Tiếng Việt 5 tuần 20 Trần Thủ Độ
TIẾNG VIỆT 5
TUẦN 20 : BÀI THÁI SƯ TRẦN THỦ ĐỘ
Tập đọc: Thái Sư Trần Thủ Độ
Nội dung:
Ca ngợi thái sư Trần Thủ Độ - một người cư xử gương mẫu, nghiêm minh, không vì tình riêng mà làm sai phép nước.
1. Khi có người muốn xin chức câu đương, Trần Thủ Độ đã làm gì?
Trả lời:
Khi có người muốn xin chức câu đương, Trần Thủ Độ đồng ý nhưng yêu cầu chặt một ngón chân người đó để phân biệt với các câu đương khác.
2. Trước việc làm của người quân hiệu, Trần Thủ Độ xử lí ra sao ?
Trả lời:
Trước việc làm của người quân hiệu, Trần Thủ Độ không những không trách móc mà còn thưởng cho vàng lụa.
3. Khi biết có viên quan tâu với vua rằng mình chuyên quyền, Trần Thủ Độ nói thế nào?
Trả lời:
Khi biết có viên quan tâu với vua rằng mình chuyên quyền thì Trần Thủ Độ nhận lỗi và xin vua ban thưởng cho viên quan dám nói thẳng.
4. Những lời nói và việc làm của Trần Thủ Độ cho thấy ông là người như thế nào ?
Gợi ý:
Nhớ lại cách xử lý của Trần Thủ Độ trước chuyện chức câu đương, chuyện người quân hiệu và chuyện mình chuyên quyền cho thấy được phẩm chất gì của ông?
Trả lời:
Những lời nói và việc làm của Trần Thủ Độ đủ cho thấy ông là người cư xử nghiêm minh, không vì tình riêng, nghiêm khắc với bản thân, luôn đề cao kỉ cương, phép nước
Chính tả: Cánh cam lạc mẹ
1.Nghe - viết: Cánh cam lạc mẹ
Gió xô vào vườn hoang;
Giữa bao nhiêu gai góc ;
Lũ ve sầu kêu ran.
Chiều nhạt nắng trắng sương
Trời rộng xanh như bể
Tiếng cánh cam gọi mẹ
Khản đặc trên lối mòn.
Bọ dừa dừng nấu cơm
Cào cào ngừng giã gạo
Xén tóc thôi cắt áo
Đều báo nhau đi tìm.
Khu vườn hoang lặng im
Bỗng râm ran khắp lối
Có điều ai cũng nói
Cánh cam về nhà tôi.
2. Tìm chữ cái thích hợp với mỗi ô trống :
a) R, d hay gi ?
Giữa cơn hoạn nạn
Một chiếc thuyền ...a đến ...ữa ...òng sông thì bị ...ò. Chỉ trong nháy mắt, thuyền đã ngập nước.
Hành khách nhốn nháo, hoảng hốt, ai nấy ...a sức tát nước, cứu thuyền. ...uy chỉ có một anh chàng vẫn thản nhiên, coi như không có chuyện gì xảy ...a. Một người khách thấy vậy, không ...ấu nổi tức ...ận, bảo:
- Thuyền sắp chìm xuống đáy sông ...ồi, sao anh vẫn thản nhiên vậy ?
Anh chàng nọ trả lời :
- Việc gì phải lo nhỉ ? Thuyền này đâu có phải của tôi !
TRUYỆN VUI DÂN GIAN
b)O hay ô (thêm dấu thanh thích hợp) ?
Cánh rừng mùa đông
Cánh rừng mùa đ..ng trơ trụi. Những thân cây khẳng khiu vươn nhánh cành kh... xác trên nền trời xám xịt. Trong h...c cây, mấy gia đình chim hoạ mi, chim g... kiến ẩn náu. Con nào con nấy gầy xơ xác, l... đầu ra nhìn trời bằng những cặp mắt ngơ ngác buồn. Bác gấu đen nằm co quắp tr...ng hang. H...i cuối thu, bác ta béo núng nính, lông mượt, da căng tr...n như m...t trái sim chín, vậy mà bây giờ teo tóp, lông lởm chởm trông thật tội nghiệp.
TRẦN HOÀI DƯƠNG
a)điền chữ cái r, d, gi thích hợp vào chỗ trống.
b)điền o hoặc ô thích hợp (chú ý thêm dấu thanh)
Trả lời:
a)R, d hay gi ?
Giữa cơn hoạn nạn
Một chiếc thuyền ra đến giữa dòng sông thì bị rò. Chỉ trong nháy mắt, thuyền đã ngập nước.
Hành khách nhốn nháo, hoảng hốt, ai nấy ra sức tát nước, cứu thuyền. Duy chỉ có một anh chàng vẫn thản nhiên, coi như không có chuyện gì xảy ra. Một người khách thấy vậy, không giấu nổi tức giận, bảo:
- Thuyền sắp chìm xuống đáy sông rồi, sao anh vẫn thản nhiên vậy ?
Anh chàng nọ trả lời :
- Việc gì phải lo nhỉ ? Thuyền này đâu có phải của tôi !
TRUYỆN VUI DÂN GIAN
b)O hay ô (thêm dấu thanh thích hợp) ?
Cánh rừng mùa đông
Cánh rừng mùa đông trơ trụi. Những thân cây khẳng khiu vươn nhánh cành khô xác trên nền trời xám xịt. Trong hốc cây, mấy gia đình chim hoạ mi, chim gõ kiến ẩn náu. Con nào con nấy gầy xơ xác, ló đầu ra nhìn trời bằng những cặp mắt ngơ ngác buồn. Bác gấu đen nằm co quắp trong hang. Hồi cuối thu, bác ta béo núng nính, lông mượt, da căng tròn như một trái sim chín, vậy mà bây giờ teo tóp, lông lởm chởm trông thật tội nghiêp.
TRẦN HOÀI DƯƠNG
Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ: Công dân
1. Dòng nào dưới đây nêu đúng nghĩa của từ công dân ?
a) Người làm việc trong cơ quan nhà nước.
b) Người dân của một nước, có quyền lợi và nghĩa vụ với đất nước.
c) Người lao động chân tay làm công ăn lương.
Trả lời:
Dòng b: “Người dân của một nước, có quyền lợi và nghĩa vụ với đất nước” nêu đúng nghĩa của từ công dân.
2. Xếp những từ chứa tiếng công cho dưới đây vào nhóm thích hợp: công dân, công nhân, công bằng, công cộng, công lí, công nghiệp, công chúng, công minh, công tâm
a) Công có nghĩa là "của nhà nước, của chung".
b) Công có nghĩa là "không thiên vị".
c) Công có nghĩa là "thợ, khéo tay".
Trả lời:
3. Tìm trong các từ cho dưới đây những từ đồng nghĩa với công dân: đồng bào, nhân dân, dân chúng, dân tộc, dân, nông dân, công chúng
Gợi ý:
Công dân là người dân của một nước, có quyền lợi và nghĩa vụ đối với đất nước.
Trả lời:
Những từ đồng nghĩa với công dân: nhân dân, dân chúng, dân.
Những từ không đồng nghĩa với công dân: đồng bào, dân tộc, nông dân, công chúng.
4. Có thể thay từ công dân trong câu nói dưới đây của nhân vật Thành (Người công dân số Một) bằng các từ đồng nghĩa với nó được không ? Vì sao ?
Làm thân nô lệ mà muốn xoá bỏ kiếp nô lệ thì sẽ thành công dân, còn yên phận nô lệ thì mãi mãi là đầy tớ cho người ta...
Gợi ý:
Thử thay từ công dân bằng một số từ đồng nghĩa với nó như nhân dân, dân chúng, dân xem có làm thay đổi ý nghĩa và sắc thái biểu cảm trong câu hay không?
Trả lời:
Trong câu đã nêu, không thể thay thế từ công dân bằng những từ đồng nghĩa như: nhân dân, dân chúng, dân. Vì từ công dân có hàm ý là chỉ người dân của một nước độc lập, khác với các từ nhân dân, dân chúng, dân là chỉ con người của một đất nước nói chung.
Kể chuyện đã nghe, đã đọc
Để bài: Kể một câu chuyện em đã nghe hoặc đã đọc về những tấm gương sống, làm việc pháp luật, theo nếp sống văn minh.
