Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 2, 2020

Tả một ca sĩ đang biểu diễn Tả ca sĩ Trúc Nhân

Tả một ca sĩ đang biểu diễn Tả ca sĩ Trúc Nhân Bài làm:         Trong các môn nghệ thuật, em yêu thích nhất là âm nhạc. Mỗi khi giai điệu của những bài hát yêu thích vang lên, em cảm thấy cuộc sống của mình thật tươi vui và tràn ngập sắc màu. Trong các ca sĩ, người em yêu thích nhất là anh Trúc Nhân. Em đã được xem anh hát trong chương trình Giọng ải giọng ai tối hôm qua và buổi biểu diễn đã để lại cho em thật nhiều cảm xúc.     Ca sĩ Trúc Nhân năm nay 29 tuổi, anh sinh ra ở vùng đất Hoài Nhơn - Bình Định. Anh từng tham gia chương trình Giọng hát Việt năm 2012 và lọt vào top 8 của chương trình bằng giọng hát mượt mà và ngọt ngào. Sau Giọng hát Việt, Trúc Nhân ra mắt các ca khúc được khán giả yêu thích và biết đến Trúc Nhân nhiều hơn như:  Bốn chữ lắm, Ngồi hát đỡ buồn, Lớn rồi còn khóc nhè, Sáng mắt chưa...     Không khí buổi biểu diễn thật sôi động. Sân khấu lớn được trang hoàng lộng lẫy và lung linh màu sắc...

Phân tích giá trị nhân đạo trong truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân.

Phân tích giá trị nhân đạo trong truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân. Nhà văn Kim Lân (sinh năm 1920), tên khai sinh là Nguyễn Văn Tài, người làng Phù Lưu, xã Tân Hồng, huyện Tiên Sơn, tỉnh Bắc Ninh. Kim Lân viết không nhiều, nhưng được coi là thuộc hàng những cây bút truyện ngắn tài năng của văn học Việt Nam hiện đại. Ông rất sành về cảnh quê, người quê và thế giới của hương đồng gió nội này cộng với một tấm lòng thiết tha hiếm có đã tạo nên những trang viết sâu sắc, cảm động nhất của ông. Con người có một đời văn hóa khá dài ấy (trên năm mươi năm) không hiểu kĩ tính thế nào mới trình làng vẻn vẹn có hai tập truyện ngắn: Nên vợ nên chồng (1955) và Con chó xấu xí (1962). Nhưng nghệ thuật không quen đo đếm ở số lượng. Chỉ một truyện như Vợ nhặt (rút từ tập Con chó xấu xí) - vốn được coi là truyện ngắn xuất sắc nhất của Kim Lân - cũng có thể là niềm mơ ước của nhiều người cầm bút. Thiên truyện có một quá trình sáng tác khá dài. Nó vốn được rút ra từ tiểu thuyết Xóm ngụ cư (cuốn tiểu thuyết...

Tóm tắt truyện Vợ chồng A Phủ

VỢ CHỒNG A PHỦ (TRÍCH) Hướng dẫn  Năm 1952, Tô Hoài đi cùng bộ đội vào giải phóng vùng Tây Bắc. Với chuyến đi dài tám tháng ấy, nhà văn đã sống cùng đồng bào các dân tộc Mèo, Dao, Thái, Mường ở nhiều vùng nơi đây. Chuyến đi thực tế sáng tác ấy giúp ông hiểu biết rõ ràng, sâu sắc về cuộc sống và con người miền núi. Nó đã để lại cho ông những kỉ niệm khó quên và tình cảm thắm thiết đối với đất nước và con người Tây Bắc.  Truyện ngắn Vợ chồng A Phủ trích từ tập truyện trên có thể tóm tắt như sau:  Mị là một thiếu nữ xinh đẹp. Do gia đình thiếu nợ thống lí Pá Tra và không trả nổi nên cô bị bắt về làm dâu nhà thống lí, làm vợ của A Sử để trừ nợ. Tuy danh nghĩa là vợ, là dâu nhưng thực chất cô chỉ là người ở đợ không công trong nhà ấy. Cô rất đau khổ trong cuộc đời buồn rầu u tối. Vào một đêm xuân đẹp, Mị muốn đi chơi nhưng đã bị A Sử bắt gặp, trói cô vào góc cột. Đêm đó, A Sử đi chơi, chọc phá dân làng bị A Phủ đánh bể đầu. Nhờ đó, Mị được thả ra để chăm sóc thuốc thang ...

