông ra tiêu diệt hết bọn địch.

Câu 2
Kể lại toàn bộ câu chuyện về ông Nguyễn Khoa Đăng.
Lời giải chi tiết:
        Nguyễn Khoa Đăng là một vị quan án có tài xét xử, được dân mến phục.
       Một lần, có anh hàng dầu gánh hàng ra chợ bán. Lợi dụng lúc anh bận đong dầu, có kẻ thò tay vào bị lấy trộm tiền. Khi biết bị mất tiền, anh hàng dầu nhớ hồi nãy có một người mù quanh quẩn bên gánh hàng, đuổi mấy cũng không đi. Anh đoán hắn là kẻ cắp, bèn gửi gánh hàng cho người quen rồi đi tìm người mù. Người này ra sức chối, nói rằng mình mù biết tiền để đâu mà lấy. Hai bên xô xát, lính bắt họ giải lên quan án Nguyễn Khoa Đăng.
       Thấy người mù khăng khăng chối không ăn cắp tiền, quan hỏi:
  Anh có mang tiền theo không .
Người mù đáp:
  Có, nhưng đấy là tiền của tôi.
  Cứ đưa đây. Của ai rồi sẽ rõ.
         Khi người mù móc tiền ra, quan sai người múc ra một chậu nước, bỏ số tiền vào chậu. Một lát thấy trên mặt  nước có váng dầu nổi lên. Người mù hết đường chối cãi, đành nhận tội.
           Vụ án tưởng đã xong, không ngờ quan lại phán:
 Tên ăn cắp này là kẻ giả mù vì nếu mù thật thì làm sao hắn biết người bán dầu để tiền ở đâu mà lấy.
          Ông sai lính nọc tên mù ra đánh, kì đến khi hắn mở mắt mới thôi. Lúc đầu, người mù còn chối, chỉ sau 3 roi hắn đành mở cả hai mắt.
           Trong thời kì ông Nguyễn Khoa Đăng làm quan án, ở Quảng Trị có truông nhà Hồ là nơi bọn gian phi dùng làm sào huyệt đón đường cướp của .
           Để bắt bọn cướp, quan sai chế một loại hòm gỗ kín có lỗ thông hơi, vừa một người ngồi, có khóa bên trong để người ở trong có thể mở tung ra dễ dàng. Ông kén một số võ sĩ, đem theo vũ khí, ngồi vào hòm. Rồi sai quân sĩ ăn mặc như dân thường, khiêng những hòm ấy qua truông, ra vẻ như khiêng những hòm của cải nặng. Lại cho người đánh tiếng có một vị quan to ở ngoài Bắc sắp sửa về quê sẽ đi qua truông cùng những hòm của cải quý. Bọn cướp đánh hơi, nghĩ đây là cơ hội làm ăn hiếm có, rình lúc đoàn người đi qua cửa truông thì cướp, rồi hí hửng khiêng những hòm nặng ấy về tận sào huyệt.
             Về đến nơi, vừa đặt hòm xuống thì những cái hòm bật mở toang, các võ sĩ ngồi trong tay lăm lăm vũ khí bất ngờ xông ra đánh giết bọn cướp. Đang lúc hoảng hốt chưa kịp đối phó thì phục binh của triều đình từ ngoài ùn ùn kéo vào đông như kiến cỏ, bọn cướp đành chắp tay xin tha mạng.
              Bọn cướp ấy, Nguyễn Khoa Đăng đưa đi khai khẩn đất hoang ở biên giới, lập thành những đồn điền rộng lớn. Sau đó, ông cho đưa dân đến lập làng xóm ở dọc hai bên truông khiến một vùng núi rừng xưa vắng vẻ trở thành những xóm làng dân cư đông đúc bình yên.
(Theo Nguyễn Đổng Chi)

Câu 3
Theo em, những biện pháp mà ông Nguyễn Khoa Đăng dùng để tìm kẻ ăn cắp và trừng trị bọn cướp đường tài tình ở chỗ nào ?
Lời giải chi tiết:
Để tìm ra kẻ ăn cắp, ông Nguyễn Khoa Đăng đã đem bọc tiền mà người mù tự nhận là của mình thả vào chậu nước, thấy có váng dầu nổi lên thì biết được đó là bọc tiền của anh hàng dầu và người mù kia chính là kẻ ăn trộm.
Để tiêu diệt bọn cướp, ông Nguyễn Khoa Đăng đã dùng biện pháp:
 Công tác chuẩn bị được tiến hành chu đáo: Một bên sai người chế ra chiếc hòm gỗ để các võ sĩ có thể chui vào và tự bật mở ra khi cần. Một bên sai người tung tin có vị quan lớn mang rất nhiều của cải sắp đi qua nơi này để đánh vào lòng tham của bọn cướp.