Gợi ý:
1. Thế nào là sống, làm việc theo pháp luật, theo nếp sống văn minh ?
a) Thực hiện đúng quy định của pháp luật, quy ước của cộng đồng, ví dụ: anh cảnh vệ Lý Phúc Nha hỏi giấy tờ của Bác Hồ (Bảo vệ như thế là rất tốt - Tiếng Việt 2, tập hai); thiếu nhi giữ gìn trật tự, vệ sinh nơi công cộng, chấp hành luật lệ giao thông.
b) Yêu chuộng công lí, đấu tranh thực hiện công lí, ví dụ: nhân vật Mồ Côi xử kiện, đem lại sự công bằng cho người dân (Mồ Côi xử kiện - Tiếng Việt 3, tập một).
c) Đấu tranh chống vi phạm pháp luật, ví dụ: nhân vật chú bé gác rừng đã phát hiện, ngăn chặn hành vi phá rừng cùa kẻ xấu (Người gác rừng tí hon - Tiếng việt 5, tập một); thiếu nhi tham gia bảo vệ các công trình công cộng, các di tích lịch sử - văn hoá, bảo vệ môi trường.
2. Pháp luật: những quy định của Nhà nước mà mọi người phải tuân theo.
Cách kể chuyện:
+ Giới thiệu câu chuyện :
• Nêu tên câu chuyện.
• Nêu tên nhân vật.
+ Kể diễn biến của câu chuyện, nhấn mạnh vào các suy nghĩ, hành động của nhân vật thể hiện ý thức sống, làm việc theo pháp luật, theo nếp sống văn minh.
3. Trao đổi với các bạn về ý nghĩa của câu chuyện.
Trả lời:
Bài tham khảo
Đường phố buổi sáng vào giờ cao điểm, người đông như nước chảy. Xe đạp nối đuôi nhau không ngớt. Xe máy bấm còi inh ỏi. Một chiếc xe ca đi đón khách, người phụ xe đập tay vào thành xe ầm ầm để xin đường khiến dòng người dạt về hai phía.
Một thanh niên đi xe đạp, đèo hai két bia đang giơ tay xin đường rẽ trái. Bỗng “uỳnh” một tiếng, anh học sinh lách vội, va phải bánh sau làm xe chở bia đổ nhào.
“Xoảng…xoảng”, két bia rơi xuống mặt đường. Nước bia trào ra tung tóe. Mảnh chai nhọn sắc vương vãi ra mặt đường. Hai người và xe kèo co nhau mãi một hồi rồi cũng nâng xe lên vỉa hè. Dòng người vẫn đi, chẳng ai để ý đến đoạn đường đầy mảnh chai. Họ chỉ né tránh cho bánh xe không chạm vào các mảnh vỡ.
- Ôi dào, để thế mà đi được!
- Một bà cụ bán nước ở vỉa hè thốt lên. Cụ đăm đắm nhìn đám mảnh chai trên đường, vẻ ái ngại.
Một lúc sau, bà cụ quay vào trong nhà cầm chổi và cái hốt rác. Tấm lưng còng của cụ chậm rãi đi xuống lòng đường, đến chỗ mảnh chai vương vãi. Cụ ngồi xuống, lấy chổi quét gom lại, gạt mảnh chai vào hót rác. Chợt bên kia đường có tiếng la:
- Thằng Tâm đâu, ra giúp bà một tay đi chứ!
Một cậu bé ở trần, mặc quần đùi chừng mười tuổi chạy ra. Cậu đỡ bà cụ đứng lên, dìu cụ vào vỉa hè. Đoạn, cậu quay trở lại bê cái hốt rác chứa mảnh chai xuống cuối phố, đổ vào thùng rác công cộng.
Tất cả những chuyện ấy, em đứng trước cửa nhà được nhìn thấy từ đầu đến cuối. Bỗng một câu hỏi tự nhiên hiện lên trong đầu em: “Sao mình không nhanh chân cùng ra giúp bà cụ làm việc ấy nhỉ?”
*Ý nghĩa câu chuyện: Mỗi người khi tham gia giao thông cần có ý thức chấp hành luật lệ giao thông. Đồng thời cũng cần có ý thức giữ gìn vệ sinh chung, biết suy nghĩ cho lợi ích chung của mọi người giống như bà cụ hàng nước và cậu bé Tâm dọn dẹp mảnh vỏ chai trên đường để giữ vệ sinh và tránh nguy hiểm cho những người tham gia giao thông có thể giẫm vào.
Nhà tài trợ đặc biệt của Cách Mạng
Nội dung:
Biểu dương một công dân yêu nước, một nhà tư sản đã trợ giúp Cách mạng rất nhiều tiền bạc, tài sản trong thời kì Cách mạng gặp khó khăn về tài chính.
Lời giải chi tiết
1. Kể lại những đóng góp to lớn và liên tục của ông Thiện qua các thời kì:
a) Trước Cách mạng.
b) Khi Cách mạng thành công.
c) Trong kháng chiến.
d) Sau khi hoà bình lập lại.
Gợi ý:
a) Đọc kĩ đoạn văn thứ 2
b) Đọc kĩ đoạn văn thứ 3
c) Đọc kĩ đoạn văn thứ 4
d) Đọc kĩ đoạn văn thứ 4
Trả lời:
a) Trước Cách mạng năm 1943, ông ủng hộ quỹ Đảng 3 vạn đồng Đông Dương.
b) Khi Cách mạng thành công, năm 1945, trong Tuần lễ Vàng, ông ủng hộ Chính phù 64 lạng vàng, góp vào Quỹ Độc lập Trung ương 10 vạn đồng Đông Dương.
c) Trong kháng chiến chống thực dân Pháp: gia đình ông ủng hộ cán bộ, bộ đội Khu II hàng trăm tấn thóc.
d) Sau hòa bình lập lại, ông hiến toàn bộ đồn điền Chi Nê cho Nhà nước.
2. Việc làm của ông Thiện thể hiện những phẩm chất gì?
Gợi ý:
Suy nghĩ xem việc sẵn sàng đóng góp khi đất nước gặp cảnh nguy khốn thể hiện phẩm chất gì?
Trả lời:
Việc làm của ông Thiện cho thấy ông là một công dân yêu nước, có tấm lòng vì đại nghĩa, sẵn sàng hiến tặng số tài sản rất lớn của mình cho Cách mạng vì mong muốn được góp sức mình vào sự nghiệp chung.
3. Từ câu chuyện trên, em suy nghĩ như thế nào về trách nhiệm của công dân với đất nước ?
Trả lời:
Từ câu chuyện này, em suy nghĩ là người công dân có trách nhiệm góp công, góp của vào sự nghiệp xây dựng vào bảo vệ Tổ quốc.
Tập làm văn: Tả người
Chọn một trong các đề bài sau:
1. Tả một ca sĩ đang biểu diễn.
2. Tả một nghệ sĩ hài mà em yêu thích.
3. Hãy tưởng tượng và tả lại một nhân vật trong truyện em đã đọc.
Gợi ý:
Dàn bài chung cho bài văn tả người:
A. Mở bài: Giới thiệu về người được tả
B. Thân bài
- Tả ngoại hình của người được tả (Khuôn mặt, mái tóc, làn da, dáng vẻ,...)
- Tả hoạt động của người được tả
C. Kết bài: Tình cảm của em với người được tả.
Trả lời:
Đề 1. Tả một ca sĩ đang biểu diễn.
Chương trình sinh nhật VTV3 tròn 10 tuổi được tổ chức tại trường quay S9. Sân khấu được trang hoàng thật đẹp. Ánh sáng lung linh vừa làm cho khung cảnh vừa kì ảo vừa lộng lẫy. Chương trình sinh nhật VTV3 có rất nhiều ca sĩ biểu diễn, nhưng em thích nhất là cô Mỹ Tâm và bài hát cô thể hiện.