Tả cô giáo chủ nhiệm tuyệt vời của em

Tả cô giáo chủ nhiệm tuyệt vời của em Bài làm: “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây Có danh có vọng nhớ thầy khi xưa” Đó chính là những câu thơ nói về nghề giáo, nghề mà luôn được yêu quý, kính trọng. Tôi rất yêu mến các thầy cô giáo của mình, những người để lại cho tôi những ấn tượng sâu sắc nhất chính là cô Kim Anh - cô giáo chủ nhiệm của chúng tôi.   Cô có mái tóc rất dài, mượt mà, đen nhánh và luôn phảng phất hương thơm. Đôi mắt cô to tròn, đen láy, vô cùng cương nghị nhưng cũng không kém phần dịu dàng. Khi chúng tôi đạt thành tích cao trong học tập, cô luôn nhìn chúng tôi với ánh mắt trìu mến. Còn mỗi khi chúng tôi mắc lỗi, đôi mắt cương nghị của cô lại đượm buồn. Đôi bàn tay cô thon dài, luôn viết ra những mạch văn giàu cảm xúc để chuyển tải bài học đến với chúng tôi. Cô còn giúp chúng tôi nhớ bài lâu hơn bằng giọng nói của mình. Giọng nói của cô thật truyền cảm, khi thì dịu dàng, ấm áp, lúc lại dí dỏm, vui tươi khiến cho chúng tôi luôn tập trung vào bài học, quên cả thời gian. ...

Tả một khu vui chơi mà em thích

ĐỀ BÀI: TẢ KHU VUI CHƠI GIẢI TRÍ MÀ EM YÊU THÍCH Công viên Thủ Lệ - Hà Nội Bài làm:     Công viên Thủ Lệ là một nơi vui chơi, giải trí thích thú nhất của em. Nhân kỳ nghỉ lễ, ngày 30 - 4 và ngày 1 - 5, em được bố mẹ cho đi chơi ở đó để "xả hơi" trước khi vào kỳ thi cuối cấp tiểu học.      Công viên Thủ Lệ có 3 cổng: 2 cổng chính và 1 cổng phụ. Khi qua cổng chính phía Tây được sơn màu xanh rêu, em thấy trước mặt là một đài phun nước rất đẹp. Sau đài phun nước là khu vui chơi với các trò xe điện đụng, đạp vịt, nhà phao, ném bóng... Mỗi trò chơi đều có cái hấp dẫn riêng của nó. Em thích nhất là trò chơi đạp vịt vì em có thể vừa ngắm cảnh thiên nhiên, vừa ăn quà vặt trên thuyền và tận hưởng niềm vui được khám phá, được vận động, cứ như một du thuyền nhỏ. Đường dẫn vào khu chuồng thú, là những chiếc cầu xây cong cong duyên dáng. Công viên hôm ấy rất đông các em nhỏ và các bạn cùng trang lứa với em. Người người qua lại tham quan rất nhộn nhịp. ...

Tả cái đồng hồ báo thức của em

Đề bài : Tả cái đồng hồ báo thức của em     Cả nhà em chỉ có một chiếc đồng hồ và đấy là chiếc đồng hồ để bàn. Từ mấy năm nay nó vẫn đứng ở một góc bàn nước, phía trước chân thờ, ngay gian giữa của ngôi nhà ba gian bằng gỗ.   Chiếc đồng hồ đó do Việt Nam sản xuất, dài và dày mình, cầm hơi nặng tay. Bố em mua nó trong một lần về họp ở Hà Nội, cách đây đã hơn ba năm.        Vỏ đồng hồ bằng nhựa trắng, mép ngoài mạ vàng. Phần nhựa ít trầy xước nhưng phần mạ vàng đã bị hoen, tróc. Nó đứng bằng ba chân, hai chân trước mạ vàng còn chân sau bằng nhựa. Sau tấm kính trắng là mặt đồng hồ. Bên phải một ô vuông mạ vàng có bảng số chỉ ngày. Quanh ô vuông được trang trí mạ bạc. Bên trái là phần chính , lớn hơn, gồm một vòng 12 con số, từ số 1 đến số 12. Ba chiếc kim có độ dài ngắn khác nhau,và tốc độ di chuyển khác nhau. Kim giây mảnh mai, màu đỏ quay liên tục . Kim phút to hơn nhưng ngắn hơn, lúc lúc mới nhích một bước ngắn. Kim giờ tưởng như không chạy nhưng...