TẬP ĐỌC:
  CAO BẰNG
Sau khi  qua Đèo Gió
Ta lại vượt Đèo Giàng
Lại vượt qua Cao Bắc
Thì ta tới Cao Bằng.
Cao Bằng, rõ thật cao!
Rồi dần bằng bằng xuống
Đầu tiên là mận ngọt
Đón môi ta dịu dàng.
Rồi đến chị rất thương
Rồi đến em rất thảo
Ông lành như hạt gạo
Bà hiền như suối trong.
Còn núi non Cao Bằng
Đo làm sao cho hết
Như lòng yêu đất nước
Sâu sắc người Cao Bằng.
Đã dâng đến tận cùng
Hết tầm cao Tổ quốc
Lại lặng thầm trong suốt
Như suối khuất rì rào.
Bạn ơi có thấy đâu
Cao Bằng xa xa ấy
Vì ta mà giữ lấy
Một dải dài biên cương.
TRÚC THÔNG
Nội dung
Ca ngợi Cao Bằng . mảnh đất có địa thế đặc biệt, có những người dân mến khách, đôn hậu đang gìn giữ biên cương của Tổ quốc.

Câu 1
Những từ ngữ và chi tiết nào ở khổ thơ 1 nói lên địa thế đặc biệt của Cao Bằng?
Lời giải chi tiết:
Những từ ngữ và chi tiết ở khổ thơ 1 nói lên địa thế đặc biệt của Cao Bằng là:
sau khi qua . ta lại vượt . lại vượt.
Đỏ là những từ ngữ cho thấy địa thế xa xôi, đặc biệt hiểm trở của Cao Bằng.

Câu 2
Tác giả sử dụng những từ ngữ và hình ảnh nào để nói lên lòng mến khách, sự đôn hậu của người Cao Bằng ?
Lời giải chi tiết:
Để nói lên lòng, mến khách, sự đôn hậu của người Cao Bằng, tác giả sử dụng những từ ngữ và hình ảnh của mận ngọt đón môi ta dịu dàng, người trẻ thì rất thương, rất thảo . Người già thì lành như hạt gạo, hiền như suối trong.

Câu 3
Tìm những hình ảnh thiên nhiên được so sánh với lòng yêu nước của người dân Cao Bằng. 
Lời giải chi tiết:
Những hình ảnh thiên nhiên được so sánh với lòng yêu nước của người dân Cao Bằng.
Còn núi non Cao Bằng
Đo làm sao cho hết
Như lòng yêu đất nước
Sâu sắc người cao Bằng
Đã dâng hết tận cùng
Hết tầm cao Tổ quốc
Lại lặng thầm trong suốt
Như suối khuất rì rào .

Câu 4
Qua khổ thơ cuối, tác giả muốn nói lên điều gì ?
Lời giải chi tiết:
Qua khổ thơ cuối, tác giả muốn nói Cao Bằng ở một vị trí rất quan trọng. Người Cao Bằng vì cả nước mà giữ lấy một dải dài biên cương.

Câu 5
Học thuộc lòng bài thơ.




TẬP LÀM VĂN
Câu 1
Dựa vào kiến thức đã học ở lớp 4, trả lời các câu hỏi sau :
a)  Thế nào là kể chuyện ?
b)  Tính cách của nhân vật được thể hiện qua những mặt nào ?
c)  Bài văn kể chuyện có cấu tạo như thế nào ?
Lời giải chi tiết:
a) Kể chuyện là kể một chuỗi sự việc có đầu có cuối liên quan đến một hay một số nhân vật, mỗi câu chuyện nói một điều có ý nghĩa.
b) Tính cách của nhân vật được thể hiện qua:
  Hành động của nhân vật.
  Lời nói, ý nghĩ của nhân vật.
  Những đặc điểm ngoại hình tiêu biểu.
c) Bài văn kể chuyện có cấu tạo 3 phần:
  Mở đầu (mở bài trực tiếp hay gián tiếp)
  Diễn biến (thân bài)
  Kết thúc (kết bài không mở rộng hoặc mở rộng). 