Sau lời giới thiệu của chú Lại Văn Sâm, cô Mỹ Tâm tươi tắn bước ra sân khấu trong những tràng pháo tay giòn giã. Năm nay cô đã ngoài 30 tuổi nhưng vẫn còn trẻ trung và xinh đẹp lắm. Dáng người cô cao dong dỏng. Chiếc váy màu hồng ôm lấy thân hình thon thả của cô. Ánh đèn sân khấu làm cho cô thêm xinh đẹp. Đến giữa sân khấu, cô cúi chào khán giả. Một tràng pháo tay nữa lại vang lên. Cô Mỹ Tâm khẽ nhún nhảy, đầu lắc lư theo điệu nhạc. Cô đưa tay lên vuốt mái tóc màu hạt dẻ. Cô Mỹ Tâm cất tiếng hát. Giọng hát của cô vút cao. Cả trường quay chìm trong im lặng. Ánh đèn sân khấu hắt lên làm khuôn mặt cô rạng ngời. Hai má ửng hồng, cô mỉm cười với khán giả. Có lúc cô đưa tay lên, nháy mắt một cái rất điệu. Trông cô như một chú chim họa mi đáng yêu. Rồi cô xoay một vòng, mái tóc tung bay: “Họa mi, họa mi hót giữa bầu trời xanh…”. Giọng hát của cô vút lên hòa cùng điệu nhạc sôi động. Tiếng đàn, tiếng hát vừa ngừng, cả trường quay như muốn nổ tung bởi tiếng vỗ tay nồng nhiệt của khán giả.
Nhạc vừa dứt, cô Mỹ Tâm cúi chào khán giả rồi đi vào. Hình ảnh cô Mỹ tâm với bài hát Họa mi tóc nâu đã làm em nhớ mãi. Em mong sao sẽ được xem cô Mỹ Tâm biểu diễn nhiều tiết mục hay hơn nữa.
Đề 2. Tả một nghệ sĩ hài mà em yêu thích.
Cứ đến sáng thứ bảy, cả gia đình em lại chờ đón chương trình Gặp nhau cuối tuần của Đài Truyền hình Việt Nam. Đúng mười giờ, một bản nhạc quen thuộc vang lên, tiếp đó một nhóm nghệ sĩ hài cúi đầu chào ra mắt khán giá. Cu Bi nhà em kêu lên: “Cô Vân Dung kia kìa”. Nghệ sĩ hài Vân Dung được cả gia đình em yêu thích.
Để chào khán giả, cô đi một vòng quanh sân khấu. Dáng cô dong dỏng cao, mềm mại trong bộ áo dài tứ thân đang bay bay. Đầu vấn tóc đuôi gà.Nhìn dáng điệu cô ai cũng muốn cười. Ô kìa! Hôm nay cô hoá trang trông ngồ ngộ làm sao, môi và má đỏ choét, dưới cằm lại có một mụn ruồi rất to. Thì ra cô đang hoá thân trong vai Thị Mầu lên Chùa.
Mọi khi xem cô biểu diễn, em chỉ thấy cô hay nhập vai bà già hoặc một bà cô cau có khó tính, nhưng hôm nay trông cô hoàn toàn mới lạ từ dáng đi, lời nói đều thế hiện sự đỏng đảnh của một cô gái con quan nhà giàu nhưng lại thích một chú tiểu trong chùa. Những động tác lẳng lơ của cô như cầm tay, ghé sát người vào chú tiểu đều toát lên sự nhuần nhuyễn, thành thục trong sự nhập vai của mình. Em xem cô biểu diễn mà cứ tưởng như mình đang xem vở chèo Quan Âm Thị Kính do cô Vân Quyền biểu diễn. Cả nhà em không ai bảo ai đều vỗ tay khen ngợi, cổ vũ cô. Dường như cô cũng hiểu được điều đó hay sao, sự diễn xuất của cô càng sinh động hơn, uyển chuyển hơn. Rồi bất ngờ cô cất lên một làn điệu chèo nghe thật ngọt tai. Em ngỡ ngàng vì đây là lần đầu tiên được nghe cô hát, không ngờ cô Vân Dung lại hát hay đến thế. Sau màn trêu ghẹo Thị Kính, cô Vân Dung lại múa lượn một vòng quanh sân khấu, tay cầm quạt phe phẩy, tay kia cầm oản khiến cả nhà em có một trận cười bể bụng.
Cô Vân Dung quả là một nghệ sĩ hài tài ba, bằng diễn xuất của mình cô đã đem lại cho mọi người những phút thư giãn đầy thú vị. Em mong rằng thứ bảy tuần nào cũng được xem cô biểu diễn.
Đề 3. Hãy tưởng tượng và tả lại một nhân vật trong truyện em đã đọc.
- Bà ơi! Tấm và Cám như thế nào? Bà kể đi bà …
- Tấm là chị, Cám là em. Hai cô là chị em cùng cha khác mẹ. Tấm xinh đẹp, nết na, có mái tóc đen nhánh, đôi mắt mở to đen láy. Tấm hay làm, phúc hậu lắm. Tội nghiệp, thương lắm, Tấm mồ côi mẹ. Còn Cám là con bà dì ghẻ. Mẹ Cám hung ác nên Cám có cái mồm nhọn như mõm chuột, hai cái tai bé tí, gian tham và ranh ma!...
Bà mất đã 6 năm, nhưng câu chuyện Tấm Cám bà kể năm em lên bốn đến nay em vẫn còn nhớ. Nhiều đêm nằm mơ, em vẫn còn hình dung được bàn tay, đôi chân, giọng nói, nụ cười và gương mặt của Tấm.
Tấm có mái tóc dài, dài chấm lưng và đen nhánh. Đôi bàn tay khéo léo, nhanh nhẹn nên bữa nào mụ dì ghẻ bắt đi mò cua bắt tép Tấm cũng bắt được nhiều hơn Cám. Tấm thật thà, tốt bụng, cả tin nên đã bị cô em gian xảo đánh lừa trút hết cua ốc tôm tép.
Ở hiền nên Tấm gặp lành. Tấm có con cá bống làm bạn khi đang sống trong cảnh ngộ tủi nhục, cô đơn. Tiếng Tấm dịu hiền gọi Bống làm em cảm động lắm : "Bống bống bang bang, lên ăn cơm vàng cơm bạc nhà ta, chớ ăn cơm hẩm cháo hoa nhà người". Nhưng rồi con cá bống đáng yêu đó cũng bị mẹ con mụ dì ghẻ độc ác giết chết.
- Bà ơi? Chị Tấm có được đi hội không hở bà? Chị Tấm có được gặp Hoàng tử không hở bà?
- Mụ dì ghẻ đổ thóc trộn vào một đấu gạo, mụ bắt Tấm nhặt thóc. Mụ không muốn cho Tấm đi hội. Mụ chỉ muốn Cám, con gái ruột của mụ được gặp Hoàng tử thôi…
Tiếng bà kể, em vẫn nhớ. Bụt đã sai đàn chim sẻ bay xuống nhặt thóc giúp Tấm, Bụt ban cho Tấm một bộ lụa hồng để mặc đi hội. Trong bộ quần áo lụa hồng Tấm đẹp như cô tiên giáng trần làm Hoàng tử say đắm . Trong lúc chạy vội về Tấm đánh rơi giày. Sau đó, Hoàng tử đã tìm được giày của Tấm. Tấm được yêu cầu thử giày. Hoàng tử đưa Tấm về cung cưới làm vợ.
Mẹ con dì ghẻ đã lập mưu giết chết Tấm để cướp ngôi hoàng hậu. Con Vàng Anh biết nói tiếng người, trái thị thơm mà bà bảo kiếp đời cô Tấm đó: "Thị thơm, thị rụng bị bà/ Bà để bà ngửi, chứ bà không ăn"… Những ngày tháng Tấm ở với bà cụ hàng nước là những ngày tháng ấm áp nhất đối với Tấm. Tấm được sống trong tình thương mẹ con. Bàn tay của Tấm nõn nà khéo léo như búp ngọc, lúc bổ cau, lúc têm trầu. Chính miếng trầu cánh phượng mà Tấm têm sáng hôm ấy đã làm cho Hoàng tử nhận ra người đẹp sau bao lần hóa kiếp.
- Có chuyện ông Tơ bà Nguyệt không hở bà ?
- Có chứ ! Bụt là ông Tơ Hồng xe duyên cho Tấm và Hoàng tử nên vợ nên chồng đó.
Năm nay, em đã 10 tuổi, nhiều đêm nằm mơ, em vẫn gặp cô Tấm – Hoàng hậu xinh đẹp trong truyện cổ tích bà kể ngày xưa
Luyện từ và câu: Nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ
I - Nhận xét
1. Tìm câu ghép trong đoạn trích sau:
Trong hiệu cắt tóc, anh công nhân l-va-nốp đang chờ tới lượt mình thì cửa phòng lại mở, một người nữa tiến vào... Một lát sau, l-va-nốp đứng dậy nói: "Đồng chí Lê-nin, giờ đã đến lượt tôi. Tuy đồng chí không muốn làm mất trật tự, nhưng tôi có quyền nhường chỗ và đổi chỗ cho đồng chí. Đó là quyền của tôi."