Dấu hiệu chia hết cho một số

DẤU HIỆU CHIA HẾT CHO MỘT SỐ 1/ Dấu hiệu chia hết cho 2 Các chữ số tận cùng là : 0;2;4;6;8 thì chia hết cho 2. Hoặc : Các số chẵn thì chia hết cho 2 Chú ý : Các số tận cùng là 1;3;5;7;9 thì không chia hết cho 2. Hoặc các số lẻ thì không chia hết cho 2. 2/ Dấu hiệu chia hết cho 3 Là các số có tổng các chữ số chia hết cho 3 thì số đó chia hết cho 3. Ví dụ : 726 : 3 vì 7 + 2 + 6 = 15 chia hết cho 3 Chú ý : Các số có tổng các chữ số không chia hết cho 3 thì không chia hết cho 3 đồng thời tổng này chia cho 3 dư bao nhiêu thì số đó chia cho 3 dư bấy nhiêu. Ví dụ : Số 5213 không chia hết cho 3 vì 5+2+1+3=11 mà 11:3= 3 dư 2 nên số 5213 : 3 = 1737 dư 2. 3/ Dấu hiệu chia hết cho 4  Những số có hai chữ số cuối tạo thành một số chia hết cho 4 thì số đó chia hết cho 4. Ví dụ: số 7936 chia 4 . Vì có 2 số cuối là 36 chia hết cho 4 nên số 7936 chia hết cho 4. 4/ Dấu hiệu chia hết cho 5 Các số có tận cùng là 0 hoặc 5 thì chia hết cho 5. 5/ Dấu hiệu chia hết cho 6 Một số vừa chia hết cho 2 vừa chi...

Bài thuyết trình về đất nước Việt Nam

Bài thuyết trình về đất nước Việt Nam Việt Nam là một đất nước nhiệt đới nằm ở khu vực Đông Nam Á – trung tâm của tuyến đường biển quốc tế. Khí hậu nhiệt đới gió mùa tạo nên sự đa dạng tài nguyên sinh học của Việt Nam. Bên cạnh đó, đất nước Việt Nam có hình chữ S với 3260km đường biển có tiềm năng du lịch và thủy hải sản phong phú. Đất nước được chia làm 3 vùng miền: Bắc, Trung và Nam. Hà Nội là thủ đô nhưng không phải là thành phố lớn nhất. Hồ Chí Minh hay Sài Gòn, là thành phố lớn nhất, thường được gọi là thủ đô kinh tế của Việt Nam.Việt Nam có một lịch sử lâu dài với hơn 4000 năm thăng trầm. Có 54 dân tộc anh em, trong đó dân tộc Kinh là dân tộc lớn nhất. Các dân tộc trên khắp đất nước sống hòa thuận dưới mái nhà chung – Việt Nam. Việt Nam là quốc gia có những nền văn hóa đặc sắc, trong đó phải kể đến ngày lễ tết. Từ triều đại đầu tiên của Việt Nam (Thời vua Hùng), tổ tiên chúng ta đã tổ chức ăn mừng ngày Tết hàng năm. Tết là ngày lễ lớn nhất ở Việt Nam, được tổ chức theo lịch âm...

Tiếng việt 5 vì cuộc sống thanh bình

Hình ảnh
TIẾNG VIỆT 5 TUẦN 22: VÌ CUỘC SỐNG THANH BÌNH Tập đọc:     Lập làng giữ biển Nhụ nghe bố nói với ông .       Lần này con sẽ họp làng để đưa đàn bà và trẻ con ra đảo. Con sẽ đưa thằng Nhụ ra trước. Rồi nhà con cũng ra. Ông cũng sẽ ra.       Tao chết ở đây thôi. Sức không còn chịu được sóng.       Ngay cả chết, cũng cần ông chết ở đấy.     Ông đứng lên, tay giơ ra như cái bơi chèo:      Thế là thế nào .  Giọng ông bỗng hổn hển. Người ông bỗng tỏa ra hơi muối .      Bố Nhụ vẫn nói rất điềm tĩnh .       Ở đấy đất rộng, bãi dài, cây xanh, nước ngọt, ngư trường gần. Chả còn gì hay hơn cho một làng biển. Ngày xưa, lúc nào cũng mong có đất để dân chài phơi được một vàng lưới, buộc được một con thuyền. Bây giờ đất đấy, rộng hết tầm mắt. Đất của nước mình, mình không đến ở thì để cho ai .       Ông Nhụ bước ra võng. Cái...

Bài đăng

Ngữ văn 6 Bài 3 : Ký ( Hồi ký và du ký) - Cánh Diều

Ngữ Văn 6 Bài 6 Đọc: Con gái của mẹ (Thái Bá Dũng) - Chân trời sáng tạo

Cách trả lời thông minh khi bị chửi bị cà khịa

Ngữ văn 6 Bài 2 Tự đánh giá: Những điều bố yêu - Cánh Diều

Thuyết Trình Về Gia Đình

Ngữ văn 6 Bài 5 Đọc: Cô Tô - Kết nối tri thức

Món quà sinh nhật

Ngữ Văn 6 Bài 5 Đọc: Đánh thức trầu (Trần Đăng Khoa) - Chân trời sáng tạo

Ngữ văn 6 Bài 2 À ơi tay mẹ - Cánh Diều

Ngữ văn 6 - Bài 6: Truyện (Truyện đồng thoại, Truyện của Pu-skin và An-đéc-xen) - Cánh diều