Câu 2
Đọc câu chuyên dưới đây và trả lời các câu hỏi bằng cách chọn ý trả lời đúng nhất:
Ai giỏi nhất ?
             Trong rừng, Thỏ, Nhím và Sóc đều nổi tiếng là thông minh, nhanh trí. Nhưng ai giỏi nhất thì chưa có dịp thi tài. Vì thế, không ai chịu ai. Mấy cậu liền tổ chức một cuộc thi và mời cô Gõ Kiến làm trọng tài, ra đề thi rồi chấm luôn.
              Gõ Kiến phát cho mỗi bên hai chục hạt đậu ván và ra điều kiện: Ai ăn lâu hết nhất thì thắng cuộc.
             Thỏ ăn dè mỗi ngày nửa hạt, ăn được 40 ngày. Nhím cứ ba ngày mới ăn một hạt, được 60 ngày. Sóc ăn mỗi ngày 6 hạt. Ba ngày sau, túi của Sóc rỗng không.
              Sang ngày thứ 61, Gõ Kiến cho biết:
 Nhím ăn được lâu nhất là giỏi nhất!
Sóc không chịu. Cậu ta kêu :
 Tôi vẫn còn !
Gõ Kiến hỏi :
 Còn mà túi lại rỗng không thế này ?
             Sóc thủng thẳng mời Gõ Kiến cùng Thỏ, Nhím đến một góc rừng và trỏ vào hai cây đậu ván lúc này đã leo vấn vít trên giàn :
 Đây ! Tôi ăn ba ngày hết 18 hạt. Còn hai hạt nữa của tôi đấy !
             Tất cả đều chịu Sóc là giỏi. Giỏi nhất.
             Cái gì cũng thế, chỉ ăn thì mấy cũng hết.
             Nhưng biết gieo trổng thì mãi mãi vẫn còn cái ăn.
Theo PHONG THU
1 . Câu chuyện trên có mấy nhân vật ?
a) Hai       b) Ba      c) Bốn
2. Tính cách của các nhân vật được thể hiện qua những mặt nào ?
a)  Lời nói                  b) Hành động               c) cả lời nói và hành động
3. Ý nghĩa của câu chuyện trên là gì ?
a)  Khen ngợi Sóc thông minh và có tài trồng cây, gieo hạt.
b)  Khuyên người ta tiết kiệm.
c)  Khuyên người ta biết lo xa và chăm chỉ làm việc.
Lời giải chi tiết:
1. c. Bốn
Bốn nhân vật đó là: Thỏ, Nhím, Sóc và Gõ Kiến
2. c. cả lời nói và hành động
3. c. Khuyên người ta biết lo xa và chăm chỉ làm việc.


LUYỆN TỪ VÀ CÂU .
1 lớn . Nhận xét
1. Tìm câu ghép trong hai đoạn văn sau và cho biết các vế câu được nối với nhau bằng những từ nào :
       Bốn mùa Hạ Long mang trên mình một màu xanh đằm thắm : xanh biếc của biển, xanh lam của núi, xanh lục của trời. Màu xanh ấy như trường cửu, lúc nào cũng bát ngát, cũng trẻ trung, cũng phơi phới.
      Tuy bốn mùa là vậy nhưng mỗi mùa Hạ Long lại có những nét riêng biệt, hấp dẫn lòng người. Mùa xuân của Hạ Long là mùa sương và cá mực. Mùa hè của Hạ Long là mùa gió nồm nam và cá ngừ, cá vược. Mùa thu của Hạ Long là mùa trăng biển và tôm he .
Theo THI SẢNH
Trả lời:
Câu ghép: Tuy bốn mùa là vậy nhưng mỗi mùa Hạ Long lại có những nét riêng biệt, hấp dẫn lòng người.
  Cách nối các vế câu ghép: có hai vế câu được nối với nhau bằng cặp quan hệ từ : tuy . nhưng.
tuy bốn mùa . chủ ngữ 1 . là vậy nhưng . vị ngữ 1 . mỗi mùa hạ long . chủ ngữ 2 . lại có những nét riêng biệt , hấp dẫn lòng người . vị ngữ 2 .