Mọi người đều cho là l-va-nốp nói rất đúng. Lê-nin không tiện từ chối, đồng chí cảm ơn l-va-nốp và ngồi vào ghế cắt tóc.
Theo HỒ LÃNG
Gợi ý:
Câu ghép là câu có từ hai cụm chủ - vị trở lên.
Trả lời:
Có 3 câu ghép trong đoạn trích
Câu 1:... anh công nhân I-va-nốp đang chờ tới lượt mình thì cửa phòng lại mở, một người nữa tiến vào...
Câu 2: Tuy đồng chí không muốn làm mất trật tự, nhưng tôi có quyền nhường chỗ và đổi chỗ cho đồng chí.
Câu 3: Lê-nin không tiện từ chối, đồng chí cảm ơn I-va-nốp và ngồi vào ghế cắt tóc.
2. Xác định các vế câu trong từng câu ghép.
Trả lời:
Câu 1: Trong hiệu cắt tóc, anh công nhân I-va-nốp đang chờ tới lượt mình / thì cửa phòng lại mở / một người nữa tiến vào.
Câu 2: Tuy đồng chí không muốn làm mất trật tự/ nhưng tôi có quyền nhường chỗ và đổi chỗ cho đồng chí.
Câu 3: Lênin không tiện từ chối / đồng chí cảm ơn I-va-nốp và ngồi vào ghế cắt tóc.
3. Cách nối các vế câu trong những câu ghép nói trên có gì khác nhau ?
Trả lời:
Câu 1: Vế 1 và 2 nối với nhau bằng quan hệ từ thì - vế 2 và 3 nối với nhau trực tiếp (giữa 2 vế có dấu phẩy).
Câu 2: Vế 1 và 2 nối với nhau bằng quan hệ từ tuy... nhưng.
Câu 3: Vế 1 và 2 nối trực tiếp (giữa 2 vế có dấu phẩy).
II - Luyện tập
1. Tìm câu ghép trong đoạn văn dưới đây. Xác định các vế câu và các cặp quan hệ từ trong câu.
Nếu trong công tác, các cô, các chú được nhân dân ủng hộ, làm cho dân tin, dân phục, dân yêu thì nhất định các cô, các chú thành công. Muốn được như vậy, phải trau dồi đạo đức cách mạng.
HỒ CHÍ MINH
Gợi ý:
- Câu ghép là câu có từ hai cụm chủ - vị trở lên.
- Xác định các thành phần chủ - vị trong câu rồi tìm quan hệ từ nối các vế câu.
Trả lời:
Câu 1 là câu ghép có 2 vế câu
Nếu trong công tác, các cô, các chú được nhân dân ủng hộ, làm cho dân tin, dân phục, dân yêu // thì nhất định các cô, các chú thành công.
Cặp quan hệ từ trong câu là: nếu... thì.
2. Trong hai câu ghép ở cuối đoạn văn dưới đây, tác giả đã lược bớt quan hệ từ. Hãy khôi phục lại những từ bị lược và giải thích vì sao tác giả lược các từ đó.
Thái hậu ngạc nhiên nói :
- Vũ Tán Đường hết lòng vì ông, sao không tiến cử ?
Tô Hiến Thành tâu :
- (...) Thái hậu hỏi người hầu hạ giỏi thì thần xin cử Vũ Tán Đường. Còn Thái hậu hỏi người tài ba giúp nước (...) thần xin cử Trần Trung Tá.
Theo QUỲNH CƯ - ĐỖ ĐỨC HÙNG
Trả lời:
(Nếu) Thái hậu hỏi người hầu hạ giỏi thì thần xin cử Vũ Tán Đường. Còn Thái hậu hỏi người tài ba giúp nước (thì) thần xin cử Trần Trung Tá.
-> Tác giả lượt bớt các từ trên để câu văn gọn, tránh lặp. Tuy lượt bớt nhưng người đọc vẫn hiểu được.
3. Tìm quan hệ từ thích hợp với mỗi chỗ trống :
a) Tấm chăm chỉ, hiền lành ... Cám thì lười biếng, độc ác.
b) Ông đã nhiều lần can gián ... vua không nghe.
c) Mình đến nhà bạn ... bạn đến nhà mình ?
Trả lời:
a) Tấm luôn chăm chỉ, hiền lành còn Cám thì lười biếng, độc ác.
b) Ông đã nhiều lần can gián nhưng vua không nghe
c) Mình đến nhà bạn hay bạn đến nhà mình?
Tập làm văn: Lập chương trình hoạt động trang 23
Câu hỏi:
1. Đọc câu chuyện "Một buổi sinh hoạt tập thể" (Trang 23-24 - Sách giáo khoa) và trả lời câu hỏi:
a) Các bạn trong lớp tổ chức buổi liên hoan văn nghệ nhằm mục đích gì ?
b) Để tổ chức buổi liên hoan, cần làm những việc gì ? Lớp trưởng đã phân công như thế nào ?
c) Hãy thuật lại diễn biến của buổi liên hoan.
Gợi ý:
a) Đọc kĩ đoạn văn thứ nhất và thứ hai.
b) Đọc kĩ đoạn văn thứ ba.
c) Đọc kĩ đoạn văn thứ tư.
Trả lời:
a) Các bạn trong lớp tổ chức buổi liên hoan văn nghệ nhằm mục đích chúc mừng các thầy cô giáo nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, bày tỏ lòng biết ơn với thầy, cô.
b) Để tổ chức buổi liên hoan cần chuẩn bị:
- Bánh kẹo, hoa quả, chén đĩa..
- Báo tường
- Chương trình văn nghệ Phân công:
- Bánh kẹo, hoa quả, chén đĩa: Tâm, Phượng và các bạn nữ.
- Trang trí lớp học: Trung, Nam, Sơn
- Các tiết mục (dẫn chương trình Thu Hương):
+ Kịch câm - Tuấn
+ Kéo đàn - Huyền Phương
c) Thuật lại diễn biến buổi liên hoan: Buổi liên hoan diễn ra rất vui vẻ. Mở đầu là chương trình văn nghệ. Thu Hương dẫn chương trình, Tuấn Béo biểu diễn kịch câm, Huyền Phượng kéo đàn... Cuối cùng thầy chủ nhiệm phát biểu khen báo tường của lớp hay, khen các tiết mục biểu diễn tự nhiên, buổi liên hoan tổ chức chu đáo.
2. Giả sử em là lớp trưởng trong câu chuyện trên, em hãy lập chương trình hoạt động của lớp để tổ chức buổi liên hoan văn nghệ chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11.
Gợi ý:
Dựa vào bài văn để xây dựng hoạt động dựa trên ba nội dung chính sau.
- Mục đích.
- Phân công chuẩn bị.
- Chương trình cụ thể.
Trả lời:
Chương trình liên hoan văn nghệ chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 (lớp 5A)
I. Mục đích
Chúc mừng và bày tỏ lòng biết ơn thầy, cô.
II. Phân công chuẩn bị
1. Bánh kẹo, hoa quả, chén đĩa, hoa,...: Tâm, Phượng...
2. Trang trí: Trung, Nam, Sơn
3. Báo: Thủy Minh và ban biên tập
Tiết mục văn nghệ:
- Dẫn chương trình: Thu Hương
- Kịch câm: Tuấn
- Kéo đàn: Huyền Phương
- Múa: tổ 2
- Tam ca nữ: Mai, Huệ, Linh
- Hoạt cảnh kịch: Lòng dân (tổ 4)
5. Dọn lớp sau buổi lễ: cả lớp.
III. Chương trình cụ thể
1. Phát biểu chúc mừng và tặng hoa thầy cô: Thủy Minh
2. Giới thiệu báo tường: Dũng
3. Liên hoan văn nghệ - Ăn bánh ngọt, uống nước.
- Giới thiệu chương trình Văn Nghệ chào mừng thầy cô: Thu Hương
- Biểu diễn:
+ Kịch câm
+ Kéo đàn vi-ô-lông
+ Múa
+ Tam ca nữ
+ Hoạt cảnh kịch
Kết thúc: Thầy chủ nhiệm phát biểu.