2. Tìm thêm những câu ghép có quan hệ từ tương phản.
Gợi ý:
 Đặt những vế câu có quan hệ tương phản về nghĩa.
 Sử dụng các quan hệ từ biểu thị mối quan hệ tương phản: tuy . mặc dù . tuy . nhưng . mặc dù . nhưng .
Trả lời:
Ví dụ:  Dù trời mưa to nhưng chúng em vẫn đến lớp.
            Mặc dù đêm rất khuya nhưng Tuấn vẫn miệt mài làm bài tập.

2 lớn . Luyện tập
1. Phân tích cấu tạo của các câu ghép sau:
a)  Mặc dù giặc Tây hung tàn nhưng chúng không thể ngăn cản các cháu học tập, vui tươi, đoàn kết, tiến bộ.
HỒ CHÍ MINH
b)  Tuy rét vẫn kéo dài, mùa xuân đã đến bên bờ sông Lương.
NGUYỄN ĐÌNH THI
Trả lời:
 a . mặc dù giặc tây . chủ 1 . hung tàn . vị 1 . nhưng . chúng . chủ 2 . không thể ngăn cản các cháu học tập . vị 2 .
b . tuy rét . chủ 1 . vẫn kéo dài . vị 1 . mùa xuân . chủ 2 . vẫn đến bên bờ sông lương .
2. Thêm một vế câu vào chỗ trống để tạo thành câu ghép chỉ quan hệ tương phản:
a)   Tuy hạn hán kéo dài .
b)  nhưng các cô vẫn miệt mài trên đồng ruộng.
Trả lời:
Ví dụ:
  Tuy hạn hán kéo dài nhưng người dân làng em chẳng chút lo lắng.
  Tuy trời đã nhá nhem tối nhưng các cô vẫn miệt mài trên ruộng đồng.
3. Tìm chủ ngữ, vị ngữ của mỗi vế câu ghép trong mẩu chuyện vui sau :
Chủ ngữ ở đâu 
Cô giáo viết lên bảng một câu ghép .
Mặc dù tên cướp rất hung hăng, gian xảo nhưng cuối cùng hắn vẫn phải đưa hai tay vào còng số 8.
Rồi cô hỏi .
  Em nào cho cô biết chủ ngữ của câu trên ở đâu .
Hùng nhanh nhảu .
  Thưa cô, chủ ngữ đang ở trong nhà giam ạ.
PHẠM HÁI LÊ CHÂU
Trả lời:
mặc dù . tên cướp . chủ 1 . rất hung hăng gian xảo . vị 1 . nhưng cuối cùng . hắn chủ 2 . vẫn phải đưa hai tay vào còng số 8 . vị 2 . 






TẬP LÀM VĂN
Đề 1
Hãy kể một kỉ niệm khó quên về tình bạn.
Bài làm:
        Tôi và Quỳnh quen biết nhau từ những ngày hai đứa còn học mẫu giáo. Ngày ngày gắn bó với cô bạn nhỏ xinh khiến cho tình bạn giữa chúng tôi cứ lớn dần lên và thân thiết, khăng khít với nhau từ lúc nào chẳng hay. Giữa hai đứa đã có rất nhiều kỉ niệm, nhưng khó quên nhất đối với tôi lại chính là lần hai chúng tôi cãi nhau khi ở vườn hoa trong trường vào giờ giải lao.
       Chuyện cách đây đã ba năm nhưng cho đến bây giờ tôi vẫn còn nhớ như in. Buổi sáng hôm ấy là một buổi sáng mùa xuân, không khí ấm áp, chúng tôi tha hồ hít thở bầu không khí trong lành. Vườn trường có nhiều sắc hoa. Tôi thích nhất là cây hoa cúc vàng. Nó nhiều cánh, nhị ở giữa, cánh hoa mềm mại xếp đều vào nhau; hương hoa thơm thoang thoảng và trông thật dễ thương, sắc hoa màu vàng rực rỡ. Tôi nói:
    Quỳnh ơi, xem kìa, hoa cúc mới đẹp làm sao!
Quỳnh bĩu môi:
    Ờ đẹp thật! Nhưng làm sao đẹp bằng hoa hồng. Hoa hồng là chúa tể của các loài hoa.
         Tôi và Quỳnh mải tranh cãi với nhau, ai cũng cho ý mình là đúng và có lí cả. Suốt thời gian đầu Quỳnh vẫn bảo vệ ý đúng của mình. Quỳnh giận tôi thật rồi! Từ góc vườn, bác bảo vệ lại gần chúng tôi:
    Này hai cháu, từ nãy đến giờ bác đã nghe hai cháu tranh cãi với nhau việc hoa nào đẹp hơn rồi. Bây giờ bác nói cho hai cháu nghe nhé: “Hoa nào cũng đẹp, mỗi hoa có một vẻ đẹp riêng. Cái chính là chúng ta phải biết chăm sóc cho hoa đẹp hơn, tươi hơn và đâm chồi để nở ra nhiều hoa khác”.
       Khi bác bảo vệ đã đi xa, bầu không khí đã dịu lại, tôi và Quỳnh không cãi nhau nữa mà chuyển sang một trạng thái im lặng đến đáng sợ. Có lẽ cả hai đứa chúng tôi đều vụng về trong cách thể hiện tình cảm, chưa biết phải mở lời như thế nào sau trận tranh cãi nảy lửa vừa rồi. Được một lúc Quỳnh quay sang cười làm hoà với tôi:
 Mình xin lỗi nhé, lúc nãy mình nóng quá!
Tôi vội vàng xua tay:
 Không mình mới là người nóng nảy, lẽ ra mình nên đợi Quỳnh bày tỏ xong rồi mới lên tiếng.
        Vườn hoa trước mắt chúng tôi lúc bấy giờ dường như đẹp hơn rất nhiều. Hai đứa chúng tôi cùng cười vui vẻ với nhau. Bạn bè thân thiết là như thế đấy, giây trước còn cãi nhau nảy lửa, giây sau đã lại có thể như không có chuyện gì. Làm bạn với nhau thật sự không thể tránh được những tranh cãi, nhưng điều quan trọng là chúng ta cần phải học cách hiểu nhau, học cách bao dung và vì nhau nhiều hơn nữa
       Bây giờ chúng tôi đã lớn. Ba năm qua, kỉ niệm thời thơ ấu vẫn đọng mãi trong tôi: Một trận tranh cãi ngốc xít, đổi lấy một lần hiểu nhau và biết vì nhau nhiều hơn.