TUẦN 20 : BÀI THÁI SƯ TRẦN THỦ ĐỘ
Tập đọc: Thái Sư Trần Thủ Độ
Nội dung:
Ca ngợi thái sư Trần Thủ Độ - một người cư xử gương mẫu, nghiêm minh, không vì tình riêng mà làm sai phép nước.
1. Khi có người muốn xin chức câu đương, Trần Thủ Độ đã làm gì?
Trả lời:
Khi có người muốn xin chức câu đương, Trần Thủ Độ đồng ý nhưng yêu cầu chặt một ngón chân người đó để phân biệt với các câu đương khác.
2. Trước việc làm của người quân hiệu, Trần Thủ Độ xử lí ra sao ?
Trả lời:
Trước việc làm của người quân hiệu, Trần Thủ Độ không những không trách móc mà còn thưởng cho vàng lụa.
3. Khi biết có viên quan tâu với vua rằng mình chuyên quyền, Trần Thủ Độ nói thế nào?
Trả lời:
Khi biết có viên quan tâu với vua rằng mình chuyên quyền thì Trần Thủ Độ nhận lỗi và xin vua ban thưởng cho viên quan dám nói thẳng.
4. Những lời nói và việc làm của Trần Thủ Độ cho thấy ông là người như thế nào ?
Gợi ý:
Nhớ lại cách xử lý của Trần Thủ Độ trước chuyện chức câu đương, chuyện người quân hiệu và chuyện mình chuyên quyền cho thấy được phẩm chất gì của ông?
Trả lời:
Những lời nói và việc làm của Trần Thủ Độ đủ cho thấy ông là người cư xử nghiêm minh, không vì tình riêng, nghiêm khắc với bản thân, luôn đề cao kỉ cương, phép nước
Chính tả: Cánh cam lạc mẹ
1.Nghe - viết: Cánh cam lạc mẹ
Gió xô vào vườn hoang;
Giữa bao nhiêu gai góc ;
Lũ ve sầu kêu ran.
Chiều nhạt nắng trắng sương
Trời rộng xanh như bể
Tiếng cánh cam gọi mẹ
Khản đặc trên lối mòn.
Bọ dừa dừng nấu cơm
Cào cào ngừng giã gạo
Xén tóc thôi cắt áo
Đều báo nhau đi tìm.
Khu vườn hoang lặng im
Bỗng râm ran khắp lối
Có điều ai cũng nói
Cánh cam về nhà tôi.
2. Tìm chữ cái thích hợp với mỗi ô trống :
a) R, d hay gi ?
Giữa cơn hoạn nạn
Một chiếc thuyền ...a đến ...ữa ...òng sông thì bị ...ò. Chỉ trong nháy mắt, thuyền đã ngập nước.
Hành khách nhốn nháo, hoảng hốt, ai nấy ...a sức tát nước, cứu thuyền. ...uy chỉ có một anh chàng vẫn thản nhiên, coi như không có chuyện gì xảy ...a. Một người khách thấy vậy, không ...ấu nổi tức ...ận, bảo:
- Thuyền sắp chìm xuống đáy sông ...ồi, sao anh vẫn thản nhiên vậy ?
Anh chàng nọ trả lời :
- Việc gì phải lo nhỉ ? Thuyền này đâu có phải của tôi !
TRUYỆN VUI DÂN GIAN
b)O hay ô (thêm dấu thanh thích hợp) ?
Cánh rừng mùa đông
Cánh rừng mùa đ..ng trơ trụi. Những thân cây khẳng khiu vươn nhánh cành kh... xác trên nền trời xám xịt. Trong h...c cây, mấy gia đình chim hoạ mi, chim g... kiến ẩn náu. Con nào con nấy gầy xơ xác, l... đầu ra nhìn trời bằng những cặp mắt ngơ ngác buồn. Bác gấu đen nằm co quắp tr...ng hang. H...i cuối thu, bác ta béo núng nính, lông mượt, da căng tr...n như m...t trái sim chín, vậy mà bây giờ teo tóp, lông lởm chởm trông thật tội nghiệp.
TRẦN HOÀI DƯƠNG
a)điền chữ cái r, d, gi thích hợp vào chỗ trống.
b)điền o hoặc ô thích hợp (chú ý thêm dấu thanh)
Trả lời:
a)R, d hay gi ?
Giữa cơn hoạn nạn
Một chiếc thuyền ra đến giữa dòng sông thì bị rò. Chỉ trong nháy mắt, thuyền đã ngập nước.
Hành khách nhốn nháo, hoảng hốt, ai nấy ra sức tát nước, cứu thuyền. Duy chỉ có một anh chàng vẫn thản nhiên, coi như không có chuyện gì xảy ra. Một người khách thấy vậy, không giấu nổi tức giận, bảo:
- Thuyền sắp chìm xuống đáy sông rồi, sao anh vẫn thản nhiên vậy ?
Anh chàng nọ trả lời :
- Việc gì phải lo nhỉ ? Thuyền này đâu có phải của tôi !
TRUYỆN VUI DÂN GIAN
b)O hay ô (thêm dấu thanh thích hợp) ?
Cánh rừng mùa đông
Cánh rừng mùa đông trơ trụi. Những thân cây khẳng khiu vươn nhánh cành khô xác trên nền trời xám xịt. Trong hốc cây, mấy gia đình chim hoạ mi, chim gõ kiến ẩn náu. Con nào con nấy gầy xơ xác, ló đầu ra nhìn trời bằng những cặp mắt ngơ ngác buồn. Bác gấu đen nằm co quắp trong hang. Hồi cuối thu, bác ta béo núng nính, lông mượt, da căng tròn như một trái sim chín, vậy mà bây giờ teo tóp, lông lởm chởm trông thật tội nghiêp.
TRẦN HOÀI DƯƠNG
Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ: Công dân
1. Dòng nào dưới đây nêu đúng nghĩa của từ công dân ?
a) Người làm việc trong cơ quan nhà nước.
b) Người dân của một nước, có quyền lợi và nghĩa vụ với đất nước.
c) Người lao động chân tay làm công ăn lương.
Trả lời:
Dòng b: “Người dân của một nước, có quyền lợi và nghĩa vụ với đất nước” nêu đúng nghĩa của từ công dân.
2. Xếp những từ chứa tiếng công cho dưới đây vào nhóm thích hợp: công dân, công nhân, công bằng, công cộng, công lí, công nghiệp, công chúng, công minh, công tâm
a) Công có nghĩa là "của nhà nước, của chung".
b) Công có nghĩa là "không thiên vị".
c) Công có nghĩa là "thợ, khéo tay".
Trả lời:
3. Tìm trong các từ cho dưới đây những từ đồng nghĩa với công dân: đồng bào, nhân dân, dân chúng, dân tộc, dân, nông dân, công chúng
Gợi ý:
Công dân là người dân của một nước, có quyền lợi và nghĩa vụ đối với đất nước.
Trả lời:
Những từ đồng nghĩa với công dân: nhân dân, dân chúng, dân.
Những từ không đồng nghĩa với công dân: đồng bào, dân tộc, nông dân, công chúng.
4. Có thể thay từ công dân trong câu nói dưới đây của nhân vật Thành (Người công dân số Một) bằng các từ đồng nghĩa với nó được không ? Vì sao ?
Làm thân nô lệ mà muốn xoá bỏ kiếp nô lệ thì sẽ thành công dân, còn yên phận nô lệ thì mãi mãi là đầy tớ cho người ta...
Gợi ý:
Thử thay từ công dân bằng một số từ đồng nghĩa với nó như nhân dân, dân chúng, dân xem có làm thay đổi ý nghĩa và sắc thái biểu cảm trong câu hay không?
Trả lời:
Trong câu đã nêu, không thể thay thế từ công dân bằng những từ đồng nghĩa như: nhân dân, dân chúng, dân. Vì từ công dân có hàm ý là chỉ người dân của một nước độc lập, khác với các từ nhân dân, dân chúng, dân là chỉ con người của một đất nước nói chung.
Kể chuyện đã nghe, đã đọc
Để bài: Kể một câu chuyện em đã nghe hoặc đã đọc về những tấm gương sống, làm việc pháp luật, theo nếp sống văn minh.
Gợi ý:
1. Thế nào là sống, làm việc theo pháp luật, theo nếp sống văn minh ?
a) Thực hiện đúng quy định của pháp luật, quy ước của cộng đồng, ví dụ: anh cảnh vệ Lý Phúc Nha hỏi giấy tờ của Bác Hồ (Bảo vệ như thế là rất tốt - Tiếng Việt 2, tập hai); thiếu nhi giữ gìn trật tự, vệ sinh nơi công cộng, chấp hành luật lệ giao thông.
b) Yêu chuộng công lí, đấu tranh thực hiện công lí, ví dụ: nhân vật Mồ Côi xử kiện, đem lại sự công bằng cho người dân (Mồ Côi xử kiện - Tiếng Việt 3, tập một).
c) Đấu tranh chống vi phạm pháp luật, ví dụ: nhân vật chú bé gác rừng đã phát hiện, ngăn chặn hành vi phá rừng cùa kẻ xấu (Người gác rừng tí hon - Tiếng việt 5, tập một); thiếu nhi tham gia bảo vệ các công trình công cộng, các di tích lịch sử - văn hoá, bảo vệ môi trường.
2. Pháp luật: những quy định của Nhà nước mà mọi người phải tuân theo.
Cách kể chuyện:
+ Giới thiệu câu chuyện :
• Nêu tên câu chuyện.
• Nêu tên nhân vật.
+ Kể diễn biến của câu chuyện, nhấn mạnh vào các suy nghĩ, hành động của nhân vật thể hiện ý thức sống, làm việc theo pháp luật, theo nếp sống văn minh.
3. Trao đổi với các bạn về ý nghĩa của câu chuyện.
Trả lời:
Bài tham khảo
Đường phố buổi sáng vào giờ cao điểm, người đông như nước chảy. Xe đạp nối đuôi nhau không ngớt. Xe máy bấm còi inh ỏi. Một chiếc xe ca đi đón khách, người phụ xe đập tay vào thành xe ầm ầm để xin đường khiến dòng người dạt về hai phía.
Một thanh niên đi xe đạp, đèo hai két bia đang giơ tay xin đường rẽ trái. Bỗng “uỳnh” một tiếng, anh học sinh lách vội, va phải bánh sau làm xe chở bia đổ nhào.
“Xoảng…xoảng”, két bia rơi xuống mặt đường. Nước bia trào ra tung tóe. Mảnh chai nhọn sắc vương vãi ra mặt đường. Hai người và xe kèo co nhau mãi một hồi rồi cũng nâng xe lên vỉa hè. Dòng người vẫn đi, chẳng ai để ý đến đoạn đường đầy mảnh chai. Họ chỉ né tránh cho bánh xe không chạm vào các mảnh vỡ.
- Ôi dào, để thế mà đi được!
- Một bà cụ bán nước ở vỉa hè thốt lên. Cụ đăm đắm nhìn đám mảnh chai trên đường, vẻ ái ngại.
Một lúc sau, bà cụ quay vào trong nhà cầm chổi và cái hốt rác. Tấm lưng còng của cụ chậm rãi đi xuống lòng đường, đến chỗ mảnh chai vương vãi. Cụ ngồi xuống, lấy chổi quét gom lại, gạt mảnh chai vào hót rác. Chợt bên kia đường có tiếng la:
- Thằng Tâm đâu, ra giúp bà một tay đi chứ!
Một cậu bé ở trần, mặc quần đùi chừng mười tuổi chạy ra. Cậu đỡ bà cụ đứng lên, dìu cụ vào vỉa hè. Đoạn, cậu quay trở lại bê cái hốt rác chứa mảnh chai xuống cuối phố, đổ vào thùng rác công cộng.
Tất cả những chuyện ấy, em đứng trước cửa nhà được nhìn thấy từ đầu đến cuối. Bỗng một câu hỏi tự nhiên hiện lên trong đầu em: “Sao mình không nhanh chân cùng ra giúp bà cụ làm việc ấy nhỉ?”
*Ý nghĩa câu chuyện: Mỗi người khi tham gia giao thông cần có ý thức chấp hành luật lệ giao thông. Đồng thời cũng cần có ý thức giữ gìn vệ sinh chung, biết suy nghĩ cho lợi ích chung của mọi người giống như bà cụ hàng nước và cậu bé Tâm dọn dẹp mảnh vỏ chai trên đường để giữ vệ sinh và tránh nguy hiểm cho những người tham gia giao thông có thể giẫm vào.
Nhà tài trợ đặc biệt của Cách Mạng
Nội dung:
Biểu dương một công dân yêu nước, một nhà tư sản đã trợ giúp Cách mạng rất nhiều tiền bạc, tài sản trong thời kì Cách mạng gặp khó khăn về tài chính.
Lời giải chi tiết
1. Kể lại những đóng góp to lớn và liên tục của ông Thiện qua các thời kì:
a) Trước Cách mạng.
b) Khi Cách mạng thành công.
c) Trong kháng chiến.
d) Sau khi hoà bình lập lại.
Gợi ý:
a) Đọc kĩ đoạn văn thứ 2
b) Đọc kĩ đoạn văn thứ 3
c) Đọc kĩ đoạn văn thứ 4
d) Đọc kĩ đoạn văn thứ 4
Trả lời:
a) Trước Cách mạng năm 1943, ông ủng hộ quỹ Đảng 3 vạn đồng Đông Dương.
b) Khi Cách mạng thành công, năm 1945, trong Tuần lễ Vàng, ông ủng hộ Chính phù 64 lạng vàng, góp vào Quỹ Độc lập Trung ương 10 vạn đồng Đông Dương.
c) Trong kháng chiến chống thực dân Pháp: gia đình ông ủng hộ cán bộ, bộ đội Khu II hàng trăm tấn thóc.
d) Sau hòa bình lập lại, ông hiến toàn bộ đồn điền Chi Nê cho Nhà nước.
2. Việc làm của ông Thiện thể hiện những phẩm chất gì?
Gợi ý:
Suy nghĩ xem việc sẵn sàng đóng góp khi đất nước gặp cảnh nguy khốn thể hiện phẩm chất gì?
Trả lời:
Việc làm của ông Thiện cho thấy ông là một công dân yêu nước, có tấm lòng vì đại nghĩa, sẵn sàng hiến tặng số tài sản rất lớn của mình cho Cách mạng vì mong muốn được góp sức mình vào sự nghiệp chung.
3. Từ câu chuyện trên, em suy nghĩ như thế nào về trách nhiệm của công dân với đất nước ?
Trả lời:
Từ câu chuyện này, em suy nghĩ là người công dân có trách nhiệm góp công, góp của vào sự nghiệp xây dựng vào bảo vệ Tổ quốc.
Tập làm văn: Tả người
Chọn một trong các đề bài sau:
1. Tả một ca sĩ đang biểu diễn.
2. Tả một nghệ sĩ hài mà em yêu thích.
3. Hãy tưởng tượng và tả lại một nhân vật trong truyện em đã đọc.
Gợi ý:
Dàn bài chung cho bài văn tả người:
A. Mở bài: Giới thiệu về người được tả
B. Thân bài
- Tả ngoại hình của người được tả (Khuôn mặt, mái tóc, làn da, dáng vẻ,...)
- Tả hoạt động của người được tả
C. Kết bài: Tình cảm của em với người được tả.
Trả lời:
Đề 1. Tả một ca sĩ đang biểu diễn.
Chương trình sinh nhật VTV3 tròn 10 tuổi được tổ chức tại trường quay S9. Sân khấu được trang hoàng thật đẹp. Ánh sáng lung linh vừa làm cho khung cảnh vừa kì ảo vừa lộng lẫy. Chương trình sinh nhật VTV3 có rất nhiều ca sĩ biểu diễn, nhưng em thích nhất là cô Mỹ Tâm và bài hát cô thể hiện.