Đề 2


Hãy kể lại một câu chuyện mà em thích nhất trong những truyện đã được học.
Bài làm:
   Trong những truyện đã học ở Tiểu học, tôi thích nhất là câu chuyện nói về ông Nguyễn Khoa Đăng, một ông quan có tài xét xử và nhiều kế sách trừ hại cho dân. Tôi kể cho các bạn nghe nhé!
   Một lần, có anh hàng dầu gánh hàng ra chợ bán. Lợi dụng anh bận đong dầu cho khách, có một người thò tay vào bị lấy trộm tiền. Khi biết mình bị mất tiền, anh mới sực nhớ ra. Lúc nãy, có một người mù quanh quẩn bên gánh hàng, đuổi mấy cũng không đi. Anh dám chắc là người ấy. Anh gửi gánh hàng cho người quen rồi chạy đi tìm. Người mù chối phăng lấy lí do là mình bị mù, biết tiền để đâu mà ăn trộm. Hai bên xô xát nhau một hồi thì bị lính bắt giải về quan.
   Trước vị quan Nguyễn Khoa Đăng, người mù khăng khăng chối cho rằng anh hàng dầu vu cáo. Quan hỏi:
    Anh có mang tiền không?
   Người mù đáp:
    Có, nhưng đấy là tiền của tôi.
    Cứ đưa đây!
   Khi người mù móc tiền ra, quan sai người múc một chậu nước, bỏ số tiền vào chậu. Váng dầu nổi lên. Người mù đành nhận tội. Cứ ngỡ là vụ án đã xong, náo ngờ quan lại phán:
    Tên ăn cắp này là kẻ giả mù. Vì nếu mù làm sao hắn biết chỗ để tiền mà lấy.
   Rồi ông sai lính lôi kẻ ăn cắp ra đánh. Bị đánh đau quá, hắn bèn mở cả hai mắt, van lạy quan tha tội.
   Đó là chuyện về tài xét xử của ông. Còn câu chuyện sau đây thì khiến tôi khâm phục đức độ, tài năng và mưu mẹo tiêu diệt bọn gian phi trừ hậu hoạ cho dân của ông Nguyễn Khoa Đăng. Trong thời kì làm quan, ông đã làm cho suốt một dọc truông nhà Hồ ở Quảng Trị không còn một bóng gian phi. Trước đó, ở cái truông này là rừng rậm, con đường Bắc Nam phải đi qua đây. Bọn gian phi đã dùng nơi này làm sào huyệt đón đường trấn lột.
   Để bắt bọn cướp, ông sai chế một hòm gỗ kín có lỗ thông hơi, vừa một người ngồi, có khoá bên trong để người ngồi trong có thể mở tung nắp hòm dễ dàng. Ông đưa các võ sĩ giỏi võ nghệ có vũ khí ngồi vào rồi sai quân sĩ ăn mặc giống thường dân khiêng những cái hòm ấy đi qua truông, lại phao tin lên rằng: có một vị quan to ở ngoài Bắc sắp sửa về quê sẽ đi qua truông; cùng những hòm của cải quý. Bọn cướp nghe tin mừng khấp khởi, chuyến này chắc thu lợi lớn. Chúng hí hửng khiêng những cái hòm về sào huyệt Nhưng vừa về đến nơi, thì những cái hòm bật tung ra. Những võ sĩ tay lăm lăm kiếm binh của triều đình kéo đến. Bọn cướp đành hạ vũ khí, chắp tay xin tha mạng. Ông quan dùng bọn cướp ấy đi khai khẩn đất hoang ở biên giới, lập thành những đồn điền rộng lớn. Sau đó, ông đưa dân đến lập xóm dọc hai bên truông, khiến một vùng rừng núi âm u vắng vẻ trở thành những xóm làng đông đúc và có cuộc sống bình yên.
   Tôi rất khâm phục ông Nguyễn Khoa Đăng và cố gắng học thật giỏi để sau này trở thành một người tài giỏi, liêm chính như ông.