Sau lời giới thiệu của chú Lại Văn Sâm, cô Mỹ Tâm tươi tắn bước ra sân khấu trong những tràng pháo tay giòn giã. Năm nay cô đã ngoài 30 tuổi nhưng vẫn còn trẻ trung và xinh đẹp lắm. Dáng người cô cao dong dỏng. Chiếc váy màu hồng ôm lấy thân hình thon thả của cô. Ánh đèn sân khấu làm cho cô thêm xinh đẹp. Đến giữa sân khấu, cô cúi chào khán giả. Một tràng pháo tay nữa lại vang lên. Cô Mỹ Tâm khẽ nhún nhảy, đầu lắc lư theo điệu nhạc. Cô đưa tay lên vuốt mái tóc màu hạt dẻ. Cô Mỹ Tâm cất tiếng hát. Giọng hát của cô vút cao. Cả trường quay chìm trong im lặng. Ánh đèn sân khấu hắt lên làm khuôn mặt cô rạng ngời. Hai má ửng hồng, cô mỉm cười với khán giả. Có lúc cô đưa tay lên, nháy mắt một cái rất điệu. Trông cô như một chú chim họa mi đáng yêu. Rồi cô xoay một vòng, mái tóc tung bay: “Họa mi, họa mi hót giữa bầu trời xanh…”. Giọng hát của cô vút lên hòa cùng điệu nhạc sôi động. Tiếng đàn, tiếng hát vừa ngừng, cả trường quay như muốn nổ tung bởi tiếng vỗ tay nồng nhiệt của khán giả.
Nhạc vừa dứt, cô Mỹ Tâm cúi chào khán giả rồi đi vào. Hình ảnh cô Mỹ tâm với bài hát Họa mi tóc nâu đã làm em nhớ mãi. Em mong sao sẽ được xem cô Mỹ Tâm biểu diễn nhiều tiết mục hay hơn nữa.
Đề 2. Tả một nghệ sĩ hài mà em yêu thích.
Cứ đến sáng thứ bảy, cả gia đình em lại chờ đón chương trình Gặp nhau cuối tuần của Đài Truyền hình Việt Nam. Đúng mười giờ, một bản nhạc quen thuộc vang lên, tiếp đó một nhóm nghệ sĩ hài cúi đầu chào ra mắt khán giá. Cu Bi nhà em kêu lên: “Cô Vân Dung kia kìa”. Nghệ sĩ hài Vân Dung được cả gia đình em yêu thích.
Để chào khán giả, cô đi một vòng quanh sân khấu. Dáng cô dong dỏng cao, mềm mại trong bộ áo dài tứ thân đang bay bay. Đầu vấn tóc đuôi gà.Nhìn dáng điệu cô ai cũng muốn cười. Ô kìa! Hôm nay cô hoá trang trông ngồ ngộ làm sao, môi và má đỏ choét, dưới cằm lại có một mụn ruồi rất to. Thì ra cô đang hoá thân trong vai Thị Mầu lên Chùa.
Mọi khi xem cô biểu diễn, em chỉ thấy cô hay nhập vai bà già hoặc một bà cô cau có khó tính, nhưng hôm nay trông cô hoàn toàn mới lạ từ dáng đi, lời nói đều thế hiện sự đỏng đảnh của một cô gái con quan nhà giàu nhưng lại thích một chú tiểu trong chùa. Những động tác lẳng lơ của cô như cầm tay, ghé sát người vào chú tiểu đều toát lên sự nhuần nhuyễn, thành thục trong sự nhập vai của mình. Em xem cô biểu diễn mà cứ tưởng như mình đang xem vở chèo Quan Âm Thị Kính do cô Vân Quyền biểu diễn. Cả nhà em không ai bảo ai đều vỗ tay khen ngợi, cổ vũ cô. Dường như cô cũng hiểu được điều đó hay sao, sự diễn xuất của cô càng sinh động hơn, uyển chuyển hơn. Rồi bất ngờ cô cất lên một làn điệu chèo nghe thật ngọt tai. Em ngỡ ngàng vì đây là lần đầu tiên được nghe cô hát, không ngờ cô Vân Dung lại hát hay đến thế. Sau màn trêu ghẹo Thị Kính, cô Vân Dung lại múa lượn một vòng quanh sân khấu, tay cầm quạt phe phẩy, tay kia cầm oản khiến cả nhà em có một trận cười bể bụng.
Cô Vân Dung quả là một nghệ sĩ hài tài ba, bằng diễn xuất của mình cô đã đem lại cho mọi người những phút thư giãn đầy thú vị. Em mong rằng thứ bảy tuần nào cũng được xem cô biểu diễn.
Đề 3. Hãy tưởng tượng và tả lại một nhân vật trong truyện em đã đọc.
- Bà ơi! Tấm và Cám như thế nào? Bà kể đi bà …
- Tấm là chị, Cám là em. Hai cô là chị em cùng cha khác mẹ. Tấm xinh đẹp, nết na, có mái tóc đen nhánh, đôi mắt mở to đen láy. Tấm hay làm, phúc hậu lắm. Tội nghiệp, thương lắm, Tấm mồ côi mẹ. Còn Cám là con bà dì ghẻ. Mẹ Cám hung ác nên Cám có cái mồm nhọn như mõm chuột, hai cái tai bé tí, gian tham và ranh ma!...
Bà mất đã 6 năm, nhưng câu chuyện Tấm Cám bà kể năm em lên bốn đến nay em vẫn còn nhớ. Nhiều đêm nằm mơ, em vẫn còn hình dung được bàn tay, đôi chân, giọng nói, nụ cười và gương mặt của Tấm.
Tấm có mái tóc dài, dài chấm lưng và đen nhánh. Đôi bàn tay khéo léo, nhanh nhẹn nên bữa nào mụ dì ghẻ bắt đi mò cua bắt tép Tấm cũng bắt được nhiều hơn Cám. Tấm thật thà, tốt bụng, cả tin nên đã bị cô em gian xảo đánh lừa trút hết cua ốc tôm tép.
Ở hiền nên Tấm gặp lành. Tấm có con cá bống làm bạn khi đang sống trong cảnh ngộ tủi nhục, cô đơn. Tiếng Tấm dịu hiền gọi Bống làm em cảm động lắm : "Bống bống bang bang, lên ăn cơm vàng cơm bạc nhà ta, chớ ăn cơm hẩm cháo hoa nhà người". Nhưng rồi con cá bống đáng yêu đó cũng bị mẹ con mụ dì ghẻ độc ác giết chết.
- Bà ơi? Chị Tấm có được đi hội không hở bà? Chị Tấm có được gặp Hoàng tử không hở bà?
- Mụ dì ghẻ đổ thóc trộn vào một đấu gạo, mụ bắt Tấm nhặt thóc. Mụ không muốn cho Tấm đi hội. Mụ chỉ muốn Cám, con gái ruột của mụ được gặp Hoàng tử thôi…
Tiếng bà kể, em vẫn nhớ. Bụt đã sai đàn chim sẻ bay xuống nhặt thóc giúp Tấm, Bụt ban cho Tấm một bộ lụa hồng để mặc đi hội. Trong bộ quần áo lụa hồng Tấm đẹp như cô tiên giáng trần làm Hoàng tử say đắm . Trong lúc chạy vội về Tấm đánh rơi giày. Sau đó, Hoàng tử đã tìm được giày của Tấm. Tấm được yêu cầu thử giày. Hoàng tử đưa Tấm về cung cưới làm vợ.
Mẹ con dì ghẻ đã lập mưu giết chết Tấm để cướp ngôi hoàng hậu. Con Vàng Anh biết nói tiếng người, trái thị thơm mà bà bảo kiếp đời cô Tấm đó: "Thị thơm, thị rụng bị bà/ Bà để bà ngửi, chứ bà không ăn"… Những ngày tháng Tấm ở với bà cụ hàng nước là những ngày tháng ấm áp nhất đối với Tấm. Tấm được sống trong tình thương mẹ con. Bàn tay của Tấm nõn nà khéo léo như búp ngọc, lúc bổ cau, lúc têm trầu. Chính miếng trầu cánh phượng mà Tấm têm sáng hôm ấy đã làm cho Hoàng tử nhận ra người đẹp sau bao lần hóa kiếp.
- Có chuyện ông Tơ bà Nguyệt không hở bà ?
- Có chứ ! Bụt là ông Tơ Hồng xe duyên cho Tấm và Hoàng tử nên vợ nên chồng đó.
Năm nay, em đã 10 tuổi, nhiều đêm nằm mơ, em vẫn gặp cô Tấm – Hoàng hậu xinh đẹp trong truyện cổ tích bà kể ngày xưa
Luyện từ và câu: Nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ
I - Nhận xét
1. Tìm câu ghép trong đoạn trích sau:
Trong hiệu cắt tóc, anh công nhân l-va-nốp đang chờ tới lượt mình thì cửa phòng lại mở, một người nữa tiến vào... Một lát sau, l-va-nốp đứng dậy nói: "Đồng chí Lê-nin, giờ đã đến lượt tôi. Tuy đồng chí không muốn làm mất trật tự, nhưng tôi có quyền nhường chỗ và đổi chỗ cho đồng chí. Đó là quyền của tôi."