Đề 3


Kể lại một câu chuyện cổ tích mà em biết theo lời một nhân vật trong câu chuyện đó.
Bài làm:
        Tôi là người em trong câu chuyện Cây Khế. Mỗi lần nhớ lại chuyện xưa, lòng tôi nặng trĩu một nỗi buồn. Đó là nỗi buồn vì anh tôi đã vĩnh viễn ra đi bởi lòng tham lam vô độ.
        Lúc sinh thời, bố mẹ tôi có một gia sản tương đôi lớn. Khi họ mất đi, anh tôi giành hết nhà cửa, ruộng vườn, đất đai . Anh chỉ để cho tôi một túp lều nhỏ và một cây khế. Tôi lúc nào cũng hiếu thuận nên nhất mực nghe theo, không dám đòi hỏi gì hơn.
      Hằng ngày, vợ chồng tôi ra sức chăm bón nên cây khế mau đơm hoa, kết trái. Nhìn cây khế trĩu quả, vợ chồng tôi vui mừng khôn xiết. Cây khế đã trờ thành nguồn sống của gia đình tôi.
      Một ngày kia, bỗng có một con chim lạ từ đâu bay đến đậu trên cây khế. Chim thật đẹp. Bộ lông nó mịn màng như nhung, thân hình chim to lớn như đại bàng. Chim ăn khế nhà tôi rất nhiều, nó mổ hết quả này đến quả khác. Tôi thật xót lòng nhưng không nỡ xua đuổi chim đi. Tôi chi đứng dưới gốc mà than thờ với chim rằng:
  Gia đình ta sống nhờ vào cây khế này thôi, nay chim ăn hết thì ta sống làm sao?
Tôi vừa dứt lời thì chim kêu lên thành tiếng:
“Ăn một quả khế Trả một cục vàng May túi ba gang Mang đi mà đựng”
       Thật ngạc nhiên . Tôi không nghĩ rằng chim sẽ giúp mình giàu sang, nhưng tôi vẫn bảo vợ may một cái túi vừa đúng ba gang. Sáng hôm sau, chim đến chờ tôi đi lấy vàng, tôi vô cùng vui sướng vì quá nhiều vàng ở đấy, nhưng tôi chỉ lấy vừa đù đựng vào túi rồi leo lên lưng chim để chim chở về nhà. Gia đình tôi đã trở nên giàu có từ dạo ấy. Tôi đã có cơ hội giúp đỡ người nghèo khó trong làng. Vợ chồng tôi thầm cảm ơn chim thần tốt bụng đã giúp đỡ chúng tôi. Chẳng bao lâu, anh tôi biết được sự việc trên nên sang nhà tôi đòi đổi gia sản của anh đế lấy lại cây khế. Vốn chiểu lòng anh nên tôi chấp thuận. Tôi chỉ mong anh em thuận hòa và gia đình êm ấm. Thế là hằng ngày anh cứ đứng ờ gốc cây khế mà trông chờ chim lạ.
        Sự chờ mong của anh cũng đến. Chim lạ bay tới ăn khế, anh tôi than thở với chim. Chim lạ cũng kêu thành tiếng như lần trước. Anh tôi mừng quá, lòng tham của anh trỗi dậy. Anh bảo vợ may cái túi mười hai gang để chuẩn bị di lấy vàng. Sáng sớm hôm sau, chim bay đến chở anh đi đến núi vàng. Đến nơi, chim đáp cánh xuống. Nhìn thấy vàng, anh hoa cả mắt. Anh không cầm được lòng tham nên cố lấy cho thật nhiều vàng. Anh đựng đầy vào túi mười hai gang và còn lấy thêm giấu vào trong người. Lúc về, chim bay qua giữa biển thì gặp cơn gió mạnh, chim mỏi cánh bảo anh thả bớt vàng xuống nhưng anh không chịu nghe lời, cứ khư khư ôm lấy túi vàng. Bỗng cánh chim chao đảo. Chim không chịu đựng được nữa vì quá nặng nên đã trút anh tôi cùng cái túi vàng xuống biển.
         Tôi thật đau xót cho anh. Giá như anh tôi đừng tham lam thì đâu có kết cục bi thảm như thế. Từ câu chuyện về cây khế và chim thần, tôi muôn nhắn gửi mọi người một điều:
        “Ở hiền thì được gặp hiền Người ngay thì được phật, tiên độ trì”.

Bài đăng

Thuyết Minh Về Nhà Tù Sơn La

Cách trả lời thông minh khi bị chửi bị cà khịa

Ngữ văn 6 Bài 3 : Ký ( Hồi ký và du ký) - Cánh Diều

Thuyết Trình Về Gia Đình

Bài thuyết trình về đất nước Việt Nam

Ngữ văn 6 Bài 3 Thực hành đọc: Lắc-ki thực sự may mắn - Kết nối tri thức

Ngữ văn 6 Bài 3 Nói và nghe: Kể lại một trải nghiệm của em - Kết nối tri thức

Món quà sinh nhật

Ngữ Văn 6 Bài 1 : Đọc hiểu văn bản: Thạch Sanh - Cánh Diều

Ngữ Văn 6 Bài 6 Đọc: Chiếc lá cuối cùng (O Hen-ri) - Chân trời sáng tạo

Bài đăng phổ biến từ blog này

Ngữ Văn 6 Bài 6 Đọc: Gió lạnh đầu mùa (Thạch Lam) - Chân trời sáng tạo

Ngữ văn 6 Bài 7: Cây khế - Kết nối tri thức

Cách trả lời thông minh khi bị chửi bị cà khịa

Ngữ văn 6 Bài 7: Vua chích chòe - Kết nối tri thức

Ngữ văn 6 Bài 7: Viết bài văn đóng vai nhân vật kể lại một truyện cổ tích - Kết nối tri thức