Mọi người đều cho là l-va-nốp nói rất đúng. Lê-nin không tiện từ chối, đồng chí cảm ơn l-va-nốp và ngồi vào ghế cắt tóc.
Theo HỒ LÃNG
Gợi ý:
Câu ghép là câu có từ hai cụm chủ - vị trở lên.
Trả lời:
Có 3 câu ghép trong đoạn trích
Câu 1:... anh công nhân I-va-nốp đang chờ tới lượt mình thì cửa phòng lại mở, một người nữa tiến vào...
Câu 2: Tuy đồng chí không muốn làm mất trật tự, nhưng tôi có quyền nhường chỗ và đổi chỗ cho đồng chí.
Câu 3: Lê-nin không tiện từ chối, đồng chí cảm ơn I-va-nốp và ngồi vào ghế cắt tóc.
2. Xác định các vế câu trong từng câu ghép.
Trả lời:
Câu 1: Trong hiệu cắt tóc, anh công nhân I-va-nốp đang chờ tới lượt mình / thì cửa phòng lại mở / một người nữa tiến vào.
Câu 2: Tuy đồng chí không muốn làm mất trật tự/ nhưng tôi có quyền nhường chỗ và đổi chỗ cho đồng chí.
Câu 3: Lênin không tiện từ chối / đồng chí cảm ơn I-va-nốp và ngồi vào ghế cắt tóc.
3. Cách nối các vế câu trong những câu ghép nói trên có gì khác nhau ?
Trả lời:
Câu 1: Vế 1 và 2 nối với nhau bằng quan hệ từ thì - vế 2 và 3 nối với nhau trực tiếp (giữa 2 vế có dấu phẩy).
Câu 2: Vế 1 và 2 nối với nhau bằng quan hệ từ tuy... nhưng.
Câu 3: Vế 1 và 2 nối trực tiếp (giữa 2 vế có dấu phẩy).
II - Luyện tập
1. Tìm câu ghép trong đoạn văn dưới đây. Xác định các vế câu và các cặp quan hệ từ trong câu.
Nếu trong công tác, các cô, các chú được nhân dân ủng hộ, làm cho dân tin, dân phục, dân yêu thì nhất định các cô, các chú thành công. Muốn được như vậy, phải trau dồi đạo đức cách mạng.
HỒ CHÍ MINH
Gợi ý:
- Câu ghép là câu có từ hai cụm chủ - vị trở lên.
- Xác định các thành phần chủ - vị trong câu rồi tìm quan hệ từ nối các vế câu.
Trả lời:
Câu 1 là câu ghép có 2 vế câu
Nếu trong công tác, các cô, các chú được nhân dân ủng hộ, làm cho dân tin, dân phục, dân yêu // thì nhất định các cô, các chú thành công.
Cặp quan hệ từ trong câu là: nếu... thì.
2. Trong hai câu ghép ở cuối đoạn văn dưới đây, tác giả đã lược bớt quan hệ từ. Hãy khôi phục lại những từ bị lược và giải thích vì sao tác giả lược các từ đó.
Thái hậu ngạc nhiên nói :
- Vũ Tán Đường hết lòng vì ông, sao không tiến cử ?
Tô Hiến Thành tâu :
- (...) Thái hậu hỏi người hầu hạ giỏi thì thần xin cử Vũ Tán Đường. Còn Thái hậu hỏi người tài ba giúp nước (...) thần xin cử Trần Trung Tá.
Theo QUỲNH CƯ - ĐỖ ĐỨC HÙNG
Trả lời:
(Nếu) Thái hậu hỏi người hầu hạ giỏi thì thần xin cử Vũ Tán Đường. Còn Thái hậu hỏi người tài ba giúp nước (thì) thần xin cử Trần Trung Tá.
-> Tác giả lượt bớt các từ trên để câu văn gọn, tránh lặp. Tuy lượt bớt nhưng người đọc vẫn hiểu được.
3. Tìm quan hệ từ thích hợp với mỗi chỗ trống :
a) Tấm chăm chỉ, hiền lành ... Cám thì lười biếng, độc ác.
b) Ông đã nhiều lần can gián ... vua không nghe.
c) Mình đến nhà bạn ... bạn đến nhà mình ?
Trả lời:
a) Tấm luôn chăm chỉ, hiền lành còn Cám thì lười biếng, độc ác.
b) Ông đã nhiều lần can gián nhưng vua không nghe
c) Mình đến nhà bạn hay bạn đến nhà mình?
Tập làm văn: Lập chương trình hoạt động trang 23
Câu hỏi:
1. Đọc câu chuyện "Một buổi sinh hoạt tập thể" (Trang 23-24 - Sách giáo khoa) và trả lời câu hỏi:
a) Các bạn trong lớp tổ chức buổi liên hoan văn nghệ nhằm mục đích gì ?
b) Để tổ chức buổi liên hoan, cần làm những việc gì ? Lớp trưởng đã phân công như thế nào ?
c) Hãy thuật lại diễn biến của buổi liên hoan.
Gợi ý:
a) Đọc kĩ đoạn văn thứ nhất và thứ hai.
b) Đọc kĩ đoạn văn thứ ba.
c) Đọc kĩ đoạn văn thứ tư.
Trả lời:
a) Các bạn trong lớp tổ chức buổi liên hoan văn nghệ nhằm mục đích chúc mừng các thầy cô giáo nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, bày tỏ lòng biết ơn với thầy, cô.
b) Để tổ chức buổi liên hoan cần chuẩn bị:
- Bánh kẹo, hoa quả, chén đĩa..
- Báo tường
- Chương trình văn nghệ Phân công:
- Bánh kẹo, hoa quả, chén đĩa: Tâm, Phượng và các bạn nữ.
- Trang trí lớp học: Trung, Nam, Sơn
- Các tiết mục (dẫn chương trình Thu Hương):
+ Kịch câm - Tuấn
+ Kéo đàn - Huyền Phương
c) Thuật lại diễn biến buổi liên hoan: Buổi liên hoan diễn ra rất vui vẻ. Mở đầu là chương trình văn nghệ. Thu Hương dẫn chương trình, Tuấn Béo biểu diễn kịch câm, Huyền Phượng kéo đàn... Cuối cùng thầy chủ nhiệm phát biểu khen báo tường của lớp hay, khen các tiết mục biểu diễn tự nhiên, buổi liên hoan tổ chức chu đáo.
2. Giả sử em là lớp trưởng trong câu chuyện trên, em hãy lập chương trình hoạt động của lớp để tổ chức buổi liên hoan văn nghệ chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11.
Gợi ý:
Dựa vào bài văn để xây dựng hoạt động dựa trên ba nội dung chính sau.
- Mục đích.
- Phân công chuẩn bị.
- Chương trình cụ thể.
Trả lời:
Chương trình liên hoan văn nghệ chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 (lớp 5A)
I. Mục đích
Chúc mừng và bày tỏ lòng biết ơn thầy, cô.
II. Phân công chuẩn bị
1. Bánh kẹo, hoa quả, chén đĩa, hoa,...: Tâm, Phượng...
2. Trang trí: Trung, Nam, Sơn
3. Báo: Thủy Minh và ban biên tập
Tiết mục văn nghệ:
- Dẫn chương trình: Thu Hương
- Kịch câm: Tuấn
- Kéo đàn: Huyền Phương
- Múa: tổ 2
- Tam ca nữ: Mai, Huệ, Linh
- Hoạt cảnh kịch: Lòng dân (tổ 4)
5. Dọn lớp sau buổi lễ: cả lớp.
III. Chương trình cụ thể
1. Phát biểu chúc mừng và tặng hoa thầy cô: Thủy Minh
2. Giới thiệu báo tường: Dũng
3. Liên hoan văn nghệ - Ăn bánh ngọt, uống nước.
- Giới thiệu chương trình Văn Nghệ chào mừng thầy cô: Thu Hương
- Biểu diễn:
+ Kịch câm
+ Kéo đàn vi-ô-lông
+ Múa
+ Tam ca nữ
+ Hoạt cảnh kịch
Kết thúc: Thầy chủ nhiệm phát biểu.